logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Báo cáo Thị trường Tiền mã hóa Quý 4/2021 – Kyros Ventures

-12/01/2022

Q4 chắc hẳn là khoảng thời gian chứng kiến nhiều biến động nhất của thị trường tiền mã hóa trong năm 2021. Sự kiện BTC đạt ATH vào đầu tháng 11 rồi lại đột ngột rơi xuống ngưỡng dưới $50.000 vào đầu tháng 12, những thay đổi về mặt công nghệ đáng chú ý của những ông lớn trên thị trường cũng như các xu hướng mới xuất hiện đang dần định hình cách các nhà đầu tư phân bổ tài sản của mình trong thị trường tài chính mới nổi và đang thu hút nhiều sự chú ý này. 

Thông qua bài Báo cáo Thị trường Tiền mã hóa Q4/2021, Đội ngũ Research Kyros Ventures hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về những điểm nhấn đáng chú ý trong 3 tháng vừa qua để đưa ra cho mình những lựa chọn đầu tư và những dự phóng tốt nhất cho năm 2022 sắp tới nhé!

Báo cáo Thị trường Tiền mã hóa Quý 4/2021 – Kyros Ventures

1. Tổng quan về Bitcoin trong Quý 4/2021

Sau giai đoạn hồi phục trong Q3, ở tháng đầu của Q4, giá Bitcoin cũng như thị trường crypto đã có nhiều khởi sắc. Nhiều tin tức pháp lý có lợi cũng như nhiều xu hướng và sản phẩm mới ra mắt đã tạo động lực cho dòng tiền đổ về thị trường crypto giúp giá BTC đạt mốc cao nhất mọi thời đại $69.000 (theo Binance). Vốn hóa thị trường lúc này đã lần đầu tiên cán mốc 3 nghìn tỉ USD vào ngày 10/11 (theo CoinGecko).

Điểm qua các sự kiện nổi bật trong Q4

Hình 1: Tương quan giá BTC và các sự kiện nổi bật quý 4/2021

– 1/10/2021: tình hình đã khả quan hơn với BTC khi những tin đồn về việc ra mắt quỹ ETF Bitcoin.

– 20/10/2021: khi Quỹ ETF Bitcoin đầu tiên của ProShares ra mắt, giá BTC liên tục lập đỉnh để đến ngày 11/11, lần đầu tiên trong lịch sử, giá BTC chạm mốc $69.000.

– 12/11/2021: Miami trở thành thành phố đầu tiên trả cổ tức cho công dân bằng BTC khi họ mua đồng tiền mã hóa được chính thành phố này phát hành

– 15/11/2021: Taproot, bản nâng cấp đầu tiên của BTC kể từ năm 2017, chính thức lên sóng, giúp việc lập trình các smart contract trên Bitcoin blockchain trở nên khả thi hơn

– 16/11/2021: BTC đã bắt đầu chuỗi ngày “đỏ lửa” khi CFO Twitter, Ned Segal, nói rằng việc “đầu tư vào crypto thực sự không đúng đắn lắm ở thời điểm hiện tại”. Tiếp đến, Ấn Độ trở thành thành viên tiếp theo trong hiệp hội các quốc gia cấm BTC trong khi chính quyền của Tổng thống Biden đang từng bước hoàn thiện bộ luật áp thuế lên các giao dịch của BTC. Ngay cả tin tức về dự định thành lập một “thành phố Bitcoin” của El Salvador cũng không thể khiến tình hình trở nên khả quan hơn.

– T12/2021: Tin tức về biến chủng mới của COVID-19 Omicron, lại một lần nữa bao phủ bóng đen lên các thị trường tài chính toàn cầu. Đồng thời, các nhà đầu tư đã dần mất kiên nhẫn với SEC khi liên tục trì hoãn việc cấp phép cho các quỹ hoán đổi danh mục về BTC. Có lẽ vì sự chậm trễ này mà Fidelity, một doanh nghiệp tài chính có trụ sở chính ở Boston, Mỹ đã âm thầm ra mắt một quỹ hoán đổi trái phiếu giao ngay ở Canada chứ không phải quốc gia sở tại.

Sốc nguồn cung Bitcoin tiếp diễn

Hình 2: Nguồn cung Bitcoin trên các sàn giao dịch

Vào cuối Q4/2021, các chỉ số on-chain vẫn đang tiếp tục cho thấy nguồn cung itcoin lưu thông hiện đang cạn kiệt dần.

Tổng nguồn cung Bitcoin trên các sàn giao dịch vẫn tiếp tục giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây mặc cho những chuyển biến giá cả tích cực trong Q4/2021. Cụ thể, vào cuối Q3/2021, lượng BTC trên các sàn giao dịch đã được ghi nhận ở mức thấp 2.457.417 BTC vào ngày 29/9/2021. Sau đó vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11, khi giá BTC liên tục lập các đỉnh mới thì vẫn không có dấu hiệu BTC được đẩy lên các sàn giao dịch và đảo ngược xu hướng. Ngược lại, nguồn cung trên các sàn giao dịch còn tiếp tục sụt giảm mạnh và về mức thấp mới vào ngày 22/12/2021 tại mức 2.303.241 BTC.

Hình 3: Phần trăm nguồn cung BTC thanh khoản thấp

Trong khi đó, nguồn cung BTC có tính thanh khoản thấp và không nằm trên các sàn giao dịch đều tiếp tục tăng mạnh và hiện dừng ở mức 76,13%, trước đó gần chạm mức 76,26% hồi tháng 5 năm nay. Dựa vào Hình 3 có thể thấy mối tương quan giữa hai chỉ báo trên là gần như song song với nhau trong vòng 18 tháng qua.

Kết thúc Q4, nguồn cung Bitcoin có tính thanh khoản thấp tiếp tục lập các ngưỡng cao mới khi mà các nhà đầu tư nắm giữ BTC dài hạn liên tục mua thêm coin mới trong bối cảnh thị trường liên tục có những đợt bán tháo ở biên độ nhỏ và những đợt thanh lý lệnh long.

2. Tổng quan về Ethereum trong Quý 4/2021

Trong năm 2021 nói chung và Q4 nói riêng, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự “bùng nổ” của các hệ sinh thái mới: Solana, Avalanche, Fantom… Có rất nhiều quan điểm cho rằng Ethereum đã đứng trước nguy cơ bị vượt qua. Vậy, chúng ta hãy cùng nhìn lại Q4/2021 xem Ethereum có gì nhé?

EIP-1559

Hình 4: Biến động của Base Fee trên Ethereumm

EIP-1559 ra mắt với những nâng cấp đã giúp giảm bớt phần nào vấn đề về chi phí đắt đỏ trên Ethereum với đề xuất “base fee”. 

Hình 5: Biến động của phí gas trên Ethereum

Trong thời gian qua Base Fee vẫn được duy trì tương đối ổn định.

Tuy vậy, gas trên Ethereum vẫn chưa thực sự ổn định mà còn phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh thị trường. Nếu gặp những thời điểm thị trường sôi động hoặc ngược lại (Panic Sell), phí gas trên Ethereum vẫn tăng lên khá nhiều so với thông thường.

Tính đến thời điểm này, đã có khoảng gần 1,3 triệu ETH được đốt, tương đương với giá trị khoảng 4,9 tỷ USD. Đây là một con số hết sức khổng lồ. 

Tổng doanh thu của Ethereum tiếp tục vượt trội hơn so với rất nhiều top blockchain khác (Hình 6).

Hình 6: So sánh tổng lợi nhuận của các blockchain hàng đầu trong Q4/2021

ETH 2.0 Phase 0

Số lượng người tin tưởng và ủng hộ ETH 2.0 vẫn liên tục tăng lên, thể hiện rõ ràng qua lượng ETH tham gia staking trên chuỗi Beacon 2.0. Với sự ra mắt của ETH 2.0, rất nhiều dự án mới nhằm giải quyết vấn đề staking trên chuỗi ETH đã được xây dựng, phát triển, trong đó thành công nhất có thể kể đến Lido Finance.

Hình 7: Số lượng ETH được khóa vào Lido Finance trong Q4/2021

Tuy không có sự bùng nổ nổi bật như các hệ sinh thái nhỏ khác, nhìn chung, Ethereum vẫn có sự tăng trưởng nhất định với Total Value Locked (TVL) tiếp tục đạt ATH với hơn 155 tỷ USD. Con số này gấp khoảng 9 lần hai hệ sinh thái xếp sau là Terra (18 tỷ USD) và Binance Smart Chain (17 tỷ USD). Có thể nói rằng, Ethereum vẫn giữ được những giá trị nhất định của nó và duy trì vị thế, đà tăng trưởng ổn định, bất chấp việc có rất nhiều hệ sinh thái mới đang cạnh tranh (Hình 8).

Hình 8: Xếp hạng các blockchain nền tảng theo TVL

Các giao thức trên Ethereum

Chúng ta sẽ cùng tiếp tục đào sâu hơn bằng cách xem xét sự phát triển của các giao thức trên Ethereum.

Hình 9: Các dự án trên Ethereum theo TVL trong quý 4/2021

Top 10 giao thức theo TVL trên Ethereum (Hình 9) đã có sự thay đổi rõ rệt, với việc các Lending, AMM nhường chỗ cho cặp đôi Curve và Convex. Curve với sự tích hợp, mở rộng liên tục và tokenomic ngày một hợp lí đã thu hút được một lượng lớn người dùng, cùng với Convex tăng trưởng nổi bật trong cuối 2021.

Lido Finance cũng lọt top 10 giao thức có TVL cao nhất với sự thành công của sản phẩm Liquid Staking. Với chi phí gas vẫn còn tương đối cao trên Ethereum, các AMM DEX nói chung gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị thế của mình.

Về số lượng người dùng, trong 3 tháng gần đây, Ethereum vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bất chấp phí gas đắt đỏ. Để lý giải điều này, chúng ta có thể tìm ra một số nguyên nhân như:

  • Crypto ngày càng mass-adoption, do đó số lượng người tham gia trải nghiệm các sản phẩm liên quan đến crypto, trong đó có Ethereum, cũng tăng lên.
  • Tuy chi phí đắt đỏ, Ethereum vẫn là nơi tập trung lượng lớn tài sản trên thị trường với các dự án hàng đầu.

Ngoài ra, có khá nhiều giao thức như Curve, Sushi, AAVE đang dần mở rộng và phát triển trên các Layer-2 cũng như hệ sinh thái khác. Điều này vừa có tác dụng giảm tải cho chính Ethereum, nhưng cũng tạo ra nguy cơ phân mảnh thanh khoản và phân mảnh người dùng. Nếu như có một hệ sinh thái nào đó thực sự phù hợp và hiệu quả hơn, Ethereum có thể mất rất nhiều thị phần.

Sự bùng nổ của Layer-2

Để giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng, chi phí gas trên Ethereum, có rất nhiều cách tiếp cận. Nếu như ETH 2.0 là cách tiếp cận on-chain, thay đổi trực tiếp trên chuỗi của Ethereum thì Layer-2 là giải pháp off-chain.

Trong 2021, chúng ta đã chứng kiến chi phí hoạt động trên Ethereum tăng kỷ lục. Đây chính là thách thức, cũng là cơ hội cho sự bùng nổ của các giải pháp Layer-2.

Hình 10: Toàn cảnh về các giải pháp mở rộng cho Ethereum

Hiện tại, Polygon vẫn là giải pháp thành công nhất, đã hoàn chỉnh hệ sinh thái và đang tiếp tục cải thiện, phát triển, TVL đạt hơn 5,5 tỷ USD ở cuối Q4/2021. Tuy vậy, các giải pháp như Arbitrum, Boba Network, Optimism hay gần đây là Metis DAO cũng có sự phát triển nhanh chóng.

Các dự án mới như Starkware hay zkSync cũng được rất nhiều người mong đợi. Trong Q4, Starkware đã gọi được 50 triệu USD vòng Series C với sự tham gia của Three Arrows Capital, a16z, Alameda Research… Trong khi đó, zkSync cũng thành công trong vòng Series B với 50 triệu USD từ a16z, Crypto.com, Bybit… Đây đều là những dự án đáng mong chờ trong năm 2022 với công nghệ và đội ngũ tốt nhất.

Những cập nhật quan trọng sắp tới

Trong năm 2022, điều đáng chờ mong nhất là giai đoạn The Merge của ETH 2.0, tức là sự hợp nhất giữa Beacon và ETH 1.0, tức là toàn bộ trạng thái chuỗi trên ETH 1.0 và khả năng khởi chạy smart contract sẽ được đưa lên chuỗi Beacon, sử dụng  phương pháp đồng thuận PoS. Hiện tại, giai đoạn The Merge đang triển khai testnet. Nếu như việc hợp nhất thành công sẽ tạo ra tiền đề quan trọng để team ETH tiếp tục triển khai giai đoạn cuối (Shard Chain), giúp Ethereum tăng khả năng mở rộng mà vẫn đảm bảo bảo mật và phi tập trung.

Top 5 Nền tảng Hợp đồng thông minh tiềm năng năm 2022

Không chỉ riêng Q4/2021 mà cả năm 2021, chúng ta đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa những nền tảng hợp đồng thông minh để giành lấy thị phần cũng như niềm tin của cộng đồng. Ngoài những Layer 1 đã bùng nổ trong năm 2021 và gây được nhiều dấu ấn như Solana, Avalanche hay Fantom, vẫn còn nhiều nền tảng mới đáng mong đợi với nhiều dư địa phát triển trong năm 2022. Hãy cùng Kyros điểm lại top 5 token nền tảng có mức tăng trưởng về giá mạnh mẽ nhất trong Q4 vừa rồi và tìm hiểu những điều đặc biệt đã tạo nên sức hấp dẫn của các nền tảng blockchain này.

Kadena (KDA)

Kadena là một nền tảng blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận PoW để tăng tính bảo mật cho các giao dịch nhưng đồng thời cũng đảm bảo tính rộng mở và an toàn khi triển khai các hợp đồng thông minh. Khác với những blockchain khác, Kadena sử dụng ngôn ngữ lập trình hợp đồng thông minh riêng gọi là Pact, được thiết kế để tự động phát hiện các lỗi phần mềm và giúp các lập trình viên triển khai smart contract một cách an toàn hơn.

Hình 11: Giá của KDA

Trong Q4 vừa qua, Kadena đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng giúp thúc đẩy TVL và kéo thêm nhiều người dùng hơn về cho hệ sinh thái, tiêu biểu như:

Sự kiện wrapped BTC được ra mắt trên Kadena vào giữa tháng 8 

wKDA – phiên bản wrapped của KDA nhằm tạo ra cầu nối đến Ethereum, đồng thời cũng đánh dấu bước chuyển mình của Kadena với kế hoạch mở rộng sang các nền tảng khác như Terra, Polkadot, Celo, Cosmos… – chính thức được ra mắt

Thanh khoản được mở rộng khi KDA lần lượt được niêm yết trên Crypto.com và Gate.io

Mảnh ghép NFT của Kadena dần khởi sắc khi UFO Gaming tiết lộ kế hoạch sẽ xây dựng nền tảng NFT gaming trên hệ sinh thái nàyMarmalade, nền tảng NFT đầu tiên trên Kadena, được giới thiệu vào đầu tháng 12

Vào đầu tháng 11, Kadena đã ra mắt phần mềm Chainweb-Mining-Client cho phép các thợ đào có thể xây dựng node của riêng họ mà không cần thông qua mỏ đào (mining pool)

Cũng cần nói rằng hệ sinh thái của Kadena tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khởi khi vắng bóng những mảnh ghép quan trọng để thu hút dòng tiền vào hệ. Hai mảnh ghép đáng chú ý nhất bao gồm AMM (KadenaSwap, Andedak & Kaddex) và NFT vẫn chưa đạt được nhiều cột mốc ấn tượng. Tuy vậy, chính nhờ sự mới mẻ này mà KDA vẫn còn chứa đựng rất nhiều cơ hội đầu tư cho các F0 mới bước chân vào thị trường tiền mã hóa hay cho những ai đã bỏ lỡ các thương vụ đầu tư của các bluechip như SOL, AVAX hay ATOM.

Dush Network (DUSK)

Dusk Network là một nền tảng blockchain hướng tới quyền riêng tư của người dùng và được thiết kế dành cho các ứng dụng tài chính với công nghệ Zero-knowledge Proof.

Hình 12: Giá của DUSK

Trong Q4 vừa qua, sự tăng trưởng của Dusk Network được thúc đẩy phần lớn là do các cặp giao dịch của DUSK lần lượt được ra mắt trên Bittrex Global, Bitrue, Bybit, HitBTC, CoinEx, sàn DEX Bancor và cả ứng dụng về việc đầu tư tiền mã hóa ONUS Finance

Vào khoảng giữa tháng 11, Dusk Network công bố những gương mặt đầu tiên được nhận gói hỗ trợ trị giá 5 triệu USD được công bố hồi tháng 6/2021 với mục tiêu phát triển những công nghệ mới để xây dựng nền tảng blockchain của hệ.

Phantasma (SOUL)

Phantasma là một nền tảng blockchain chuyên về mảng NFT và gaming với chứng nhận âm carbon.

Hình 13: Giá của SOUL

Một điểm đặc biệt của Phantasma là công nghệ Smart NFT với những tính năng nổi trội như:

Các NFT có thể được lập trình và thay đổi/nâng cấp một cách dễ dàng

Nhiều NFT có thể được kết hợp với nhau để tạo thành một NFT mới

Dự án có thể tạo ra các NFT có giới hạn thời gian sử dụng với người dùng, từ đó cho phép họ dùng thử một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng

NFT được mint ngay lập tức, người dùng không cần phải chờ đợi hoặc phải trả phí quá cao để hoàn thành giao dịch

NFT có thể được lồng ghép nhiều loại tài sản khác vào các để tạo ra một giá trị tối thiểu

Các nhà sáng tạo có thể đính kèm một đường dẫn bí mật tới một file nội dung khác chỉ có thể được mở bằng chủ sở hữu của NFT đó

Một số chất xúc tác giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của SOUL trong Q4 vừa rồi bao gồm:

Save Planet Earth (SPE), một công ty có trụ sở tại Anh được thành lập vào đầu năm 2021 với sứ mệnh giải quyết các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu, chính thức chọn Phantasma làm nền tảng blockchain để phát hành tín chỉ carbon (Carbon credit) vào cuối tháng 10. Dư âm của thương vụ hợp tác này vẫn còn kéo dài tới khoảng cuối tháng 11 khi tín chỉ carbon dưới dạng NFT đầu tiên của Save Planet Earth được bán trên nền tảng mua bán NFT GhostMarket

Facebook và các ông lớn công nghệ khác công bố kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực metaverse – vũ trụ ảo. Các dự án về NFT và gaming đều được hưởng lợi từ cú hích này, trong đó có Phantasma

Nhà làm phim nổi tiếng người Mỹ Kevin Smith đã tweet về việc ông đã phát hành NFT trên nền tảng này hồi tháng 4 và sẽ hodl SOUL cho đến khi nó đạt mốc 4,2 USD

Các dự án mới lần lượt được xây dựng hoặc mở rộng trên Phantasma như Blood Rune, DeSpace,… 

Vào đầu tháng 12, Phantasma công bố kế hoạch hợp tác với Polinate, một nền tảng gọi vốn cộng đồng, và Netvrk (NTVRK), một dự án metaverse

Terra (LUNA)

Hình 14: Giá của LUNA

Sự kiện nổi bật nhất trên hệ sinh thái của Terra trong Q4 là việc nâng cấp mainnet từ Columbus-4 sang Columbus-5 vào cuối tháng 9. Các điểm chính trong bản nâng cấp này bao gồm: 

100% thu nhập từ việc phát hành UST, stablecoin của Terra, sẽ được đốt để giảm nguồn cung của LUNA (cứ mỗi 1 UST được in ra, 1 LUNA sẽ được đốt)

Ưu tiên mempool cho những phiếu biểu quyết (vote) từ các oracle để giúp việc cập nhật giá khi phát hành UST chính xác hơn

Phí giao dịch trên Terra sẽ được trả trực tiếp cho validator hoặc các cá thể được ủy quyền thay vì chảy vào các reward pool như trước, từ đó giúp lợi nhuận thu được từ việc staking LUNA tăng lên

Những chức năng của giao thức giao tiếp xuyên chuỗi (Inter-blockchain Communication) thuộc Bộ công cụ phát triển phần mềm của Cosmos sẽ được tích hợp trên nền tảng blockchain của Terra, từ đó giúp thanh khoản của UST có thể chảy vào các hệ sinh thái khác trong vũ trụ Cosmos như ThorChain, Secret Network,…

Đến cuối tháng 11, tin tức về quan điểm của FED đối với vấn đề thắt chặt kiểm soát các đồng stablecoin đã thúc đẩy sự phổ biến của các đồng stablecoin thuật toán như UST

Các nhà đầu tư đã đổ xô đi mua LUNA để tham gia vào sự kiện lockdrop của Astroport diễn ra vào ngày 14/12. Đáng chú ý, sàn DEX này đã giúp hơn $1B thanh khoản chảy vào hệ Terra với 50% trong số đó là LUNA

Tới thời điểm hiện tại, theo Defi Llama, TVL của Terra thậm chí đã vượt qua cả Binance Smart Chain, đứng thứ 2 chỉ sau Ethereum (Hình 15).

Hinh 15: Tổng quan TVL của các nền tảng hợp đồng thông minh ngày 25/12/2021

Tuy vậy, các token của các DApp trong hệ không hưởng lợi nhiều từ sự tăng trưởng của LUNA. Chỉ có 5/13 token trong hệ tăng trưởng dương (ANC, LUNI, ORNE, LOOP) kể từ cuối tháng 9, theo dữ liệu từ CoinGecko

Ở thời điểm hiện tại, gần một nửa TVL trên Terra thuộc về Anchor Protocol, nền tảng lending nổi bật nhất trong hệ sinh thái này. 

Với số lượng DApp hiện mới chỉ rơi vào khoảng 150, có thể thấy hệ sinh thái của Terra vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển (Hình 16). Tuy nhiên, các nhà đầu tư có quyền kỳ vọng vào một sự bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa của LUNA trong một tương lai không xa sau khi gói hỗ trợ trị giá tận 150 triệu USD được giới thiệu hồi tháng 7/2021 dần được kích hoạt để hỗ trợ các dự án được xây dựng trên hệ sinh thái này.

Hình 16: Phân bổ TVL của các DApp trên hệ sinh thái Terra

Secret Network (SCRT)

Secret Network là nền tảng blockchain cho phép các lập trình viên có thể tự do xây dựng hợp đồng thông minh nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư trong dữ liệu cá nhân của người dùng.

Hình 17: Giá của SCRT

Sau đây là một số sự kiện quan trọng đã diễn ra trên hệ sinh thái của Secret Network trong 3 tháng qua:

Sự kiện nâng cấp Mainnet Supernova kể từ lúc ra mắt Secret Contract hồi tháng 9/2020. Đây là một bước ngoặt quan trọng cho hệ sinh thái bởi nó bao gồm cả việc tích hợp Giao thức giao tiếp xuyên chuỗi của Cosmos vào nền tảng blockchain này.

Binance thông báo đã mở lại cổng rút SCRT. Điều này đã giúp tổng giá trị khóa trên SecretSwap, AMM đầu tiên của hệ, đã tăng vọt lên gấp gần 30 lần.

Hình 18: TVL trên SecretSwap

Shade Protocol, một mạng lưới kết nối các ứng dụng DeFi có tính năng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, airdrop token cho SCRT, LUNA và ATOM hodler.

Vào khoảng cuối tháng 10, Secret Network tiếp tục công bố kế hoạch hợp tác với OpenSea để ra mắt một bộ sưu tập NFT.

Đầu tháng 11, Quentin Tarantino, đạo diễn gạo cội người Mỹ thông báo rằng ông sẽ phát hành những kịch bản viết tay cùng những thước phim tài liệu của mình cho bộ phim kinh điển Pulp Fiction dưới dạng NFT trên nền tảng của Secret Network.

Vào giữa tháng 12, StashhApp, nền tảng NFT đầu tiên trên Secret Network, chính thức lên Mainnet, hứa hẹn sự bùng nổ của mảng NFT và gaming trên nền tảng blockchain vô cùng tiềm năng này.

3. Tổng quan thị trường GameFi trong Quý 4/2021

Một trong những xu hướng bùng nổ nhất năm 2021 mà chúng ta không thể ngó lơ đó chính là trào lưu GameFi. Mọi thứ bắt đầu từ mùa hè năm 2021 khi mà Axie Infinity hoàn tất quá trình chuyển qua sidechain Ronin và hoàn thiện mô hình Play-to-Earn của mình. Cùng lúc đó, khi dịch Covid hoành hành dẫn đến hệ quả hàng trăm triệu người lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp. Axie Infinity “tình cờ” trở thành lời giải hiệu nghiệm cho bài toán khó này. 

Hiện tượng Axie Infinity đã đem đến một làn gió mới cho thị trường tiền mã hoá và tạo cơ sở cho hàng loạt dự án liên quan đến game blockchain nổi lên và cho ra đời nhiều dịch vụ mới, thu hút một số lượng người dùng cực khủng về cho ngách thị trường này.

Hình 19: Số lượng ví GameFi hoạt động hàng ngày

Các thống kê từ dữ liệu on chain của DAppRadar cho thấy số lượng Unique Active Wallet – UAW (ví) hoạt động trên các ứng dụng GameFi đã đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 1,5 triệu người dùng vào ngày 30/11 vừa qua. Ngoài ra, trong năm 2021, số lượng người hoạt động trên các ứng dụng GameFi chiếm đến 49% tổng số lượng người hoạt động trên các ứng dụng phi tập trung.

Hình 20: UAW theo danh mục năm 2021

Như một lẽ hiển nhiên, khi mà sự chú ý và nguồn cầu hướng đến thị trường GameFi quá lớn thì nguồn cung sẽ chạy theo đến bắt kịp xu hướng này. Hàng loạt ứng dụng GameFi mới được ra đời và từ hàng chục nền tảng blockchain khác nhau không chỉ trên mỗi Ethereum.

Hình 21: Tổng số dự án game trên các blockchain hàng đầu

Nhu cầu xây dựng các ứng dụng game mới và các nền tảng, công cụ liên quan đến game mới đã thúc đẩy dòng tiền từ hàng loạt các quỹ lớn chảy vào ngách thị trường này khi mà đây chỉ mới là giai đoạn bắt đầu và các nhà đầu tư tổ chức dường nhìn thấy tiềm năng ở bất kì một góc nhỏ nào trong thị trường này. Ngoài những đơn vị chuyên về game như Forte với khoản đầu tư kỉ lục lên đến 725 triệu USD ra, thì các tổ chức đầu tư các như Solana Ventures hay ông lớn Meta (đổi tên từ Facebook) cũng dòm ngó và đặt những viên gạch đầu tiên vào thị trường GameFi.

Hình 22: Tổng quan các khoản đầu tư vào GameFi và Metaverse


4. Tổng quan thị trường NFT trong Quý 4/2021

Có thể nói, năm 2021 là một năm thành công của NFT khi công nghệ ngày càng được chú ý nhiều hơn với sự tham gia của những nhân vật có sức ảnh hưởng với công chúng, đặc biệt là các nghệ sĩ trên khắp thế giới.

Hình 23: Các sự kiện NFT nổi bật trong Q4/2021

“Hãy nghĩ theo cách này: Internet cho phép chúng ta truyền tải thông tin một cách dễ dàng. Chúng ta hoán đổi bản sao của các bài báo, tệp nhạc, trò chơi điện tử, nội dung người lớn, GIF, tweet và mọi thứ một cách dễ dàng. Internet rất tốt khi làm cho việc cung cấp thông tin gần như miễn phí. Nhưng chính vì lý do đó, việc làm cho thông tin hữu ích trở nên cực kì đắt đỏ, mà đôi khi nó cần phải như vậy. Đặc biệt, điều mà Internet còn thiếu là những cách để xác minh danh tính, quyền sở hữu và tính xác thực – những thứ chính xác giúp người sáng tạo có thể được trả tiền công xứng đáng cho công việc của họ.” – Ezra Klein

Hãy cùng nhìn lại một số chỉ số và sự kiện trong thị trường NFT ở Q4 và 2021 nhé!

Hình 24: Giá sàn NFT Q4/2021

Giá sàn trong Q4 đang dao động quanh mức 1,05 ETH. Số lượng ví nắm giữ NFT cũng đạt được mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 30/12 với 11.745 ví mới tham gia vào thị trường này.

So với Q3, khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch NFT OpenSea trong Q4 không ấn tượng bằng, nhưng xét về giá trung bình trên mỗi NFT, chúng ta có thể thấy sự phát triển của loại token đặc biệt này khi những bộ sưu tập NFT nổi tiếng đã và đang trở thành một loại tài sản số với chức năng lưu giữ giá trị giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro lạm phát trong danh mục đầu tư của mình.

Hình 25: Khối lượng giao dịch và doanh thu của OpenSea Q4/2021

Punks và Apes “thống trị” Twitter

Punks và Apes “thống trị” Twitter

CryptoPunks và Apes (BAYC) là 2 bộ sưu tập ảnh đại diện (còn được gọi là PFP – Profile Picture) nổi tiếng nhất trong cộng đồng tiền mã hóa ở thời điểm hiện tại. Theo sau trào lưu được phát triển bởi 2 bộ sưu tập OG này, đã có vô số bộ sưu tập NFT khác được tạo ra để phục vụ mục đích đặt ảnh đại diện của người dùng. 

Như vậy, có thể thấy NFT là một mảnh ghép hoàn hảo cho mạng xã hội. Chúng có thể đại diện cho danh tính kỹ thuật số và hình ảnh đại diện thương hiệu của một cá nhân. Giống như các thương hiệu dựa vào bộ nhận diện, khẩu hiệu, hình ảnh, đại sứ thương hiệu, v.v. làm tài sản vô hình, cộng đồng tiền mã hóa cũng có thể tận dụng NFT theo những cách tương tự khi mà nhiều NFT có thể trở thành một phần thương hiệu cá nhân và không thể bán hay tách rời khỏi danh tính người chủ sở hữu.

Hãy tưởng tượng bạn đang sống trên Internet. Cách thế giới chủ yếu biết về bạn không phải qua khuôn mặt hay quần áo của bạn — mà là qua hình đại diện kỹ thuật số của bạn. Tất nhiên, bạn sẵn sàng chi nhiều tiền cho một thứ như CryptoPunk: Đó là bộ mặt của bạn đối với thế giới kỹ thuật số. Thêm vào đó, đó là chìa khóa để gia nhập một câu lạc bộ internet nhỏ, độc đáo. Trở thành chủ sở hữu CryptoPunk với tư cách là một người “bản địa” tiền điện tử tương đương với việc trở thành thành viên của Augusta National với tư cách là một doanh nhân lâu đời.

Hình 26: Top 10 NFT bán với giá cao nhất trong khoảng thời gian 20 – 26/12/2021

Người đồng sáng lập Ethereum, Taylor Gerring, đã mua một NFT Bored Ape Mega Mutant Serum với giá 888 ETH (3,6 triệu USD). Bất kể bạn có niềm tin với NFT hay không, mọi người vẫn chi hàng triệu USD cho loại tài sản này và điều đó chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Chúng không chỉ là JPEG mà còn là cách người ta khẳng định cái tôi và nhận diện thương hiệu cá nhân của mình trên mạng xã hội. Trong tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Maslow, đây là loại nhu cầu ở cấp cao nhất mà con người muốn được thỏa mãn sau khi những nhu cầu khác về thể chất, an ninh, tình yêu, lòng tự trọng đã được đáp ứng.

Cũng cần nói thêm, mặc dù ra đời sau nhưng hiện tại, giá sàn hiện tại của BAYC đã vượt mặt CryptoPunk, ở mức 53,9 ETH (215.350 USD) so với giá sàn của CryptoPunk là 52,69 ETH (210.515 USD).

NFT là chìa khóa vàng để tham gia vào thế giới Metaverse NFT

Gắn liền với thành tựu của NFT là các trò chơi blockchain, quan điểm về metaverse và siêu vũ trụ là đầy hứa hẹn. Kể từ sự kiện đổi tên thương hiệu Facebook thành Meta, metaverse đã bùng nổ.

Hình 27: Khối lượng giao dịch của Metaverse

NFT và tiền mã hóa được kết nối với các dự án metaverse đang trải qua thời kỳ thịnh vượng, trong khi sự quan tâm đối với loại dapp này đã tràn ngập vào cuối năm nay. Trong Q4, các dapp của thế giới ảo đã tạo ra hơn $402M trong khối lượng giao dịch NFT, tăng 615% so với con số được thấy trong Q3. Thêm vào đó, số lượng nhà giao dịch đã tăng gấp đôi so với quý trước với hơn 50.000 nhà giao dịch mới đã đăng ký trong Q4.

Các trò chơi như Roblox hoặc Minecraft, nơi cộng đồng có thể xây dựng trên không gian ảo vô hạn, đã khá phổ biến kể từ thập kỷ trước. Và thế giới ảo dựa trên Blockchain đang bắt đầu đạt được sự quan tâm tương tự.

Giá trung bình cho các khu đất ảo trong The Sandbox đã tăng gần 500% so với cuối tháng 10. Vào tháng 12, các mảnh đất trong The Sandbox được giao dịch với giá trung bình là 14.976 USD, một mức tăng trưởng đáng kể so với mức trung bình là 2.500 USD của tháng 10. Các thương hiệu và người nổi tiếng như Adidas, Atari, The Walking Dead, Snoop Dogg và Smurfs, đã tham gia vào thế giới ảo của The Sandbox. (Theo Dappradar)

The Fashion Street Estate ở Decentraland được bán với giá 618.000 MANA ($2.42M). Ngoài ra, các vùng đất kỹ thuật số bên trong CryptoVoxels, một thế giới ảo blockchain khác đang được bán với giá cao hơn 25% so với giá được đăng ký vào tháng 10. 

Hình 28: Top 10 mảnh đất ảo có giá trị nhất năm 2021

Người nổi tiếng và các thương hiệu tham gia NFT

Nguồn: Dappradar

Nhiều nhãn hàng và người nổi tiếng đã bắt đầu tạo ra những NFT đầu tiên:

Những gã khổng lồ thời trang: Gucci, D&G, và Burberry ra mắt các bộ sưu tập NFT đầu tiên

Coca-Cola hợp tác với Decentraland để thiết lập các thiết bị đeo độc đáo, trong khi Pepsi tung ra bộ sưu tập 1.893 NFT (The Mic Drop) đầu tiên

Nguồn: https://micdrop.pepsi.com/

NIKE mua lại RTFKT – Một công ty giày chuyên sản xuất NFT và giày thể thao cho metaverse

Adidas tiết lộ dự án NFT mới hợp tác với Bored Ape Yacht Club

Katy Perry ra mắt NFT đầu tiên vào ngày 14/12 hợp tác với Theta Network

Cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michael Jordan ra mắt nền tảng NFT cho vận động viên mang tên HEIR

Năm 2022 vẫn sẽ là một năm thăng hoa của NFT:

NFT âm nhạc sẽ phát triển mạnh hơn với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng, đặc biệt là khi các concert âm nhạc dần được cho phép mở lại ở một số quốc gia và, đặc biệt hơn là ở trong các Metaverse

Các công ty lớn sẽ bắt đầu chấp nhận NFT nhiều hơn, không chỉ ở dạng JPEG mà còn có thể trở thành một dạng social token cho phép chủ sở hữu có một số đặc quyền nhất định, ví dụ như tham gia sự kiện, các buổi họp mặt, networking, membership,… 

Ngoài việc tạo ra các tài sản không thể thay thế trong metaverse, NFT có thể được tận dụng để mã hóa cả tài sản hữu hình và vô hình. Mỗi NFT có thể hoạt động như một chứng chỉ quyền sở hữu có thể theo dõi, minh bạch công khai cho bất kỳ tài sản nhất định nào, ghi lại các hoạt động giao dịch của tài sản đó

NFT sẽ đạt được nhiều tiện ích hơn trong thế giới blockchain và tiền mã hoá. Với các thương hiệu lớn như Visa tham gia NFT, NFT có thể sẽ áp dụng được cho nhiều ngành công nghiệp

Web3

Sự quan tâm trên toàn thế giới đối với thuật ngữ “Web3” cũng đạt mức ATH trên Google vào tháng 12, tăng khoảng 400% kể từ đầu tháng 10.

Hình 29: Lượng tìm kiếm từ khóa “Web3” trên Google vào năm 2021

“Web3” là một thuật ngữ bao hàm toàn bộ thị trường Tiền mã hóa. Web3 đã trở thành một đại diện cho các ý tưởng kinh tế mới về cách Internet nên được kiến trúc, và cách các cá nhân nên chia sẻ trong việc tạo ra giá trị này. Hệ sinh thái Web3 hiện đại diện cho một hệ sinh thái mở rộng với những cách thức mới cho người sáng tạo và cộng đồng để kiếm tiền.

Chris Dixon gọi nó là:

“The internet owned by the builders and users, orchestrated with tokens.” 

Eshita miêu tả sự phát triển của Web1 -> Web2 -> Web3 như là Đọc -> Đọc – Sáng tạo -> Đọc – Sáng tạo – Sở hữu.

Hình 30: Số lượng dự án Web3 được đầu tư theo từng quý của năm 2021

Không chỉ có các nhà đầu tư cá nhân quan tâm đến Web3 mà các quỹ đầu tư cũng đang dành sự ưu ái nhất định. Chỉ riêng Q4/2021 số tiền đầu tư vào các dự án Web3 đạt $1.19B tăng 320% so với Q3. Số lượng dự án được đầu tư cũng tăng từ 50 dự án (Q3/2021) đến 62 dự án ở Q4/2021. 

CEO Tesla Elon Musk và Đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey ⁠— Hai trong số những tỷ phú công nghệ nổi tiếng nhất thế giới ⁠— gần đây cũng tweet về từ khoá “Web3”.

Hiện nay, sự phân quyền phi tập trung chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, Web3 vẫn là một bước tiến lớn về mặt công nghệ so với các nền tảng tập trung hiện tại. Tương lai sẽ cho biết chất lượng web mới do cơ sở hạ tầng Web3 mang lại sẽ tích lũy giá trị như thế nào và đáp ứng nhu cầu của người dùng về phân quyền, quyền sở hữu, khả năng xác minh và thực thi.

Khi chuyển sang web dựa trên dữ liệu phi tập trung, một trong những thách thức chính sẽ là về cách người dùng và nhà phát triển có thể đưa dữ liệu blockchain vào các ứng dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu muốn phân cấp Web3, thì cơ sở hạ tầng mạng lưới mạnh mẽ, an toàn và tiết kiệm là điều cần thiết.

5. Tổng quan về DAO

DAO là một thuật ngữ không còn mới trong thế giới Crypto. Đặc biệt, trong thời gian qua, DAO được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các dự án tên tuổi như UniSwap, SushiSwap, Curve, Yearn Finance, BitDAO… 

Vậy, tại sao DAO lại quan trọng và là một mô hình tổ chức tương lai của crypto?

DAO là viết tắt của Decentralized Autonomous Organization, hay dịch theo tiếng Việt là “tổ chức tự trị phi tập trung”. Về bản chất, DAO là một mô hình tổ chức (Organization), tuy vậy có những đặc trưng riêng biệt so với các mô hình thông thường:

Autonomous: Tự chủ, tự trị

Đây chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất phân biệt DAO với một tổ chức truyền thống. Thông thường, các tổ chức truyền thống đều có danh tính và được thành lập dựa trên pháp luật, dưới sự quản lý của một nhà nước. Ví dụ: công ty khi muốn thành lập pháp nhân phải đăng ký kinh doanh, có mã số thuế

DAO hoàn toàn ngược lại, không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ, tổ chức hay cá nhân nào. Một DAO như MakerDAO, hoàn toàn có thể cho phép người dùng truy cập và tương tác với giao thức của mình từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn họ có máy tính, smartphone và kết nối Internet.

Các DAO không bị kiểm soát, nhưng điều này không đồng nghĩa với sự “rối loạn”, “vô tổ chức”. Mỗi một DAO sẽ có những quy định riêng về mục đích hoạt động, tư cách thành viên, quyền bỏ phiếu, quản trị… 

Decentralized: Phi tập trung

Một yếu tố nữa làm cho DAO khác biệt so với những tổ chức truyền thống chính là Decentralized. Hiện tại, các giao thức DAO như Uniswap, MakerDAO, FWB, UniWhale… đều được truy cập thông qua mạng Internet, nhưng ẩn sâu sau đó là việc nó được xây dựng trên các nền tảng Blockchain như Ethereum. Dựa trên công nghệ blockchain và tiền điện tử (coin/token), DAO có thể trở nên phi tập trung. 

Sự phi tập trung của DAO thể hiện rõ trên nhiều khía cạnh như:

+ Cơ sở hạ tầng: một DAO có thể được truy cập trên bất kỳ máy tính, điện thoại nào, nhưng nếu nó được xây dựng trên các blockchain như Ethereum, Avalanche, Solana… thì nó hoàn toàn phân quyền về hạ tầng. Không ai có thể làm giả các giao dịch trên DAO, vì khi đó giao dịch đó sẽ bị từ chối. Sự phân quyền ở hạ tầng còn thể hiện ở chỗ: các DAO trên crypto dù bị cấm ở một nơi nào đó, vẫn có thể khởi chạy bình thường ở toàn bộ những nơi còn lại.

+ Thanh toán, giao dịch: vì bản chất DAO sử dụng token và được xây dựng trên các blockchain như Ethereum, do đó, miễn là Ethereum còn hoạt động, các DAO xây dựng trên đó có thể thoải mái tương tác, giao dịch với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, chỉ cần có ETH làm phí là được.

+ Quản trị: khác với các tổ chức truyền thống, đa phần hoạt động theo mô hình phân tầng (ví dụ: Công ty sẽ có Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, các phòng/ban…), DAO hoạt động một cách đơn giản hơn. Bất kỳ thành viên nào trong DAO cũng được tham gia đề xuất ý kiến và biểu quyết. Nhiều DAO còn có chế độ khen thưởng cho thành viên có đề xuất, ý kiến hiệu quả.

Chính vì những đặc điểm về tự trị và phân quyền của mình, DAO trở thành một mô hình hết sức phù hợp với mục tiêu mà các dự án Crypto hướng tới. Có thể nói rằng, DAO đã trở thành một xu hướng tất yếu trong việc xây dựng mô hình quản lý của các dự án Crypto.

Sự phát triển của DAO

Trong năm 2021 và Q4 nói riêng, các DAO đã có sự phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng. Hãy điểm qua những DAO nổi bật trong lĩnh vực của nó ngay dưới đây:

Hình 30: Toàn cảnh về DAO

Theo thống kê của DeepDAO, hiện tại đã có đến 188 DAOs hoạt động chính thức, quản lý lượng tài sản lên tới $12.1B. Hầu hết các dự án tên tuổi và dẫn đầu thị trường đều đang hoạt động theo mô hình DAO như: UniSwap, AAVE, MakerDAO, Olympus, BitDAO, Lido…

Những lợi ích của việc sử dụng DAO làm mô hình quản trị

  • Tận dụng được nguồn nhân lực lớn lao. Thay vì chỉ có một số người được nêu ý kiến, DAO cho phép cả cộng đồng tham gia.
  • Tránh lãng phí, hiệu quả và việc quyết định mang tính cảm quan.
  • Tạo ra sự dân chủ, công bằng trong việc tham gia dự án.
  • Xóa bỏ rào cản về địa lý, thời gian, màu da, dân tộc…

Ví dụ

Mô hình Olympus DAO bùng nổ từ tháng 10 là kiểu mẫu mới cho việc gọi vốn của các DAO:

  • Trao cơ hội cho  các nhà đầu tư nhỏ lẻ được tham gia đầu tư vào dự án từ sớm
  • Dự án có cơ hội xây dựng một nền tảng cộng đồng vững mạnh ngay từ đầu

Sự dịch chuyển trong cách gọi vốn của nhiều dự án: Không còn các vòng Seed, Private với số lượng token lớn nữa. Các dự án gọi vốn thông qua chính cộng đồng (Wonderland, Jade Protocol, Magnet DAO, …) 

Dự phóng cho năm 2022

Với những sự ưu việt của mình, DAO trong thời gian tới sẽ tiếp tục là mô hình quản trị phổ biến trong thế giới Crypto. Điều này sẽ là lực kéo cho các dự án làm về hạ tầng và dịch vụ cho DAO có cơ hội bùng nổ, phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, với việc dòng tiền đổ vào thị trường ngày một nhiều, các Investment DAO, Protocol DAO sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển.

6. Phần kết

Q4 đã kết thúc một hành trình sôi động và đầy thử thách với Thị trường Tiền mã hóa trong năm 2021. Với những tiềm năng to lớn của NFT, Web3, DAO và các nền tảng Hợp đồng thông minh mới, chúng ta có quyền kỳ vọng vào một năm 2022 rực rỡ hơn cùng những bước tiến về mặt công nghệ cũng như pháp lý cho Thị trường Tiền mã hóa nói riêng và công nghệ blockchain nói chung. 

Cuối cùng, Đội ngũ Research Kyros Ventures xin phép cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bản báo cáo này và hãy cùng đón đọc những số báo cáo tiếp theo sẽ được ra mắt trong những Quý tới nhé!

Kyros Ventures

Có thể bạn quan tâm:

-12/01/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68