Đây là lần đầu tiên mà Singapore, quốc gia mà Terraform Labs và Three Arrows Capital đặt trụ sở, lên tiếng sau những lùm xùm xoay quanh cả hai.
Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS), ngân hàng trung ương kiêm nhà quản lý tài chính của đảo quốc sư tử, tuyên bố sẽ không bỏ qua những hành vi xấu trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Trả lời phỏng vấn báo Financial Times vào ngày 23/06, Giám đốc Fintech của MAS là ông Sopnendu Mohanty nói:
“Chúng tôi sẽ không tha thứ cho những hành vi xấu trên thị trường. Nếu có tổ chức mắc sai lầm, chúng tôi sẽ trừng phạt họ một cách nghiêm khắc và không do dự.”
Bình luận của ông Mohanty là phát biểu chính thức đầu tiên của giới chức Singapore kể từ khi hai tổ chức tên tuổi trong ngành crypto là Terraform Labs và Three Arrows Capital, đều có thời gian đặt trụ sở tại Singapore, gặp “sự cố và vấn đề” lần lượt trong các tháng 5 và 6.
Singapore regulator vows to be ‘unrelentingly hard’ on crypto https://t.co/8QMPckc75c
— Financial Times (@FinancialTimes) June 23, 2022
Như đã được Coin68 đưa tin, Terraform Labs là công ty đứng sau hai đồng tiền mã hóa LUNA và UST mà đã sụp đổ chỉ trong 1 tuần tháng 5, cuốn phăng 60 tỷ USD tổng vốn hóa. Kể từ đó đến nay, đã có nhiều vụ kiện tụng và hành động pháp lý chống lại Terraform Labs và CEO Do Kwon tại Mỹ và Hàn Quốc, trong khi dự án thì “phủi tay” và tái triển khai dưới hình hài Terra 2.0.
Trong khi đó, Three Arrows Capital là một trong những quỹ đầu tư tên tuổi bỏ tiền vào hệ sinh thái Terra và được cho là đã thiệt hại nặng sau cú sập, dẫn đến việc mất khả năng thanh toán nợ và đang bị nhiều đơn vị khác truy thu tiền gay gắt. Theo một số cáo buộc, những người đứng đầu của quỹ đã nhận đầu tư từ nhiều tổ chức khác cũng như quản lý quỹ cho các dự án crypto, và đã sử dụng số tiền này để thực hiện giao dịch nhằm “gỡ lỗ” sau cú sập của LUNA-UST. Song, khi thị trường crypto tiếp tục đi xuống trong tháng 6, số tiền đầu tư của Three Arrows Capital cũng “bốc hơi” và họ liên tục giữ im lặng khi được nhà đầu tư truy thu tiền.
Three Arrows Capital vào tháng 04/2022 tuyên bố đã dời trụ sở từ Singapore sang Dubai vì những “áp lực pháp lý”.
Cuộc khủng hoảng của Three Arrows Capital được cho là đã liên đới sang cả Babel Finance, Finblox, Hoo và DeFiance Capital, trong đó có ứng dụng đầu tư Voyager Digital tuyên bố quỹ đang nợ họ đến hơn 622 triệu USD và yêu cầu phải trả tiền trước ngày 27/06. BlockFi và Voyager đang phải thực hiện các khoản vay “khủng” từ những công ty có liên hệ đến tỷ phủ Sam Bankman-Fried của sàn FTX.
Quay trở lại với cuộc phỏng vấn, ông Mohanty bình luận sự thoái trào hiện tại của thị trường tiền mã hóa là hệ quả của việc thế giới “thả lỏng” khía cạnh tiền tệ tư nhân.
Vị Giám đốc Fintech cũng tuyên bố MAS sẽ không dễ gì cấp giấy phép hoạt động cho các công ty crypto, mà thay vào đó quá trình này sẽ “vô cùng chậm chạp” và “xét duyệt khắt khe”.
Tính đến nay, MAS mới chỉ cấp phép cho 14 công ty hoạt động trong lĩnh vực tiền mã hóa, gồm:
- FOMO Pay: ứng dụng thanh toán crypto
- Independent Reserve: sàn giao dịch crypto của Úc
- DBS Vickers: công ty môi giới chứng khoán của tập đoàn ngân hàng DBS
- TripleA: sàn giao dịch crypto
- Coinhako: sàn giao dịch crypto
- Hodlnaut: ứng dụng lending crypto
- Digital Treasures Center: công ty thanh toán crypto
- Paxos: công ty phát hành stablecoin
- Sygnum: ngân hàng tài sản kỹ thuật số
- Revolut: ứng dụng giao dịch crypto
- Luno: ứng dụng giao dịch/đầu tư crypto
- Crypto.com: sàn giao dịch tiền mã hóa
- Genesis: công ty lending và lưu ký crypto
- Sparrow: ứng dụng giao dịch crypto
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: