logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Hiểu về Saffron Finance và Phân cấp rủi ro trong DeFi

-04/07/2021
Hiểu về Saffron Finance và Phân cấp rủi ro trong DeFi

Saffron Finance là gì?

Saffron Finance là một giao thức trao đổi rủi ro ngang hàng (a peer to peer risk exchange protocol). Saffron Finance cho phép người dùng (là những người tham gia cung cấp thanh khoản) tùy chọn rủi ro và lợi nhuận họ nhận được từ việc cung cấp thanh khoản thông qua các SFI Pool Tranches.

Các bạn có thể tìm hiểu những thông tin tổng quát về Saffron Finance trong bài viết này.

Các bộ phận chính của Saffron Finance gồm:

  • Liquidity Pools: là pool thanh khoản, nơi users có thể deposit tài sản vào để tham gia giao thức.
  • Adapters: kết nối giữa tài sản trong pool tới các nền tảng kiếm lợi nhuận. 
  • Strategy: là chiến lược tự động của giao thức, kết nối tất cả các Pools và Adapters với nhau và lựa chọn Adapters tốt nhất cho từng pool. Đây cũng là chiến lược tự động tạo và phân phối SFI sau khi kết thúc epoch.
  • Epoch: có thời gian chính xác bằng 14 ngày, là 1 chu kỳ mà thanh khoản được khóa lại và triển khai vào các nền tảng kiếm lợi nhuận.
  • Tranches: phân cấp rủi ro trong Saffron.

Các bước để một người dùng có thể tham gia vào giao thức như sau:

  1. Users (Liquidity Providers) nạp DAI hoặc một loại tài sản nào đó được Pool chấp nhận.
  2. LPs chọn tranche mình muốn.
  3. LPs nhận lại 2 loại Saffron LP Token đại diện cho vốn gốc và lợi nhuận trong tương lai (dsec).
  4. Khi epoch kết thúc, LPs nhận lại tiền gốc và phần thưởng SFI (được tính dựa trên dsec).

Vậy, điểm nhấn làm cho Saffron Finance trở nên khác biệt là gì? Cùng mình tìm hiểu sâu hơn về tranches và phân cấp rủi ro nhé!

Tranches và phân cấp rủi ro

Tranche là một thuật ngữ thường được sử dụng trong các nghĩa vụ nợ được thế chấp (CDO), chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS), chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Nếu bạn nào đã từng xem bộ phim The Big Short chắc chắn sẽ có ấn tượng sâu sắc với khái niệm này. Nếu bạn chưa biết, hãy dành chút thời gian để xem phần giải thích ngay dưới đây.

Đầu tiên, chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) là chứng khoán được phát hành dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi đó chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS) là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở bảo đảm bằng dòng tiền, cụ thể là dòng tiền phát hành chứng khoán có quyền hưởng trong tương lai (ví dụ như tiền trả góp của người vay nợ khi vay mua ô tô…). Và cuối cùng, CDO được tạo ra, bằng cách tổng hợp các thể loại nghĩa vụ nợ (nợ mua nhà, nợ mua xe, nợ học phí…) thành một loại chứng khoán. 

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc mấy loại chứng khoán này bán cho ai và có lợi ích gì? Sẽ có 3 bên tham gia và quá trình này: bên bán, tổ chức phát hành và nhà đầu tư.

Bên bán chính là những công ty tạo ra khoản nợ để bán cho tổ chức phát hành. Họ sẽ là các đơn vị tín dụng (ngân hàng, các công ty dịch vụ tài chính như FE Credit…). Họ dùng tiền cho khách hàng vay, sau đó bán lại khoản vay đó cho tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành sẽ gom nhiều khoản vay lại, gộp chúng thành các loại chứng khoán và bán cho nhà đầu tư. Người bán sẽ tiếp tục thu tiền lãi và gốc của người vay, sau đó chuyển lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tranche lúc này dùng để xếp loại rủi ro. Ví dụ: AAA là mức độ ít rủi ro, chứng khoán AAA là tập hợp của các khoản vay có tỉ lệ tài sản thế chấp lớn (như bất động sản) và hồ sơ người vay tốt (tài chính tốt, không có nợ xấu…), AA sẽ ít an toàn hơn 1 chút.. Cứ như vậy đến BBB, BB….

Cơ chế hình thành và hoạt động của CDO

Với các loại chứng khoán tranche cao như AAA, người mua sẽ nhận lãi suất thấp nhất, tranche dưới nhận lãi suất cao hơn, bù lại khi có rủi ro xảy ra (vỡ nợ), thì các tranche dưới sẽ phải hấp thụ hết các khoản lỗ cho đến hết giá trị của chúng trước, sau đó mới đến các tranche tầng cao hơn.

Với cơ chế trên, các bên đều sẽ có lợi: bên cho vay có thêm tiền (từ việc bán các khoản vay) để tái cho vay, tổ chức phát hành nhận được phí mối giới, nhà đầu tư nhận được lợi nhuận. Tuy nhiên, rủi ro của loại hình chứng khoán này chính là sự vỡ nợ hệ thống, tạo nên hiệu ứng dây chuyền kéo sập tất cả. Đây cũng là một trong những điều đã xảy ra, dẫn đến cuộc Khủng hoảng tài chính 2008.

Cơ chế hoạt động của Saffron Finance

Đến đây bạn có thể nhận thấy sự tương đồng rồi: người bán tương đồng với các nền tảng lending/borrowing, tổ chức phát hành tương đồng với Saffron Finance (trung gian), và nhà đầu tư chính là các Liquidity Providers.

Giao thức Saffron Finance hiện đang cung cấp 3 tranches cho Liquidity Providers, gồm: 

AA Tranche: là tranches thu được lãi ít nhưng được bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Số tiền bảo hiểm này sẽ được tính bằng tiền gốc và lãi của A Tranche.

A Tranche: lãi suất nhận được nhiều hơn so với A Tranche, nhưng nếu có rủi ro xảy ra, những LPs tham gia A Tranche sẽ mất tiền gốc và lãi suất của họ.

Đây chính là sự khác biệt giữa Saffron với các Yield farming khác, họ cho phép người dùng quản lý rủi ro đối với khoản đầu tư của mình thông qua tranches.

Saffron V2 – Những cập nhật và kết quả

Các cập nhật mới

Saffron V2 là một trong những cập nhật quan trọng của Saffron, đã thông báo vào khoảng tháng 02/2021 và đang triển khai (beta) với những cập nhật như:

– Thêm 4 pools mới.

– Triển khai trên Binance Smart Chain và Ethereum, cụ thể là trên nền tảng Venus và Alpha Homora.

– Nâng cấp V1 pool.

– Ra mắt 4 tính năng mới:

  • Staking vĩnh viễn (đại loại là sau khi staking hết 1 epoch, thay vì người dùng phải staking lại nếu muốn tham gia tiếp A Tranche thì hệ thống sẽ tự động làm điều này, giúp giảm bớt các thao tác và chi phí gas;
  • Unlocked Pools (người dùng có thể tham gia/rời pool bất kỳ khi nào);
  • Liquidity targeting (đưa ra công thức tính APY để chốt phần thưởng cung cấp thanh khoản);
  • Tranched Exchange Rates (thay đổi tỉ giá hối đoái của V2 SAFF-LP, nếu người dùng càng cung cấp thanh khoản lâu thì tỉ giá hối đoái càng tăng).

Kết quả

Hiện tại, sau khi triển khai V2, Saffron vẫn còn gặp khá nhiều lỗi về giao diện UI/UX. Tại thời điểm viết bài, mình không kết nối ví tới giao thức được, không check được Total Locked Value trên giao thức và trong các pools. 

Tuy nhiên, theo thông tin mình thu thập được, số tiền mà users deposit vào giao thức chủ yếu nằm ở các Pool S Tranche. Các pool A Tranche dù có mức sinh lời cao hơn nhưng vẫn không được nhiều người lựa chọn. Nguyên nhân chính có lẽ do Saffron vẫn chưa hoàn thành Audit Smart-contract.

Xét trên yếu tố dài hạn, việc Saffron dần bổ sung thêm nhiều sản phẩm cho users lựa chọn chính là yếu tố tích cực, nhằm kéo nhiều hơn thanh khoản cho dự án. Trong tương lai, khi UI/UX được khắc phục, sản phẩm audit xong toàn bộ, có thể TVL trong dự án sẽ có sự tăng trưởng đột phá.

>>Xem thêm: DeFi là gì?

Công dụng của token SFI

Hiện tại, SFI (native token của Saffron Finance) có 2 tính năng chính là Rewards (thưởng cho các LPs) và Staking (stake SFT khi tham gia vào A Tranche).

Trong tương lai, SFI sẽ còn có tính năng dùng làm fees cho giao thức (khi bắt đầu thu phí). Hiện tại, số SFI được mang đi staking khoảng gần 10% tổng cung (các bạn có thể check tại đây). Nguyên nhân chính là do số lượng người tham gia A Tranche còn ít. Staking chính là buy-demand chính của SFI, do đó, dự án cần làm tốt hơn nữa để khuyến khích users tham gia A Tranche.

Hiện tại, hoạt động marketing của dự án tương đối hạn chế, dừng lại ở Twitter và Youtube là chủ yếu (số lượng views không nhiều). Mình hy vọng trong tương lai sau khi cải thiện những mặt cốt lõi về sản phẩm, cơ chế hoạt động…, Saffron sẽ có chiến lược đẩy mạnh hơn việc marketing của mình.

Sự cạnh tranh với các nền tảng khác

Ngoài Saffron, có rất nhiều nền tảng cũng đang tìm cách giải quyết vấn đề rủi ro trong DeFi theo nhiều cách khác nhau.

BarnBridge

Cơ chế Tranche của BarnBridge

Đây là một giao thức được tạo ra nhằm giải quyết các rủi ro DeFi như biến động lợi nhuận hoặc biến động giá tài sản. Ứng dụng Smart Yield của giao thức này sẽ tập hợp tài sản thế chấp của người dùng và gửi nó vào các giao thức lending hoặc các giao thức yield farming.

Lợi nhuận sau đó sẽ được đóng gói thành nhiều tranches khác nhau và được tokenized. Các phân chia lợi nhuận và rủi ro của các tranches cũng là lợi nhuận cao – rủi ro cao, lợi nhuận thấp, rủi ro thấp. Hiện tại, BarnBridge đang được hỗ trợ kiếm lợi nhuận trên Compound, AAVE, CREAM…

Pendle

Cơ chế hoạt động của Pendle

Pendle cho phép giao dịch (trading) và bảo hiểm rủi ro (hedging) trên các AMM. Giao thức Pendle không hoạt động theo dạng phân cấp rủi ro mà thay vào đó hoạt động dưới dạng hoán đổi lãi suất. 

Người dùng sẽ gửi mã thông báo dưới dạng tài sản tổng hợp như aUSDT hoặc cUSDT vào Pendle để mint ra Ownership Token (OT) và Yield Token (YT). OT (mã thông báo quyền sở hữu) sẽ đại diện cho quyền sở hữu tài sản đã deposit và YT (mã thông báo lợi nhuận) sẽ đại diện cho quyền đối với lợi nhuận trong tương lai. Lúc này, người dùng có thể lựa chọn nhiều cách sử dụng YT Token, như:

  • Bán YT Token trên Pendle’s AMM để nhận trước tiền mặt.
  • Gửi YT Token vào Pendle’s AMM để cung cấp thanh khoản, nhận lại fees và rewards.

Tạm kết

Dự án Saffron Finance là một dự án có ý tưởng tốt trong một ngách mà mình nhận thấy có sự cần thiết cao. Dự án cũng đã gọi vốn được từ nhiều quỹ đầu tư nổi tiếng như Dragonfly Capital (lead), Multicoin Capital, Coinbase Ventures, DeFi Holdings… Với hệ sinh thái của các quỹ này, Saffron Finance có nhiều hơn cơ hội mở rộng giao thức của mình khi kết hợp với các dự án khác cũng được các quỹ này đầu tư.

Hiện tại, Market Cap của dự án tại thời điểm viết bài khoảng 27M, trong khi đó Circulating/Max Supply Token là khoảng 80%. Tokenomics của dự án cũng hoàn toàn không có vòng private/public sale nào. Do đó, thời điểm này áp lực xả hoàn toàn rất ít, là một điều kiện tốt cho SFI tăng giá trong dài hạn.

Các bạn nghĩ sao về Saffron và phân cấp rủi ro? Đừng quên để lại comment để cùng thảo luận với Coin68 nhé!

Poseidon

Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon:

-04/07/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68