logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Báo cáo Thị trường Tiền mã hóa Q3/2022 – CoinMarketCap x TokenInsight

-09/11/2022

Ngành tiền mã hóa đã kết thúc Q3/2022 với muôn vàn các biến động bất ngờ. Hãy cùng điểm lại các sự kiện quan trọng đã diễn ra trong ba tháng vừa qua nhé.

Báo cáo thị trường tiền mã hóa Q3 2022 – CoinMarketCap x TokenInsight

Đây là bài tóm lược Báo cáo Thị trường Tiền mã hóa Q3/2022 được thực hiện bởi CoinMarketCap phối hợp cùng tổ chức nghiên cứu thị trường TokenInsight. Độc giả quan tâm có thể xem toàn bộ báo cáo TẠI ĐÂY.

1. Vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu ít có biến động

Vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu là khoảng 934,85 tỷ USD vào cuối quý 3 năm 2022. Vốn hóa thị trường đã tăng 4% so với cuối quý 2, nhưng vẫn chỉ chiếm 43,56% vốn hóa thị trường vào cuối quý 1.

2.  Doanh thu của hầu hết các DApp và blockchain thuộc top 10 đều giảm

Ethereum thu về 2,98 triệu USD doanh thu hàng ngày trung bình trong quý 3, giảm 79% so với quý 2.

Sàn giao dịch phái sinh dYdX và GMX đã chứng kiến doanh thu được cải thiện trong quý này. Sàn giao dịch NFT OpenSea duy trì vị trí số 2. LookRare giảm bốn bậc, trong khi X2Y2 lần đầu tiên lọt vào Top 10.

3. The Merge của Ethereum

Sau The Merge, chênh lệch giữa ETH và stETH đang dần thu hẹp lại dù có lúc tách biệt đến 6%.

Gần 60% ETH đã staking được nắm giữ bởi chỉ bốn tổ chức – Lido, Coinbase, Kraken và Binance, tiếp tục tập trung hóa mạng lưới.

Lượng cung ETH mới phát hành đã giảm đáng kể sau The Merge và các bản fork PoW đã nhanh chóng “im hơi lặng tiếng” sau một thời gian ngắn hoạt động bùng nổ.

4. Tornado Cash bị “phong sát”

Sau khi bị Mỹ ra quyết định “trừng phạt” vào ngày 08/08, có một sự sụt giảm đáng kể về khối lượng tiền gửi đến Tornado Cash. Tiền gửi hàng ngày giảm về còn 4,39 triệu USD.

Khối lượng rút tiền đã tăng vọt sau các lệnh trừng phạt, đạt 315 triệu USD vào cuối quý 3.

Một nửa số tiền đến từ các giao thức DeFi. Phí và lợi nhuận hàng tuần của hoạt động chuyển tăng lên khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra.

5. Tình hình Stablecoin

Trong quý 3 năm 2022, vốn hóa thị trường của stablecoin giảm 2,4%. USDT vẫn chiếm lĩnh 45% thị trường, trong khi BUSD đang dần chiếm thị phần của USDC.

6. Tổng quan về thị trường DeFi

TVL của các chuỗi hàng đầu giảm 67,76%, nhưng tổng thể các giao dịch on-chain vẫn giữ nguyên.

Ethereum là đồng coin cầm cự tốt nhất trong thị trường giá giảm này. Tron đã giành được thị phần từ sự sụp đổ của Terra.

7. Hoạt động lending và borrowing

Stablecoin đã thay thế BTC & ETH làm nguồn tài sản thế chấp chính trên các giao thức cho vay lớn.

Thị phần của stablecoin như là nguồn tài sản thế chấp chính đã tăng trên các giao thức vào quý 3 năm 2022, thay thế các đồng tiền mã hóa như BTC và ETH. Trong khi đó, USDC, USDT và DAI chiếm 58% tài sản thế chấp trên MakerDAO và 52% trên Compound, tăng lần lượt từ 50% và 40% so với Quý 2.

8. Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Khối lượng giao dịch giao ngay trên DEX có xu hướng giảm.

Tổng khối lượng giao dịch spot đã giảm 46,87% so với mức đỉnh vào quý 2 năm 2021. Mặc dù tăng điểm trên CEX vào năm 2021, các DEX đã phải vật lộn để giữ tốc độ trong Quý 3 năm 2022. Khối lượng giao dịch của 10 DEX hàng đầu chỉ chiếm 2,15% tổng khối lượng giao dịch giao ngay. Ngoài ra, 9 trong số 10 DEX hàng đầu đã mất hơn 50% vốn hóa thị trường từ Q1 đến Q3 2022, với Balancer là ngoại lệ duy nhất.

Hiệu suất của các DEX không có nền tảng trên Ethereum thường yếu hơn so với các DEX có nền tảng trên Ethereum.

9 . Xu hướng tìm kiếm Real Yield

Người dùng DeFi ngày càng trở nên tinh vi, thích các cơ hội đầu tư sinh lời và có APY bền vững – còn gọi là trào lưu Real Yield.

10. Thị trường NFT

Khối lượng giao dịch NFT giảm 66,5% trong quý vừa rồi, trong khi số lượng nhà đầu tư giảm 30,4%. Thị trường NFT hiện đã giảm về lại mức trước tháng 7 năm 2021 và có thể sẽ còn suy giảm nữa.

Ethereum NFT vẫn giữ vị trí hàng đầu nhưng Solana, Flow và Immutable X đang thu hẹp khoảng cách.

Sự thống trị của OpenSea suy giảm trong khi X2Y2 nổi lên là kẻ thách thức hàng đầu.

Sudoswap và NFTX lần đầu tiên lọt vào top 10, thay thế Decentraland và Rarible.

Magic Eden chiếm khoảng 98% khối lượng giao dịch trên Solana.

Các NFT tốt nhất

PFP (ảnh đại diện) và Collectibles (vật phẩm sưu tâm) là những loại NFT lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường. Thị phần của nó tăng một chút từ mức 67% của quý trước.

Mặc dù có những biến động nhỏ, 10 PFP hàng đầu vẫn gần như giữ nguyên so với quý trước, với sự bổ sung mới của VeeFriends .

Các dự án NFT mới ra đời

Chúng tôi thống kê một vài dự án mới đã tăng giá thời gian gần đây bất chấp thị trường chung vẫn là thị trường giảm.

11. Nền tảng layer 1 mới nổi

Các dự án mới, chẳng hạn như AptosSui, đã xuất hiện để thách thức những dự án hiện tại và huy động được một lượng vốn đầu tư đáng kể.

-09/11/2022
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68