logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lớp giao dịch 101: Đường MA là gì? Đường SMA là gì? Cách sử dụng đường MA trong giao dịch

-02/07/2021

Đường MA được xem là chỉ báo kỹ thuật “quốc dân” của rất nhiều trader hiện nay. Dù là một newbie hay chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thì đường MA đều đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định vào lệnh của họ.

Vậy đường MA là gì? Có những loại đường MA nào? Sử dụng đường MA như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong Lớp học giao dịch 101 lần này. Hãy cùng chuẩn bị để vào lớp thôi nào! 

Lớp giao dịch 101: Đường MA là gì? Đường SMA là gì? Cách sử dụng đường MA  trong giao dịchLớp giao dịch 101: Đường MA là gì? Đường SMA là gì? Cách sử dụng đường MA trong giao dịch

Đường MA là gì?

Đường MA (Moving Average) còn được gọi là đường trung bình động, được xác định bằng cách tính trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ báo rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật mà các anh em trader thường sử dụng. Đường MA được chia thành 3 loại, gồm:

Đường SMA (Simple Moving Average)

Đây là đường trung bình động đơn giản, được tính bằng trung bình cộng của các mức giá đóng cửa (close price) trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.

Đường EMA (Exponential Moving Average)

Đây là đường trung bình lũy thừa, được tính bằng công thức hàm mũ. ĐƯờng EMA thường chú trọng vào các biến động giá gần nhất. Cũng vì thế mà chỉ báo này khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, có thể nhận biết các tín hiệu bất thường nhanh hơn đường SMA. 

Đường WMA (Weighted Moving Average)

Đây là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính, chú trọng vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Điều này có nghĩa là đường WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn cũng như quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền. 

Trong 3 đường trung bình giá kể trên thì đường SMA là lựa chọn phổ biến của nhiều trader hiện nay. Do đó, trong bài viết này, Coin68 sẽ tiếp tục giới thiệu sâu hơn về chỉ báo này nhé!

Phân loại đường SMA và công thức tính của đường SMA

Đường trung bình SMA được phân thành 3 loại phổ biến, gồm:

  • Đường SMA ngắn hạn: SMA(7), SMA(14) hay SMA(20)
  • Đường SMA trung hạn: SMA(50)
  • Đường SMA dài hạn: SMA(100); SMA(200)

Trong đó, SMA(7) có nghĩa là đường trung bình giá của 7 ngày, được xác định dựa trên giá đóng cửa (close price) của 7 ngày trước đó. Đường SMA được tính toán dựa trên công thức sau:

SMA(N) = (P1 + P2 + P3 +..+ Pn)/N

Trong đó: 

  • P1: giá đóng cửa vào ngày thứ 1
  • P2: giá đóng cửa vào ngày thứ 2
  • P3: giá đóng cửa vào ngày thứ 3
  • Pn: giá đóng cửa vào ngày thứ n
  • N: Số ngày được lựa chọn để xác định đường SMA

Ví dụ về đường trung bình động 50 nến (MA 50)

Ưu và nhược điểm của đường SMA

Ưu điểm

Đường SMA là một chỉ báo chậm nên nó loại bỏ được các biến động nhiễu trong ngắn hạn. Về dài hạn, đường SMA cũng là một chỉ báo kỹ thuật rất đáng tin cậy. 

Đường SMA có một đặc tính mang tính thực tiễn rất đáng chú ý. Đó là nó phản ánh khá sát với tâm lý của nhà đầu tư tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nhược điểm

Nếu bạn là một trader thường giao dịch trong các khung thời gian ngắn như M30, M15, M10 hay M5 thì đường SMA sẽ không là một lựa chọn hiệu quả. Bởi độ nhạy trước những biến động trong ngắn hạn của đường trung bình giá này tương đối thấp.

Cách sử dụng đường MA hiệu quả

Dùng làm hỗ trợ/kháng cự

Đường MA có thể được dùng như một dạng hỗ trợ (support) hoặc kháng cự (resistance). Tương tự với hầu hết chỉ báo khác, khung thời gian bạn sử dụng càng dài thì hỗ trợ/kháng cự càng mạnh.

Đường SMA(50) trong hình được sử dụng như một kháng cự/hỗ trợ

Hai đường MA cắt nhau

Xác định xu hướng thị trường với 2 đường SMA cắt nhau là một cách giao dịch phổ biến hiện nay. Để áp dụng cách này thì một đường SMA ngắn hạn và một đường SMA trung/dài hạn.

Ý nghĩa khi 2 đường SMA này cắt nhau như sau:

  • SMA ngắn hạn cắt lên trên SMA dài hạn: Tín hiệu giao dịch tăng -> bạn có thể vào lệnh long
  • SMA ngắn hạn cắt xuống dưới SMA dài hạn: Tín hiệu giao dịch giảm -> bạn có thể vào lệnh short

Đường SMA(9) và SMA(50) được dùng chung để xác định xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường

Độ dốc của đường MA

Độ dốc của đường trung bình động, đặc biệt trong một khung thời gian dài có thể giúp bạn xác định xu hướng thị trường một cách rõ ràng. 

  • Nếu đường MA dốc lên, nó cho thấy rằng thị trường đang trong xu hướng uptrend.
  • Nếu đường MA đi ngang và bắt đầu dốc xuống, có khả năng thị trường sắp bước vào một giai đoạn downtrend.

Độ dốc của đường MA thể hiện rõ hơn về xu hướng của thị trường đang là downtrend hay uptrend

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đường trung bình động MA là một chỉ báo chậm. Độ dốc của đường MA cũng chỉ hỗ trợ xác định xu hướng một cách rõ ràng hơn. Vì thế nên một đường MA duy nhất sẽ không thể xác định được tín hiệu đảo chiều của thị trường. 

Tổng kết 

Đường MA thường sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khu được dùng trong các giao dịch trung và dài hạn. Do đó, nếu là một trader thường giao dịch trên khung ngắn thì bạn nên kết hợp thêm một số chỉ báo kỹ thuật khác. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn, hoặc ít nhất là đảm bảo tài khoản sẽ không bị “cháy khét”.

Hy vọng giáo án ngày hôm nay đã giúp các bạn hiểu rõ hơn đường MA là gì cũng như bỏ túi một số cách giao dịch với đường MA. Đừng quên theo dõi Lớp giao dịch 101 của Coin68 để tìm hiểu thêm nhiều bài giảng thú vị và bổ ích khác nhé!

Ducky

-02/07/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68