Thay vì trả phí cho mạng Ethereum, giờ đây khoản phí này sẽ trực tiếp về tay Uniswap Labs và holder UNI.
Unichain có thể mang lại 468 triệu USD mỗi năm cho Uniswap Labs và holder UNI. Ảnh: U.Today
Uniswap Labs và những người nắm giữ token UNI sẽ có cơ hội kiếm được 468 triệu USD mỗi năm nhờ Unichain, blockchain layer-2 mới của Uniswap. Thay vì trả phí cho mạng Ethereum như trước đây, thì khoản phí này sẽ chảy vào túi của Uniswap Labs và holder UNI.
Theo Michael Nadeau, nhà sáng lập DeFi Report, Uniswap Labs có thể nắm giữ toàn bộ Maximum Extractable Value (MEV) trên Unichain, vì họ sở hữu tất cả validator trên mạng, thay vì các validator của Ethereum.
. @Uniswap generated nearly $1.3b of trading and settlement fees across 5 primary chains over the last year.
— Michael Nadeau (@JustDeauIt) October 13, 2024
The protocol and token holders captured $0 of that value.
[100% went to Liquidity Providers, Ethereum Validators, MEV bots, and the L2 sequencers]
But with the launch… pic.twitter.com/vgpn7xjFky
MEV là giá trị tối đa mà một thợ đào (miner), người xác thực giao dịch (validator), người xử lý giao dịch (sequencer)… có thể kiếm được thông qua khả năng loại trừ, sắp xếp lại giao dịch trong một block mà họ sản xuất. Họ sẽ tận dụng cơ hội từ chênh lệch giá hoặc ưu tiên các giao dịch có phí cao hơn.
MEV được ước tính chiếm khoảng 10% tổng phí được trả trên Uniswap (tương đương 100 triệu USD trong năm ngoái), và một phần trong số này có thể được san sẻ với những người nắm giữ token UNI.
Các nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) của Uniswap cũng sẽ có lợi từ Unichain, bằng cách tham gia vào việc thực hiện giao dịch và thu MEV thông qua hoạt động staking. Tuy nhiên, những validator của Ethereum và người nắm giữ ETH sẽ chịu tổn thất nhiều nhất sau khi Unichain ra mắt, khi ETH bị đốt đi giảm và lượng phí quay trở lại Ethereum cũng ít hơn.
Trong năm ngoái, Uniswap đã tạo ra hơn 1,3 tỷ USD từ phí giao dịch và thanh toán trên 5 blockchain chính, bao gồm Ethereum, Optimism, BNB Chain, Base và Polygon.
Sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung (DEX) lớn nhất hiện nay đã ra mắt chain riêng Unichain vào hôm 10/10, cùng hứa hẹn mang đến giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn và cải thiện khả năng tương tác giữa các blockchain.
Unichain được triển khai trên hạ tầng OP Stack của Optimism, trở thành một thành viên của hệ sinh thái "Superchain", cùng với các tên tuổi lớn khác như Base, Zora, Mode, Fraxtal, Cyber, Mint, Redstone, BOB, Xterio, Orderly…
Thế nhưng, cột mốc đáng chú ý này lại vấp phải phản ứng trái chiều từ cộng đồng DeFi. Một số người cho rằng thêm một blockchain layer-2 là không cần thiết. Bộ phận hoài nghi còn “lục lại” một bài viết từ tháng 09/2022 của Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum. Trong đó, ông đã chỉ trích ý tưởng làm chain riêng từ Uniswap, cho rằng không phù hợp với giá trị cốt lõi của nền tảng.
I have a hard time believing this argument.
— vitalik.eth (@VitalikButerin) September 30, 2022
Uniswap's main value proposition is that you can just go and get a trade done in 30 seconds without thinking about it. A uniswap chain or even rollup makes no sense in that context. A copy of uniswap on every rollup does.
Những người ủng hộ thì coi trọng Unichain sẽ được thiết kế đặc biệt cho các giao thức DeFi, đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng thông thường, cung cấp thanh khoản tập trung hơn và giảm thiểu các vấn đề phân mảnh trên nhiều chuỗi. Hơn nữa, việc phát triển chain riêng còn có thể giúp Uniswap giành lại thị phần đang bị đe dọa bởi nhiều đối thủ trong ngành.
Có thể thấy, sau những rào cản pháp lý với chính quyền Mỹ, từ việc nộp phạt 175.000 USD cho CFTC đến bị chính quyền New York sờ gáy và cáo buộc chứng khoán từ SEC, Uniswap vẫn kiên cường vượt qua và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!