Dẫu tháng 5 chỉ mới đi được 1/3 thời gian, thị trường tiền mã hóa đã chứng kiến rất nhiều biến động bất ngờ. Từ câu chuyện Elon Musk với Twitter, đến sự cố sập blockchain của Ethereum và Solana rồi cú “The Big Short” của Terra (LUNA) và UST. Để không bỏ lỡ những diễn biến quan trọng này, hãy cùng đội ngũ Kyros Ventures điểm lại tình hình thị trường những ngày gần đây nhé!
Theo dấu thị trường crypto trong 2 tuần đầu tháng 05/2022
1. Elon Musk và việc mua lại Twitter: Chuyện gì đã xảy ra?
Vào ngày 25/04, ban lãnh đạo Twitter thông báo rằng họ đã ký một thỏa thuận để bán lại công ty này cho Elon Musk – CEO của Tesla và SpaceX, với giá 43 tỷ USD bằng tiền mặt. Sau khi hoàn tất giao dịch này, Twitter sẽ trở thành một công ty tư nhân (tức cổ phiếu của Twitter sẽ không được giao dịch công khai nữa).
Một vài ngày sau đó, Elon Musk cho biết rằng ông đã gọi vốn khoảng 7 tỷ USD từ 18 tổ chức khác nhau để tài trợ cho thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD này, bao gồm Binance, a16z, hay Morgan Stanley.
Với 500 triệu USD hỗ trợ từ phía Binance, CEO Binance Changpeng Zhao (CZ) mong đợi rằng crypto và blockchain sẽ được công chúng đón nhận nhiều hơn thông qua mạng xã hội và web3. Việc mua lại Twitter, một nền tảng mạng xã hội phổ biến với những người yêu thích crypto, từ Elon Musk – một người có ảnh hưởng khá lớn trong thị trường này, và sự tham gia của các ông lớn trong ngành như Binance, a16z, Sequoia,… hứa hẹn sẽ tạo ra những tác động to lớn tới sự đón nhận của crypto trên toàn cầu.
Sự tăng giá đột ngột của Dogecoin là một bằng chứng về sự ảnh hưởng của thương vụ mua lại Twitter lên thị trường crypto. Có 2 lý do chính đằng sau sự kiện này:
- Elon Musk bóng gió về việc tích hợp thanh toán bằng DOGE trên Twitter, đưa DOGE trở thành một trong những hình thức thanh toán cho Twitter Blue
- Gucci chấp nhận BTC, ETH, LTC, SHIB và DOGE là một hình thức thanh toán tại các cửa hàng của họ ở Mỹ
Chúng ta cũng đã chứng kiến điều này rất rõ ràng trong quá khứ. Elon Musk đã tận dụng tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra giá trị cho DOGE bởi vì số lượng người theo dõi và hâm mộ Musk là rất lớn, dẫn đến số lượng người mua và nắm giữ DOGE cũng nhiều hơn. Do đó, các thương hiệu lớn như Tesla, Gucci chấp nhận thanh toán bằng DOGE một phần cũng là vì dựa trên uy tín của Elon Musk.
Chưa dừng lại ở đó, Elon Musk thay đổi ảnh đại diện trên Twitter thành một tấm hình bao gồm rất nhiều chú khỉ BAYC và đã chia sẻ một quan điểm trái ngược ngay sau đó bằng một tweet với nội dung “Tôi không biết nữa… nó trông có vẻ thay thế được” (bởi tấm ảnh đại diện khi ấy của Elon Musk không phải là một phiên bản NFT – vốn không thể thay thế được, mà chỉ là một tấm hình tổng hợp nhiều hình ảnh chú khỉ BAYC khác nói chung).
I dunno … seems kinda fungible
— Elon Musk (@elonmusk) May 4, 2022
Có lẽ sau khi nhận ra sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây của NFT, Elon Musk với tầm ảnh hưởng hiện tại của mình dường như không muốn bỏ qua thị trường tiềm năng này.
Nhưng tại sao lại là BAYC?
Hiển nhiên là, bộ sưu tập NFT này đã trở thành một huyền thoại trong thị trường NFT, bởi nó đang dẫn đầu về giá sàn, vượt mặt cả CryptoPunks – Bộ sưu tập kỳ cựu từ năm 2017 với khối lượng giao dịch là 1,2 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2022.
Nhưng điều gì sẽ giúp Twitter trở nên khác biệt hơn so với Facebook, Youtube và các nền tảng mạng xã hội khác vốn ưu tiên lưu nhuận hơn lợi ích của người dùng khi lợi nhuận của Twitter hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo?
Twitter đã báo cáo lỗ 8 năm liên tiếp từ năm 2012, ngoại trừ năm 2018 và 2019. Vì vậy, Twitter và đội ngũ quản lý phải có chiến lược ưu tiên mang lại lợi nhuận cho công ty ngay bây giờ. Hiện vẫn chưa rõ được hướng tiếp cận nào Twitter sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu đó nhưng vẫn đảm bảo được tính phi tập trung cho nền tảng mạng xã hội này.
Một câu hỏi nữa còn để ngỏ là điều gì sẽ diễn ra nếu việc mua lại Twitter khiến cho tầm ảnh hưởng của Elon Musk và các tổ chức hỗ trợ ngày càng lớn hơn và từ đó giúp họ dễ thao túng thị trường hơn?
Cuối cùng là, ngay cả khi Twitter cho phép người dùng sử dụng NFT của họ làm ảnh đại diện, nó vẫn chưa thể thực sự giải quyết được vấn đề về quyền sở hữu. Hơn 80% NFT tạo ra trên OpenSea là “hàng giả”. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi dữ liệu on-chain và off-chain vẫn còn nhiều sự mâu thuẫn và các nghệ sĩ vẫn không thể nhận được những giá trị thực mà tiềm năng của NFT có thể mang lại. Nói một cách ngắn gọn, điều này có thể làm trầm trọng hơn các vụ đánh cắp NFT, vốn đã là một điểm nhức nhối trong thị trường này bấy lâu nay.
2. Otherdeer & BAYC: Những chú khỉ làm tiêu tốn 150 triệu USD
Tranh cãi xung quanh BAYC không chỉ có ở phía Elon Musk. Hãy tua ngược thời gian và quay lại thời điểm một tuần trước đó.
Otherside, một dự án game metaverse của BAYC, đã có đợt mở bán đất có tên Otherdeed vào ngày 30/04. Đây là một đợt mở bán NFT vô cùng hỗn loạn: Etherscan, trình tìm kiếm của Ethereum, đã bị sập, và giá gas tăng lên tới 10.000 gwei trong vòng 10 phút.
Một số nhà đầu tư chia sẻ rằng họ đã phải bỏ ra một chi phí gấp đôi chi phí mua đất (305 APE, tương đương 5.800 USD tại thời điểm đó) cho chi phí gas nhưng vẫn mua không thành công.
Gần 157 triệu USD đã được dùng để chi trả phí gas trong đợt mở bán đất của BAYC. Một tuần sau đó, Yuga Labs thông báo rằng họ sẽ hoàn trả lại tiền gas cho những giao dịch không thành công.
Mặc dù vậy, cộng đồng vẫn trở nên giận dữ bởi vì Yuga Labs đã không chịu tối ưu hợp đồng thông minh của họ – nguyên nhân dẫn đến cuộc “gas war” không đáng có và cho rằng đây chỉ là một cái cớ để họ khởi động một chain mới cho riêng mình.
Đáp lại, Vitalik cho rằng những thủ thuật tối ưu chi phí gas sẽ không có tác dụng bởi vì giá gas sẽ tiếp tục gia tăng cho đến khi cung và cầu đạt được sự cân bằng.
Nhưng đó không phải là mấu chốt mà cộng đồng muốn hướng tới; mấu chốt ở đây là, đáng lẽ ra Yuga Labs đã có thể làm tốt hơn.
Từ góc nhìn của chúng tôi, nếu vin vào sự tắc nghẽn của mạng lưới Ethereum, thì việc một dự án metaverse như Otherdeed của BAYC cần khởi chạy trên một chuỗi khác để tối ưu hơn về mặt trải nghiệm người dùng là hoàn toàn hợp lý, cụ thể hơn là bằng cách triển khai trên một Layer 2 để ước lượng nhu cầu người dùng trước khi tiến tới quyết định sẽ xây dựng một chuỗi riêng cho chính mình. Ngay cả khi họ xây dựng một chain riêng cho mình và có một token riêng, điều này sẽ giống như ApeChain đang “ký sinh” trên sự thành công của Ethereum vậy, và điều này có thể tiếp tục làm dậy lên cơn sóng phẫn nộ của một trong những cộng đồng crypto đông đảo nhất thế giới.
Cho đến thời điểm này, chỉ có thời gian mới cho thấy được liệu rằng đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không; nhưng chắc chắn rằng, bản thân Yuga Labs sẽ phải nỗ lực rất nhiều để lấy lại lòng tin của cộng đồng.
3. “Gas war” của Solana: Hối lộ hay không hối lộ, đó là vấn đề
NFT không đơn giản chỉ là những tấm ảnh jpeg, bởi vì sức mạnh của chúng có thể khiến cho toàn bộ blockchain ngưng hoạt động trong vòng 8,5 tiếng. Và lần này, blockchain đó chính là Solana.
Không giống như Ethereum, Solana không có một thị trường đấu giá blockspace như Ethereum, thay vào đó mạng lưới này sẽ chấp nhận các giao dịch dựa trên cơ sở trật tự thời gian, ai đến trước sẽ được chấp nhận trước. Điều này sẽ giúp giảm chi phí giao dịch trên Solana một cách đáng kể khi so sánh với Ethereum nhưng cái giá phải trả là tình trạng giao dịch rác ồ ạt làm nghẽn hệ thống.
Quả thật vậy, vào ngày 01/05, Solana đã ngưng hoạt động trong hơn 8 tiếng bởi vì sự gia tăng số lượng giao dịch liên quan đến NFT, đặc biệt là do Candy Machine, một công cụ giúp mọi người mint NFT một cách công bằng nhất.
Cụ thể, các bot đã khai thác lỗ hổng này để tạo ra một khối lượng giao dịch khổng lồ trên mạng lưới nhằm tăng tỷ lệ mint NFT thành công. Sự việc này đã tạo ra tác động tiêu cực đến giá SOL nhưng tuy nhiên, có vẻ nó không tạo ra ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư NFT trên Solana vì số lượng giao dịch NFT nhanh chóng hồi phục sau sự kiện “mất mạng” này.
So sánh giữa giá SOL và số lượng giao dịch NFT trên Solana sau sự cố ngày 30/04
Sau khi mạng lưới tạm ngưng hoạt động, đội ngũ Solana đã đưa ra 3 giải pháp để hạn chế tình trạng này:
- Triển khai QUIC, một giao thức được phát triển bởi Google để gia tăng tốc độ giao tiếp của mạng lưới đồng thời nhận diện được địa chỉ IP của mỗi giao dịch để giảm thiểu tình trạng spam
- Triển khai việc cho phép validator xử lý nhiều giao dịch hơn với điều kiện số lượng SOL staking cao hơn
- Áp dụng phí ưu tiên cho các giao dịch, tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng gas war, sẽ có sự giới hạn các tài khoản có thể ưu tiên giao dịch của mình trên mạng lưới
Bên cạnh đó, một số giải pháp khác được đưa ra như cơ chế đấu giá Hà Lan (Dutch Auction) hoặc dynamic mint nhằm giảm động lực sử dụng bot để spam mạng lưới (bởi vì giá NFT luôn có thể xuống thấp hơn nữa nên các nhà đầu tư sẽ khó biết đâu là “đáy”).
There have been some problems with Solana lately.
— lightspeed mert | helius.xyz (@0xMert_) April 29, 2022
In actuality, it's almost always the *same* recurring problem.
Here is a short & simple explanation of what's happening (for non-technical people) and what it means for the future ?
4. Terra: “The Big Short” phiên bản crypto
Vào 08/05, khi giá của BTC bắt đầu suy giảm và kéo theo toàn bộ thị trường, bao gồm cả LUNA, UST bắt đầu mất “peg” và giảm xuống 0.9857 USD.
Đã có một đợt bán tháo UST trên Curve tạo ra tình trạng mất cân đối của UST trong 4pool trên Curve. Ngay sau đó, đã có một lực mua UST bằng USDT giúp cân bằng lại.
Đến ngày 09/05, Luna Foundation Guard thông báo rằng họ sẽ cho vạy 750 triệu USD bằng BTC cho một công ty chuyên giao dịch OTC và 750 triệu UST để ổn định giá của UST. Trong đó, 750 triệu UST sẽ được dùng để mua BTC. Tuy nhiên, điều này dường như càng làm trầm trọng thêm vấn đề bởi sự gia tăng đột ngột nguồn cung của UST, khiến cho mất cân đổi tỷ lệ của UST trong 4pool trên Curve.
Sự cân đối trong 4pool của Curve
Vào ngày 10/05, UST suy giảm trầm trọng về 0.6. Tổng giá trị dự trữ của LFG giảm đến hơn 90%, từ ngưỡng xấp xỉ 3,9 tỷ USD (cao nhất mọi thời điểm) về 188 triệu USD.
Cơ cấu số dư trong quỹ của Luna Foundation Guard
Dự trữ BTC giảm về 0 từ 1,4 tỷ USD trong vòng chưa tới 24 giờ. Tổng cộng LFG đã dùng hơn 3 tỷ USD nhằm đưa UST trở về giá 1 USD nhưng không thành công, bởi stablecoin này đang tiếp tục giao động ở khu vực 0.8 USD.
Số dư trong quỹ của Luna Foundation Guard theo thời gian
Trong lúc đó, giá LUNA giảm mạnh về 26,54 USD, mất gần 60% giá trị. Số lượng UST trong Anchor nhanh chóng bốc hơi 48% bởi vì một lượng lớn bị người dùng rút ra khỏi nền tảng và làm cho APY quay trở về mức 20%. Sự kiện này đã tạo ra ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái Terra, tổng giá trị bị khóa nhanh chóng giảm về mức 13 tỷ USD, tức giảm 45% trong chưa tới một ngày.
Sự kiện này của Luna đã được nhiều nhà đầu tư dự đoán từ trước bởi vì mô hình cung cấp lãi suất APY 20% của Anchor, rất giống với mô hình Ponzi, được cho là không hề bền vững.
Hiện tại sẽ rất thú vị khi quan sát các động thái tiếp theo từ Do Kwon và đội ngũ LFG. Liệu UST có trở lại 1 USD hay không và nếu có thì liệu người dùng có còn tin tưởng UST? Hãy cùng chờ xem thời gian sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào.
Kyros Ventures
Có thể bạn quan tâm: