logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 4) – Hỗ trợ và kháng cự trong trading (P1)

-23/02/2022

Nếu như xu hướng cho chúng ta biết nên đi theo phe mua (Long) hay phe bán (Short), hỗ trợ và kháng cự (support & resistance) sẽ giúp chúng ta tìm các vùng giá quan trọng để tham gia/thoát khỏi thị trường.

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 4) – Hỗ trợ và kháng cự trong  trading (P1)Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 4) – Hỗ trợ và kháng cự trong trading (P1)

Xem thêm về Price Action:

1. Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ (support): là vùng giá mà thị trường kỳ vọng khi giá chạm vào sẽ bật tăng. Tại hỗ trợ, lực mua có xu hướng lớn hơn lực bán.

Kháng cự (resistance): là vùng giá mà thị trường kỳ vọng khi giá chạm vào sẽ giảm xuống. Tại kháng cự, lực bán có xu hướng lớn hơn lực mua.

Ví dụ về hỗ trợ/kháng cự trên chart MATIC/USDT (khung thời gian 15m)

2. Các loại hỗ trợ và kháng cự

Trong trading, có 2 loại hỗ trợ/kháng cự: Hỗ trợ/kháng cự động và hỗ trợ/kháng cự cứng.

2.1. Hỗ trợ/kháng cự động

Là các hỗ trợ/kháng cự không “đứng yên” mà dịch chuyển liên tục. Ví dụ: Các đường trung bình động (MA), Bollinger Bands

Ví dụ: Các đường trung bình động ngoài việc thể hiện xu hướng còn đóng vai trò là các hỗ trợ/kháng cự (mình sẽ nói kĩ hơn trong bài về các đường trung bình động). Chart MATIC/USDT khung 15 phút, nếu ta kết hợp với EMA (20) sẽ tìm được những vùng giá hỗ trợ/kháng cự tốt.

Vì đặc điểm của các chỉ báo như EMA là biến động theo giá, do đó các vùng hỗ trợ/kháng cự được tạo ra bởi các chỉ báo như thế này sẽ không “cố định” mà “di động”. Vì vậy, khi nói về hỗ trợ/kháng cự như thế này, ta gọi gọi là hỗ trợ/kháng cự động.

2.2. Hỗ trợ/kháng cự cứng

Là các vùng hỗ trợ/kháng cự không bị biến động mà cố định tại các vùng giá.

Ví dụ điển hình nhất là các vùng giá nằm ngang (như hình đầu bài), trendline, các điểm All-time-high, All-time-Low…

Ví dụ về trendline đóng vai trò là hỗ trợ

Vậy, chúng ta nên sử dụng 2 loại hỗ trợ/kháng cự này như thế nào? Mình sẽ chỉ ra một số ưu/nhược điểm của từng loại dưới đây:

  • Hỗ trợ/kháng cự động: độ mạnh và độ chính xác sẽ thấp hơn, bù lại, trong một con sóng lớn (ít điều chỉnh) sẽ cho nhiều entry tốt hơn.
  • Hỗ trợ/kháng cự cứng: độ mạnh và độ chính xác cao hơn, bù lại cần kiên trì và không phải lúc nào cũng có điểm vào tốt.

Đối với mình, mình thường sử dụng hỗ trợ và kháng cự cứng hơn. Tuy vậy, tốt nhất các bạn có thể thử kết hợp: tìm các vùng giá mà 2 loại hỗ trợ/kháng cự hợp lưu với nhau để tạo ra lệnh trade đẹp hơn và winrate cao hơn.

Ví dụ: lệnh short BTC/USDT.

Phân tích: Xu hướng chính (1D, 4H) đều là downtrend. Khung 1H giá sideway sau đó thủng hỗ trợ, đồng thời nằm dưới EMA 20 (hợp lưu 02 kháng cự) => short.

3. Các đặc điểm của hỗ trợ và kháng cự

Để hiểu bản chất và sử dụng có hiệu quả hỗ trợ, kháng cự, sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của chúng. 

Lưu ý:  các đặc điểm này cũng hoạt động tương tự với các loại hỗ trợ/kháng cự động.

3.1. Hỗ trợ và kháng cự có thể được tôn trọng nhưng cũng có thể bị phá vỡ

Đây là đặc điểm đầu tiên mà bạn phải nhớ. Hãy lưu ý: hỗ trợ/kháng cự chỉ là các vùng giá quan trọng. Không phải giá cứ về hỗ trợ thì chúng ta mua lên, ngược lại không phải giá chạm kháng cự thì cứ bán xuống.

Chúng ta cần quan sát và xem phản ứng giá tại đó. Nêu giá tôn trọng, thuận xu hướng, chúng ta mới vào lệnh. Hỗ trợ/kháng cự vẫn có thể bị phá vỡ.

Tại các điểm 1 và 2, vùng giá màu xanh đóng vai trò là kháng cự, tuy vậy nếu bạn short khi giá chạm (vùng 3), thì lệnh short sẽ dính stoploss do giá phá vỡ luôn kháng cự và đi lên.

3.2. Hỗ trợ bị phá vỡ trở thành kháng cự và ngược lại

Về bản chất, hỗ trợ, kháng cự là những vùng giá quan trọng, vì vậy, khi chúng bị phá vỡ sẽ “thay đổi vai trò” cho nhau.

Có thể hiểu điều này như sau: tại hỗ trợ, nhiều người đợi mua với kỳ vọng giá đi lên. Khi giá phá vỡ hỗ trợ, những người mua tại đó sẽ “đu đỉnh”. Vì vậy, khi giá trở về lại vùng này, những người đã “lỡ mua” sẽ phải bán ra để cắt lỗ ít hoặc hòa vốn => lực bán => vùng này thành kháng cự.

Ngược lại, tại kháng cự, nhiều người đợi bán với kỳ vọng giá đi xuống. Khi giá phá vỡ kháng cự đi lên, những người đã bán ở vùng này sẽ bị stoploss hoặc lỗ => Khi giá quay trở lại, những người này có xu hướng cắt lỗ => tạo lực mua => vùng giá thành hỗ trợ.

3.3. Hỗ trợ/kháng cự càng phản ứng nhiều lần càng có giá trị

Đây cũng là một đặc điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý. Một hỗ trợ/kháng cự mà càng được giá phản ứng nhiều lần => vùng giá đó càng quan trọng và dễ phản ứng tốt với thị trường hơn.

Với ví dụ này, có thể thấy vùng màu xanh trước đây đã phản ứng rất nhiều lần, khi giá phá vỡ, vùng này ngay lập tức trở thành hỗ trợ và có thể long theo xu hướng.

3.4. Hỗ trợ/kháng cự khung thời gian lớn sẽ có giá trị hơn

Lí do của đặc điểm này rất đơn giản: Khung thời gian lớn luôn có giá trị hơn, ví dụ xu hướng tăng trong khung W là xu hướng chủ đạo, còn xu hướng giảm 4H chỉ là điều chỉnh. Tương tự như vậy, hỗ trợ/kháng cự trên các khung thời gian lớn có giá trị hơn khung thời gian nhỏ.

Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã hiểu được bản chất, các đặc điểm quan trọng của hỗ trợ và kháng cự. Trong phần 2, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách vào lệnh với hỗ trợ, kháng cự kết hợp với những ví dụ thực hành.

Poseidon

Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon:

-23/02/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68