logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Bitcoin NFT và tranh cãi về vai trò sử dụng của mạng lưới Bitcoin

-31/01/2023

Dẫu là blockchain ra đời đầu tiên trên thế giới, mang đến những phát kiến đột phá, Bitcoin ngày nay đã “chậm chân” hơn trong mảng DeFi và NFT khi so với những blockchain ra đời sau này như Ethereum, Solana, Near, Avalanche,…

Cộng đồng đang xem Bitcoin là vàng kỹ thuật số, là tài sản tích lũy và đầu tư nhiều hơn là một blockchain nền tảng được dùng cho các giao dịch vi mô. Nhưng có khi nào bạn tự hỏi:

Tại sao Bitcoin không có một “hệ sinh thái” như các mạng lưới khác? Không ai có ý định xây dựng dự án DeFi hay GameFi hay ra mắt bộ sưu tập NFT trên blockchain Bitcoin à?

NFT trên blockchain Bitcoin

Với ý tưởng này, một dự án NFT trên Bitcoin là Ordinals đã ra đời vào tháng 1/2023.

Giao diện của website dự án Ordinals

Giao thức Ordinals sử dụng các “inscription” – chữ khắc dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh để thêm vào satoshi (sats), đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Như vậy, các “inscription” này trở thành “tạo phẩm kỹ thuật số” duy nhất, hay cũng có thể gọi là NFT. Và vì tồn tại ở trong sats, nên NFT có thể được hold hoặc giao dịch trên mạng lưới y như các satoshi.

Cần nhấn mạnh công nghệ đã tạo điều kiện cho dự án như Ordinals xuất hiện là nâng cấp SegWit 2017 và nâng cấp Taproot 2021.

SegWit giúp mở rộng quy mô Bitcoin khi phát triển thêm một trường dữ liệu mới trong từng block để chứa “dữ liệu chứng nhận” – gồm chữ ký và public key cho các giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn trong kỹ thuật này đã làm giới hạn kích thước block của Bitcoin khi đó.

Taproot ra đời giải quyết những lỗ hổng của SegWit, xóa bỏ giới hạn kích thước block và mở đường cho các block dữ liệu NFT lớn có thể lưu trữ on-chain.

Chính nhờ những nâng cấp kỹ thuật này mà blockchain Bitcoin có thể dùng để xây dựng các Dapp hay NFT tương tự như những blockchain khác. Hơn nữa, giao dịch NFT trên Bitcoin có chi phí thấp hơn đến 10 lần so với trên Ethererum.

Ordinals đã nhanh chóng bùng nổ trong cộng đồng tiền mã hóa khi nhiều người tham gia sử dụng thử và đưa NFT lên mạng Bitcoin, khiến block space của BTC đang bị chèn rất nhiều giao dịch mã hóa NFT.

Tuy vậy, vấn đề không nằm ở mặt kỹ thuật mà là ở mục đích sử dụng thật sự của Bitcoin.

Tranh cãi về vai trò của mạng lưới Bitcoin

Phe bảo thủ

Những Bitcoiner đời đầu, những nhà phát triển Bitcoin kỳ cựu luôn đi theo tầm nhìn và sứ mệnh mà Satoshi Nakamoto đã lập ra. Chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Satoshi, họ tin rằng blockchain Bitcoin không nên được dùng cho những mục đích phi-tài chính. Và NFT là một trong số đó.

Bản thân Satoshi cũng có phản ứng tương tự.

Hồi năm 2010 khi BTC mới vừa ra đời, một số người có ý tưởng kết hợp hệ thống tên miền (DNS) vào Bitcoin – cả một thập kỷ trước khi Ethereum Name Service (ENS) “làm mưa làm gió”. Nhưng dự án có tên là BitDNS đã nhanh chóng bị Satoshi đánh sập. BitDNS sau đó trở thành dự án hard fork đầu tiên từ Bitcoin và đổi tên thành Namecoin.

Satoshi viết:

“Việc xếp chồng tất cả hệ thống Proof-of-Work vào cùng một bộ dữ liệu sẽ không thể mở rộng được.”

Do đó, những nhà phát triển Bitcoin hiện tại đang xem các giao dịch của Ordinals là “spam”, là đang “tấn công” mạng lưới Bitcoin. Thậm chí một số còn kêu gọi giới thợ đào “censor” những giao dịch này – nghĩa là không xác thực cho giao dịch.

“Các bác Bitcoin maxis hồi trước chỉ trích Ethereum validator kiểm duyệt giao dịch dính líu đến Tornado Cash theo lệnh của OFAC. Xong đến giờ lại đang kêu gọi kiểm duyệt NFT Bitcoin.”

Quả thật, cuộc tranh luận gợi nhắc đến một tình huống khá tương tự của giới lập trình viên Ethereum năm ngoái. Như Coin68 đưa tin, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC) của Mỹ đã ra lệnh đưa Tornado Cash và các địa chỉ smart contract vào danh sách trừng phạt. Hàng loạt các dự án lớn như Uniswap, Aave, Balancer, USDC,… đều tuân theo, đã kiểm duyệt và chặn rất nhiều địa chỉ ví liên quan.

Phe cấp tiến

Về phía ngược lại, nhiều người trong cộng đồng ủng hộ các dự án NFT như Ordinals xuất hiện trên mạng lưới Bitcoin. Với họ, NFT sẽ giúp thúc đẩy nhiều giao dịch hơn, mang lại lượng người dùng mới cho BTC và làm Bitcoin được sử dụng rộng rãi hơn.

Ngoài ra còn mang đến lợi ích cho thợ đào. Như chúng ta đã biết, Bitcoin Halving mỗi 4 năm 1 lần làm giảm một nửa phần thưởng block, tương đương giảm một nửa phần thưởng đào coin mà thợ đào nhận được. Theo thời gian qua nhiều lần Bitcoin Halving, thu nhập của thợ đào phần lớn sẽ dựa vào doanh thu từ phí giao dịch hơn là từ phần thưởng block.

Và vì vậy, NFT mang lại nhiều giao dịch on-chain hơn, giúp thợ đào có nhiều thu nhập từ phí giao dịch hơn.

Nhà sáng lập dự án Ordinals là Casey Rodarmor phản bác các Bitcoin maxis rằng:

“Chúng ta trả phí giao dịch BTC dựa trên giá trị của giao dịch đó. Chuyển nhiều BTC thì trả phí cao. Cơ chế này áp dụng cho cả giao dịch tài chính lẫn giao dịch NFT.

Do đó, các giao dịch chuyển NFT cũng đâu khác gì giao dịch tài chính. Thợ đào chọn ra giao dịch trả phí cao nhất để ưu tiên xác thực trước thôi. Vì vậy, Ordinals vẫn tuân thủ tính bảo mật và cơ chế trả thưởng của mạng lưới, chứ đâu phải “tấn công” mạng lưới đâu.”

Cuối cùng, Rodarmor nhấn mạnh rằng:

“Bitcoin đã phát triển vượt ra ngoài ý định của người sáng tạo ra nó.”

Vì vậy, dẫu tầm nhìn của Satoshi là đưa BTC trở thành một đồng tiền điện tử ngang hàng (peer-to-peer), Bitcoin ngày nay có nhiều vai trò hơn thế. Theo dòng đổi mới công nghệ, việc phát triển DApp, DeFi hay GameFi, NFT trên mạng Bitcoin cũng không có gì là sai.

Jane

Có thể bạn quan tâm:

-31/01/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68