logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Tokenomics Research #9: Synapse (SYN) và những cơ hội tăng trưởng sắp tới

-12/02/2023

Khi nhắc đến các dự án làm về mảng Bridge (cầu nối), rất khó để không nhắc đến Synapse. Synapse đã hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả trong hơn 2 năm qua, hỗ trợ luân chuyển một lượng lớn tài sản qua nhiều chuỗi khác nhau. Trong bài viết hôm nay, anh em hãy cùng mình phân tích SYN – Native token của Synapse để xem rằng liệu SYN có phải là token tốt để nắm giữ dài hạn không nhé!

Tokenomics Research #9: Synapse (SYN) và những cơ hội tăng trưởng sắp tới

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu về Synapse

Synapse (SYN) là một giao thức cross-chain giúp luân chuyển tài sản crypto giữa các chain khác nhau một cách an toàn. 

Giao thức Synapse bao gồm 3 thành phần:

  • Generalized Cross-chain Communication: Bộ trung chuyển thông tin chuỗi chéo.
  • Optimistic Security Model: cơ chế bảo mật Optimistic.
  • Synapse Bridge: Cầu nối Synapse.

1/ Generalized Cross-chain Communication: cho phép dữ liệu được gửi qua các chuỗi một cách an toàn và liền mạch. Với hệ thống này, các ứng dụng không còn cần phải triển khai trên nhiều chuỗi khác nhau. Các ứng dụng chỉ cần triển khai trên một blockchain duy nhất và “giao tiếp” với các blockchain khác giúp người dùng có một trải nghiệm liền mạch duy nhất. Dữ liệu này cũng bao gồm các lệnh gọi smart contract, cho phép các hợp đồng thông minh dễ dàng tương tác với nhau.

2/ Optimistic Security Model: cơ chế xác thực của Synapse hoạt động dựa trên cơ chế xác thực tương tự như giải pháp Optimistic Rollup. Về cơ bản, cơ chế này sẽ hoạt động như sau: các giao dịch sẽ được xem là đúng cho đến khi có ai đó chứng minh nó sai. Nếu có một ai đó nghi ngờ tính chính xác của giao dịch, nó sẽ phải trải qua việc kiểm tra thông qua việc thực hiện các thuật toán xác thực giao dịch dựa trên dữ liệu có sẵn.

Anh em có thể tìm hiểu sâu hơn về Optimistic Rollups và zk-Rollups tại bài viết này.

3/ Synapse Bridge: là cầu nối cho phép người dùng hoán đổi tài sản trên hơn 15 blockchain một cách an toàn và bảo mật. Synapse Bridge sẽ hỗ trợ 2 loại cầu nối:

  • Canonical Token Bridging: sẽ giúp luân chuyển các tài sản ở dạng wrap (ví dụ: WBTC, renBTC, stETH…)
  • Liquidity-Base Bridging: giúp luân chuyển các tài sản gốc trên các chuỗi với nhau.

Bên cạnh đó, Synapse cũng cho phép các nhà phát triển tích hợp chức năng cross-chain vào ứng dụng của họ. Nhờ đó, các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng DeFi hoạt động được trên nhiều chain đồng thờ.

Cross-chain AMM là sản phẩm chính cho phép swap các loại tài sản cross-chain của Synapse. Sản phẩm này vận hành tương tự như một AMM thông thường, anh em sẽ swap token A lấy token B và ngược lại. Điều khác biệt duy nhất là các token A và token B ở hai chain khác nhau.


Sản phẩm AMM cross-chain của Synapse

Để có thể chuyển đổi các token, Synapse AMM triển khai thuật toán StableSwap để định giá và cân bằng lại tài sản trong nhóm thanh khoản cross-chain để cho phép chuyển đổi tài sản với trượt giá thấp giữa các chain khác nhau. 

Theo thông báo từ giao thức, Synapse sẽ thu một khoản fee là 0.04% số tiền được luân chuyển trên mỗi giao dịch.

Tokenomics

SYN là native token của Synapse, có Max Supply (tổng cung tối đa) là 250 triệu token, Total Supply (tổng cung hiện tại) là 192,7 triệu token và số token lưu hành là 139,8 triệu token.

Lưu ý: SYN được chuyển đổi từ NVR (token cũ của dự án) với tỷ lệ 1 NVR = 2,5 SYN.

Token SYN hiện tại có một số chức năng sau:

1/ Quản trị (Governance): SYN được sử dụng để các người nắm giữ token có thể biểu quyết các đề xuất liên quan đến quản trị hoạt động của giao thức.

2/ Khuyến khích thanh khoản (Liquidity Incentives): Khi các nhà cung cấp thanh khoản deposit tài sản của họ để cung cấp thanh khoản cho giao thức, họ sẽ nhận về một lượng phần thưởng nhất định (được trả bằng SYN).

3/ Staking: các validator để được tham gia xác thực các dữ liệu trong mạng (và nhận lại phần thưởng) cần take một lượng SYN nhất định để đảm bảo tính chính xác và trung thực khi xác nhận dữ liệu. Anh em cần lưu ý, tính năng này chỉ có khi Synapse chuyển sang giai đoạn tiếp theo của mạng lưới là Archean và Proterozoi. 

4/ Fee: SYN sẽ được dùng để trả fee cho các giao dịch trên mạng lưới.

SYN là token được phân bổ cho các nhóm thanh khoản, được chuyển đổi từ NMR. Vì vậy, sẽ không có vòng mở bán private nào cho SYN. Theo tính toán, cứ mỗi tuần sẽ có khoảng 630.000 SYN phát thải.

Bull-case của SYN: Dự án hoạt động tốt và thu hút được nhiều volume => Phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản + Validator tăng lên => Thu hút thêm thanh khoản + validator => Thêm nhiều SYN được staking.

Tình hình hoạt động của giao thức

Tính đến thời điểm viết bài, Synapse đã hỗ trợ 18 blockchain khác nhau, trong đó có hầu như các blockchain L1 và L2 phổ biến nhất. Có thể nói Synapse đã làm rất tốt trong câu chuyện tích hợp và tự phổ biến giao thức của chính mình. Gần đây, khi blockchain mới nổi là Canto được chú ý, Synapse cũng đã nhanh nhạy tích hợp và thu hút được một lượng lớn volume từ Canto.

Các blockchain được Synapse hỗ trợ tính đến tháng 02/2023

Theo số liệu on-chain, tính đến ngày 10/02/2023, tổng bridge volume qua Synapse đã đạt 11,45 tỷ USD, mang về lợi nhuận 18,2 triệu USD.

Các số liệu thống kê hoạt động của Synapse tính đến ngày 12/02/2023

Chúng ta sẽ cùng nhau so sánh volume và revenue giữa Synapse và một số protocol khác:

Khối lượng luân chuyển TVL Vốn hóa thị trường
Synapse 11,45 tỷ USD 200 triệu USD 187 triệu USD
Multichain 97,42 tỷ USD 1,73 tỷ USD 175 triệu USD
Across 1 tỷ USD 50 triệu USD 8 triệu USD

Nhìn vào số liệu trên, có thể anh em sẽ thấy Synapse đang được định giá khá cao so với Multichain, một dự án có số liệu nổi bật hơn rất nhiều. Liệu nhận định đó có chính xác? Mình sẽ phân tích thêm ở dưới nhé!

Cập nhật quan trọng

Synapse V2 và Synapse Chain là cập nhật quan trọng và lớn nhất của Synapse trong năm 2022. 

Là một optimistic-rollups dựa trên Ethereum, được thiết kế dành riêng cho các trường hợp sử dụng cross-chain, Synapse Chain sẽ cung cấp cho các nhà phát triển một giao diện hợp đồng thông minh tổng quát để xây dựng các trường hợp sử dụng cross-chain nguyên bản bằng cách tận dụng hệ thống nhắn tin chuỗi chéo của Synapse. Các ứng dụng được xây dựng trên Synapse Chain sẽ có thể thực thi logic hoạt động của mình trên bất kỳ blockchain nào.

Kiến trúc của giao thức Synapse

Token SYN của Synapse sẽ có nhiều vai trò hơn khi Synapse Chain ra mắt. Các nhà xác thực sẽ phải stake một lượng SYN nhất định để đảm bảo thực hiện đúng và khách quan vai trò của mình. Nếu có gian lận trong quá trình xác thức, họ sẽ bị phạt hoặc thậm chí mất luôn lượng SYN đã stake. Tất cả người dùng sở hữu SYN đều có thể stake để tham gia bảo mật mạng lưới.

Quay lại câu chuyện định giá, nếu như Synapse Chain ra mắt, lúc này dự án không còn đơn thuần chỉ là một “cross-chain bridge” nữa mà sẽ là một hệ sinh thái có thể có rất nhiều DApp trên đó. Lúc này, market cap 187 triệu USD của Synapse sẽ không còn “đắt” nữa.

Phân tích on-chain SYN

 Để có cái nhìn rõ hơn về tình hình của SYN hiện tại, anh em hãy cùng mình phân tích một số dữ liệu on-chain của token này.

Tương quan giữa giá / volume của SYN. Nguồn: Nansen (12/02/2023)

Anh em có thể thấy trong tháng 1 và tháng 2 năm 2023, SYN được gom khá nhiều khi volume tăng đột biến. Anh em có thể thấy là giá tăng mạnh sau đó, nhưng không giảm nhiều => lực bán vẫn chưa nhiều và hầu như những người mua ở vị thể tốt vẫn đang hold.

Tiếp theo, anh em cùng mình soi một số “smart money” đang hold SYN:

Top các địa chỉ ví đang nắm giữ nhiều SYN nhất. Nguồn: Nansen (12/02/2023)

Top các ví đang nắm giữ SYN hầu hết đều không có động thái gì đáng chú ý. Đa phần vẫn đang tiếp tục “hold dài hạn”. Anh em có thể check chi tiết hơn tại đây.

Ví top 1 là BlockTower Capital gần đây đã có động thái chuyển đi một lượng lớn SYN. Mình có “lần theo dấu vết” thì phát hiện BlockTower Capital đang chia nhỏ SYN ra để bán dần. Hiện tại, ví của BlockTower Capital vẫn đang là top 1 holder SYN với khoảng 2,9 triệu token SYN đang nắm giữ. 

Ngược dùng về quá khứ, cách đây hơn 1 năm, ví của BlockTower Capital đã nhận được hơn 4,5 triệu token SYN (lúc đó có giá trị khoảng ~1,3 USD/SYN). 

Lịch sử giao dịch SYN của BlockTower Capital

Ví này sau đó đã chuyển SYN đi qua 2 ví khác và lại quay trở lại với 5,6 triệu token SYN, sau đó chia nhỏ ra và cung cấp thanh khoản 4,2 triệu token SYN vào pool trên Uniswap v3.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy BlockTower Capital hoàn toàn chưa có lợi nhuận từ việc hold SYN sau hơn 1 năm qua, có thể động thái bán một lượng SYN mà mình nói ở trên chỉ đơn thuần là việc chốt bớt một phần vị thế chứ không phải là xả hàng sau khi có lợi nhuận.

=> Với giá hiện tại khoảng ~1,2%, đây vẫn là một vị thế tốt để anh em có thể cân nhắc việc mua và nắm giữ lâu dài cho SYN.

Số lượng holder SYN tiếp tục tăng qua thời gian – Nguồn: Dune, @maxbronstein (12/02/2023)

Tạm kết

SYN là một token có cơ hội tăng trưởng tính đến thời điểm hiện tại với một số lí do sau:

  1. Dự án đã có sản phẩm, hoạt động ổn định, thậm chí ở mức tốt, tạo ra được lợi nhuận kể cả trong thời điểm market gặp nhiều khó khăn.
  2. Tokenomics của SYN sắp tới sẽ có nhiều điểm bùng nổ khi Synapse Chain ra mắt, trong đó đáng chú ý là việc ra mắt công dụng staking. Mình tin rằng điều này sẽ giúp khoá lại một lượng SYN khá lớn.
  3. Hướng đi của Synapse là xây dựng một blockchain tốt nhất dành cho các dự án muốn phát triển đa chuỗi. Trên thực tế, ngách này hiện tại Synapse có không nhiều đối thủ. Một trong những dự án cạnh tranh lớn nhất có lẽ là LayerZero cũng chỉ đang trong quá trình xây dựng.
  4. Các ví lớn vẫn đang hold SYN và chưa có động thái chốt lời. Vùng giá hiện tại cũng là vùng giá khá tốt để chúng ta có một vị thế tốt như các smart-money.

Tuy vậy, cá nhân mình tin rằng Synapse nói chung và tokenomics của SYN vẫn còn những thứ có thể làm tốt hơn:

  1. Tốc độ ra mắt Synapse Chain còn chưa rõ ràng. Dù có rất nhiều đồn đoán về việc ra mắt trong thời gian gần nhưng Synapse vẫn chưa có thông báo chính thức.
  2. Rủi ro về lợi thế cạnh tranh: mảng cross-chain khá nhiều dự án tên tuổi như Multichain, LayerZero… vẫn đang tiếp tục xây dựng và mở rộng. Trong bối cảnh thị trường chưa có thêm dòng tiền và người dùng mới như hiện tại, Synapse có thể chịu nhiều sức ép trong việc duy trì và phát triển so với các đối thủ.
  3. Rủi ro về bảo mật: Cross-chain là một trong những “đối tượng” ưu thích của các hacker. Rất nhiều vụ tấn công đã xảy ra. Vì vậy, đây cũng là rủi ro mà anh em cần chú ý khi muốn đầu tư Synapse hay các dự án mảng này.

Ý kiến của anh em về Synapse và SYN như thế nào? Comment để chia sẻ cùng tụi mình nhé!

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-12/02/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68