Nối tiếp bài Lớp giao dịch 101: Fibonacci Retracement là gì? đã hướng dẫn ở bài trước. Hôm nay chúng ta tiếp đến với Bollinger Bands là gì và 5 chiến lược giao dịch với nó nhé.
Lớp giao dịch 101: 5 chiến lược cơ bản giúp bạn giao dịch cùng với Bollinger Bands
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands là một trong những chỉ báo chiến lược nổi tiếng nhất trong thị trường giao dịch. Dựa trên thuật toán xác suất thống kê với độ lệch chuẩn cơ bản nó cấu thành như một đường ống bao bọc đường giá khiến nó khá dễ dàng trong việc sử dụng, cũng như không gây nhiễu đến các công cụ khác.
5 chiến lược cơ bản cùng Bollinger Bands để bạn có thể dễ dàng “take profit”
Dưới đây là 5 chiến lược cơ bản giúp bạn giao dịch cùng với Bollinger Bands.
Chiến lược #1: Bollinger Bands “Co”
Thị trường luôn có những chu kì biến động. Khi sự biến động giảm dần đến một ngưỡng giới hạn sẽ là động lực thúc đẩy bắt đầu một sóng, một chu kì mới với biên độ dao động rộng hơn.
Khi Bollinger Bands co lại để chuẩn bị vùng mình
Do đó, tìm ra những giai đoạn biến động thấp sẽ giúp bạn xác định vị thế tốt để đón sóng mới dễ dàng hơn. Bollinger Bands (BB) sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin này bởi yếu tố độ rộng của nó.
Độ rộng của BB tỉ lệ nghịch với với khả năng biến động giá sắp tới. BB càng thu hẹp nghĩa là càng có khả năng sóng xuất hiện trong tương lai càng lớn, lúc này, bạn khoan hãy vào lệnh và chờ đợi tín hiệu của sóng mới nhé
Chiến lược #2: Bollinger Bands + MACD
Ở đây, BB được xem như một yếu tố kích thích giao dịch, nó sẽ hoạt động như một công cụ xác nhận tín hiệu giao dịch.
Bollinger Bands kết hợp cùng MACD
Trong một thị trường biến động, cần có tín hiệu Price Action (hành vi giá) để xác nhận giao dịch. Trong một thị trường lắng động, cần có một động thái biến động hẹp hơn xác định xu hướng
Chiến lược #3: Bollinger bands cùng mô hình 2 đáy/đỉnh.
Đây là chiến lược mà tác giả yêu thích nhất bởi vì nó áp dụng BB để “soi” rõ hơn những mô hình giá. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ áp dụng vào mô hình 2 đáy/đỉnh (tương ứng W đáy và M đỉnh).
Mô hình W cùng Bollinger Bands
Chiến lược #4: Mô hình giá Gimmee bar
Mô hình giá Gimmee bar là mô hình đảo chiều khi giá chạm vào biên trên hoặc biên dưới của BB trong giai đoạn sideway của thị trường (BB đi ngang).
Chúng ta có thể áp dụng tính chất này của BB để kiếm được lợi nhuận khi thị trường sideway. Cụ thể:
Áp dụng nến Gimmee vào giao dịch
Chiến lược #5: Breakout Bollinger Bands với khối lượng giao dịch tăng
Chúng ta sẽ vào lệnh khi mà nến vượt qua đường biên BB và:
- Đóng nến bên trên biên trên BB : Long
- Đóng nến bên dưới biên dưới BB : Short
Một yếu tố không kém phần quan trọng, đó chính là volume. Chúng ta chỉ vào lệnh như trên chỉ khi volume của khung thời gian đó gấp 1,2 lần volume trước đó. Đặc biệt với thị trường crypto, hãy cân nhắc với tỉ số từ 1,5 – 2 tùy theo coin bạn nhé.
WoodyDZ