Vẫn biết là quá trình phát triển Blockchain tốn rất nhiều thời gian, thế nhưng phải đến 5 năm kể từ ngày công bố dự án, Cosmos mới chính thức ra mắt mainnet của mình vào hôm 14/03. Vậy Cosmos và đồng tiền điện tử ATOM của mạng lưới này thực chất có công dụng gì?
- Người dùng ẩn danh gửi 0.0002 BTC và chấp nhận trả 1.99 BTC tiền phí!
- Celer Network là gì? Cách mua IEO CELR trên Binance Launchpad
Cosmos là gì?
Cosmos là một dự án phát triển dựa trên ý tưởng là số các Blockchain xuất hiện trong tương lai cũng sẽ nhiều như là số các ứng dụng Internet ngày nay vậy.
Trọng tâm của Cosmos là để có thể tập hợp các Blockchain độc lập và mở rộng quy mô được thành một mạng lưới có thể tương thích với nhau. Làm như vậy, Cosmos khẳng định là đã “giải quyết được vấn đề Blockchain phức tạp nhất”.
Đội ngũ đằng sau dự án này tin rằng thông qua việc kết nối các Blockchain với nhay, họ sẽ dựng xây được nền tảng cho một nền kinh tế token mới, một “Internet của các Blockchain”.
Houston, we have liftoff ?
???????https://t.co/36uA1t5xO1— Cosmos – the Internet of Blockchains (@cosmos) 14 tháng 3, 2019
Nửa thập niên phát triển
Ý tưởng về Cosmos được thai nghén lần đầu vào năm 2014 khi nhà sáng lập Jae Kwon nhận ra rằng:
“Bản chất thiên về an toàn của giao thức đồng thuận Chống Gian lận Byzantine (BFT) sẽ giúp ta có thể sử dụng Proof-of-Stake (PoS) chống lại tấn công Sybil vào một mạng lưới Blockchain công cộng mà không cần bản mật ẩn danh từ các nguồn bên ngoài.”
Một năm sau, ông nhận được sự giúp sức từ một nhà phát triển khác tên Ethan Buchman. Họ từ đó đã tìm kiếm cách để chứng minh rằng một Blockchain công cộng có thể dùng BFT để chạy Proof-of-Stake. Và để làm được điều này, họ đã tạo ra Cosmos Hub, thứ mà vừa được cho ra mắt vào ngày 14/03.
Bộ đôi nhà sáng lập còn tạo nên Tendermint Core – một giao thức đồng thuận BFT tầng thứ nhất để từ đó xây dựng lên các Blockchain PoS đầu tiên.
Bên cạnh đó, để trở nên thân thiện hơn với người dùng và nhà phát triển, Cosmos đã phát minh ra Cosmos SDK – một bộ lập trình được khẳng định là rất dễ sử dụng và dễ tinh chỉnh dApp sao cho phù hợp với mục đích của từng công ty.
Một số điểm mạnh và điểm trừ của Cosmos
Blockchain Cosmos Hub của Cosmos là chuỗi khối BFT công cộng đầu tiên sử dụng giao thức đồng thuận Proof-of-Stake để thay thế cho Proof-of-Work.
Dự án hiện cũng đang được chống lưng bởi một số ông lớn như quỹ đầu tư Paradigm và Bain Capital. Tổ chức Interchain Foundation của Thuỵ Sĩ cũng được cho là đã hợp tác phát triển cùng dự án này.
Cosmos cam đoan trong thông cáo báo chí của mình là dự án đang mở rộng một cách nhanh chóng. Song, vẫn chưa có bất kì bằng chứng cụ thể nào xác thực cho lập luận này cả. Cần nhớ là Cosmos đã mất đến 5 năm mới ra được mainnet của mình và cần phải mất thêm ít thời gian nữa thì mới có thể nhìn nhận một cách rõ ràng nhất những “đột phá” trong công nghệ mà dự án này khẳng định.
Đồng tiền điện tử của Blockchain Cosmos là ATOM hiện cũng chưa được niêm yết trên một sàn giao dịch lớn nào cả, ngoại trừ một số sàn nhỏ lẻ ở Hàn Quốc. Thông tin cụ thể về vốn hoá và giá trị của altcoin này ở thời điểm thực hiện bài viết vẫn chưa được thống kê một cách đầy đủ bởi CoinMarketCap, cho thấy dữ liệu về nó vẫn còn rất hạn chế.
Chưa hết, cho đến khi các nhà xác nhận giao dịch trên testnet cùng “khoảng 80 đơn vị phát triển mà đã tỏ ý muốn xây dựng ứng dụng trên Cosmos SDK” bắt đầu cung cấp các phản hồi, thì vẫn còn quá sớm để khẳng định Cosmos đã hoàn tất tầm nhìn trở thành “Internet của các Blockchain” một cách mỹ mãn.
Theo Bitcoinist