logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Nhìn lại DeFi (Phần 4) – PancakeSwap và nỗ lực trong việc giữ chân người dùng

-18/12/2022

Binance Smart Chain (BSC) là một trong những hệ sinh thái hàng đầu hiện tại khi được hậu thuẫn bởi sàn giao dịch top 1 – Binance và có một lượng người dùng đông đảo. Với vị thế là AMM top đầu của BSC, PancakeSwap được rất nhiều người kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh khi thị trường quay trở lại uptrend. Trong bài viết hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu xem PancakeSwap đã làm được gì trong năm 2022 nhé!

Nhìn lại DeFi (Phần 4) – PancakeSwap và nỗ lực trong việc giữ chân người dùng

Có thể bạn quan tâm:

Tổng quan về PancakeSwap

PancakeSwap là sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng và phát triển trên Binance Smart Chain (BSC), tương tự như Uniswap trên Ethereum. Cơ chế hoạt động của PancakeSwap cũng tương tự như Uniswap, dựa trên Liquidity Pool (các pool thanh khoản) và cơ chế AMM.

Sau một thời gian phát triển sản phẩm DEX, PancakeSwap đã mở rộng theo hướng trở thành một DeFi Hub khi xây dựng thêm nhiều sản phẩm khác như: Yield Farming, Syrup Pools, StableSwap, Lottery, Prediction, NFT, IFO…

TVL trên PancakeSwap – Nguồn: DefiLlama (18/12/2022)

Hiện tại, TVL trên PancakeSwap đang duy trì ở mức 2,25 tỷ USD (11/12/2022), đã giảm khoảng 59,3% so với đầu năm. Điều này không khó hiểu khi từ đầu năm 2022, thị trường crypto nói chung cũng như DeFi nói riêng gặp khá nhiều khó khăn. Nhìn chung, mức suy giảm TVL của PancakeSwap nếu so với mặt bằng chung thì không quá tệ.

Tình hình hoạt động của các sản phẩm trên PancakeSwap

Hiện tại, PancakeSwap có sản phẩm chính gồm:

  1. DEX
  2. Yield Farming
  3. Syrup Pool
  4. StableSwap
  5. Lottery
  6. Prediction
  7. Pottery
  8. NFT Marketplace
  9. IFO

Để đánh giá được một cách chính xác tình hình hoạt động của Pancake, anh em hãy cùng mình đi sâu vào tìm hiểu từng sản phẩm nhé!

DEX

Cách hoạt động và tạo ra giá trị

DEX là sản phẩm cốt lõi của PancakeSwap khi góp phần lớn trong việc thu hút, duy trì dòng tiền và tạo ra fee (phí doanh thu) cho dự án. 

Sản phẩm này của PancakeSwap sẽ hoạt động như sau:

  1. Các LP (người cung cấp thanh khoản) sẽ cung cấp thanh khoản vào các pool theo tỷ lệ 1:1, đổi lại, họ nhận về LP Token, được chia fee khi có giao dịch phát sinh trong pool đó, đồng thời có thể sử dụng LP Token đó để staking nhận CAKE.
  2. Người dùng có thể swap trên các pool để nhận về token mình muốn, mỗi giao dịch sẽ được tính một lượng fee nhất định.
  3. Fee từ giao dịch sẽ được chia làm 3 phần: Một phần được đưa vào PancakeSwap Treasury (kho bạc giao thức), một phần dùng để thưởng cho các LP (người cung cấp thanh khoản), một phần dùng để mua lại và đốt token CAKE.

Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy một flywheel cho Pancake: 

Khi càng nhiều thanh khoản được cung cấp => càng thu hút người dùng sử dụng PancakeSwap để giao dịch (với trượt giá thấp và thanh khoản dồi dào) => tạo ra nhiều fee hơn => PancakeSwap Treasury và Phần thưởng cho LP tăng, đồng thời giảm lạm phát cho CAKE tốt hơn => thu hút thêm nhiều LP tham gia cung cấp thanh khoản… 

Hiện, mức phí mà PancakeSwap thu cho mỗi giao dịch là 0,25%, trong đó:

  • 0,17% được chia cho các LP.
  • 0,0225% được gửi vào PancakeSwap Treasury.
  • 0,0575% được dùng để mua lại và đốt CAKE.

Tình hình hoạt động

Tương tự như TVL, volume giao dịch trên PancakeSwap cũng đang sụt giảm dần nếu xét từ đầu năm. Hiện tại, trung bình mỗi ngày volume trên PancakeSwap rơi vào khoảng 100 triệu USD. 

Với volume khoảng hơn 100 triệu USD/ngày, mỗi ngày, PancakeSwap sẽ thu về lượng fee khoảng 250.000 USD, trong đó sẽ có khoảng 57.500 USD được sử dụng để buy back và đốt CAKE. Với giá CAKE tại thời điểm viết bài khoảng 3,41 USD, lượng tiền trên có thể mua lại và đốt 16.862 CAKE/ngày.

Yield Farming

Yield Farming trên PancakeSwap sẽ hoạt động tương tự các dự án farming khác: Sẽ có các pool farming với APR khác nhau để anh em lựa chọn. Anh em sẽ add LP token (nhận được sau khi cung cấp thanh khoản) vào Pool tương ứng để nhận về phần thưởng. Phần thưởng sẽ được trả dưới dạng CAKE token.

Về cơ bản, Yield Farming là một cách để giúp tăng lợi nhuận cho LP (người cung cấp thanh khoản), nhờ vậy, thanh khoản sẽ ở lại với PancakeSwap tốt hơn. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ bị đánh đổi bởi lạm phát của token CAKE.

Syrup Pool

Như mình đã nhắc đến ở trên, việc đưa ra nhiều phần thưởng cho LP giúp thanh khoản ở lại với dự án, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc CAKE trở nên lạm phát hơn và chịu áp lực bán lớn hơn.

Để khắc phục hạn chế nói trên, dự án PancakeSwap đã ra mắt sản phẩm Syrup Pool. Về cơ bản, Syrup Pool cho phép anh em staking CAKE để nhận về CAKE hoặc một loại token khác.

Sản phẩm Syrup Pool của PancakeSwap

Trên Syrup Pool sẽ có 2 dạng:

  • Pool của chính PancakeSwap: người dùng có thể stake CAKE và nhận về chính token CAKE. Sau khi nhận token CAKE, người dùng có thể bán đi hoặc re-staking.
  • Pool của các dự án khác: Một số dự án sẽ có nhu cầu nộp đơn lên PancakeSwap để được tham gia mô hình này nhằm quảng bá dự án, sau khi được duyệt có thể phát hành token thông qua hình thức này. Khi đó, người dùng có thể stake CAKE để nhận về token dự án.

Syrup Pool sẽ giúp những CAKE holder có thêm thu nhập, tạo động lực cho họ stake CAKE, giúp giảm nguồn cung lưu hành trên thị trường cũng như áp lực bán. Tuy nhiên, để Syrup Pool hoạt động hiệu quả, PancakeSwap cần định hướng người dùng stake vào các Pool nhận token khác thay vì pool nhận chính CAKE.

Tổng giá trị staking token CAKE (trên nhiều sản phẩm) – Nguồn: StakingRewards.com (18/12/2022)

Theo số liệu trên StakingRewards.com, hiện tổng giá trị staking CAKE đang ở mức khoảng 838,7,5 triệu USD (tương đương với khoảng 245,9 triệu token CAKE đang được staking). Chúng ta sẽ cùng tính toán mức độ lạm phát của CAKE (cũng đồng thời là phần thưởng mà những người stake CAKE nhận được):

Tỷ lệ CAKE mới sinh ra từ hoạt động staking. Nguồn: StakingRewards.com (18/12/2022)

Như vậy, nếu giả sử như 245,9 triệu token kia được lock hoàn toàn trong khoảng thời gian 1 năm, mức thưởng mà các stakers nhận được lên đến 65,26%, tương đương với khoảng 160,5 triệu token CAKE sẽ được tạo ra trong 1 năm, tức khoảng hơn 439 nghìn token CAKE/ngày. Đây là một con số rất lớn ở thời điểm hiện tại. Ở phần trên, chúng ta đã tính toán lượng CAKE trung bình được mua và đốt bởi phần fee nhận được từ hoạt động của DEX chỉ rơi vào khoảng 16.862 CAKE, tức mới chỉ đạt ~4% lượng CAKE trung bình được tạo ra mỗi ngày.

StableSwap

Cách hoạt động và tạo ra giá trị

Đây là một sản phẩm mới của Pancake, được thiết kế theo mô hình của Curve, giúp người dùng PancakeSwap có thể trao đổi các loại tài sản có mức giá sát nhau. Ví dụ: Swap BUSD lấy USDT hoặc các LP dạng như stkBNB và aBNB… 

StableSwap sẽ giúp cho người dùng có thể trao đổi các loại tài sản nói trên với trượt giá thấp hơn, hạn chế Impermanent Loss cho các LPs (người cung cấp thanh khoản). Mức phí khi anh em sử dụng sản phẩm này cũng thấp hơn mức phí của PancakeSwap (0,25%).

Mức phí thu từ StableSwap sẽ được phân bổ như sau:

  • 50% thưởng cho các LP
  • 40% mua và đốt CAKE
  • 10% được đưa vào PancakeSwap Treasury

Mức phí cụ thể của một số cặp giao dịch như sau:

Mức phí giao dịch và phân bổ phí giao dịch trên StableSwap – Nguồn: PancakeSwap

Trên thực tế, StableSwap không giống như một sản phẩm mới mà làm một tuỳ chọn nâng cấp của AMM Dex trên Pancake, nhưng nó lại mang đến khá nhiều hiệu quả:

  1. Thu hút người dùng có nhu cầu hoán đổi các loại stablecoin đến và sử dụng PancakeSwap nhiều hơn.
  2. Khi người dùng đến nhiều hơn => Fee tăng lên => phần thưởng cho LP tăng lên => thu hút thêm thanh khoản dưới dạng stablecoin.
  3. Làm dày thêm thanh khoản, tăng volume, tăng lượng fee thu được cho PancakeSwap Treasury và tăng tốc độ mua & đốt CAKE.

Tình hình hoạt động

Kể từ trước tháng 12/2022, volume của StableSwap khá “hẻo”, chỉ rơi vào khoảng 50.000 – 100.000 USD/ngày. Tuy nhiên, kể từ 30/11. PancakeSwap đã chính thức thêm vào các cặp stablecoin gồm: USDT-BUSD, USDC-BUSD và USDC-USDT. Động thái này đã giúp volume giao dịch các đồng stable trên PancakeSwap lại có sự gia tăng đột biến (kể từ ngày 02/12/2022 cho đến nay). Đây sẽ là sản phẩm mà PancakeSwap có thể đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới khi mà dự án hầu như không có đối thủ cạnh trên xứng tầm trên hệ sinh thái BSC.

Lottery

Lottery là sản phẩm “xổ số trúng thưởng” của Pancake, có cách thức hoạt động tương tự như các chương trình JackPot truyền thống. Mỗi vé số sẽ có giá trị $5 và được tính bằng CAKE. Điều này có nghĩa là để tham gia chương trình này, anh em cần phải mua CAKE trước. Mỗi ví sẽ được mua tối đa 100 tấm vé/lần. Khi mua, vé có thể được random ngẫu nhiên hoặc anh em cũng có thể lựa chọn vé theo cách thủ công. Càng nhiều người mua vé số, tổng giá trị giải thưởng sẽ càng tăng lên.

Khi pool kết thúc, 80% giá trị sẽ được dùng để trao thưởng, 20% còn lại được dùng để mua lại và đốt CAKE.

Về cơ bản, Lottery không phải là sản phẩm bổ trợ trực tiếp cho các sản phẩm chính trên Pancake. Tuy nhiên, Lottery vẫn là một game có sức hấp dẫn cao và ít bị cạnh tranh. Lottery là sản phẩm giúp tạo ra volume giao dịch cho CAKE, giúp PancakeSwap thu được một phần phí (việc mua vé cũng được xem như là giao dịch), đồng thời tăng doanh thu cho dự án. Đồng thời, Lottery cũng sẽ giúp mua lại và đốt CAKE, giảm áp lực lạm phát cho token này.

Anh em có thể thấy hiện giá trị của mỗi pool không quá cao, chỉ khoảng hơn 100.000 USD, tức cứ mỗi lần có kết quả, số tiền được dùng để mua lại và đốt CAKE sẽ chỉ rơi vào khoang 20.000 USD.

Prediction

Với sản phẩm này, anh em có thể “đặt cược” biến động giá của BNB hoặc CAKE trong một thời gian nhất định. Hết thời gian, anh em sẽ chiến thắng khi dự đoán đúng (có lợi nhuận) hoặc mất tiền nếu sai.

Ví dụ: Hiện tại giá BNB đang là $312, sau 5 phút anh em dự đoán giá sẽ tăng và cao hơn mức giá hiện tại => chọn pool Up để dự đoán. Sau 5 phút, nếu giá BNB thực tế tăng lên và cao hơn $312, anh em sẽ chiến thắng.

Tương tự như Lottery, Prediction là một sản phẩm hướng tới đa dạng hóa nền tảng Pancake, đồng thời hỗ trợ cho việc thu hút người dùng mới và tạo ra thêm doanh thu cho dự án. Ngoài ra, 3% số tiền trong pool (khi kết thúc) sẽ được sử dụng để mua và đốt CAKE.

Sản phẩm này theo cá nhân mình thì khá nặng tính “may rủi”, tương tự như hình thức giao dịch quyền chọn nhị phân, vì vậy sẽ khó thu hút được đông đảo người dùng sử dụng thường xuyên, nhất là trong bối cảnh thị trường như thế này. Anh em có thể thấy Prize Pool cũng khá thấp.

Pottery

Tương tự như Lottery, Pottery cũng là một sản phẩm có trong đó “sự may mắn” dành cho người dùng. Người dùng có thể tham gia bằng cách stake CAKE vào pool, nếu may mắn trúng giải, phần thưởng người dùng nhận được có thể lớn hơn cả số tiền đã stake.

8% tổng pool thưởng sẽ được PancakeSwap thu, sử dụng để mua và đốt CAKE.

Tương tự như Lottery, Pottery cũng phụ thuộc vào tính may mắn khá nhiều. Vì thời gian khoá CAKE khá lâu (10 tuần), vì vậy, sản phẩm này cũng được quá nhiều người dùng sử dụng trong giai đoạn này. Với mức giải thưởng khoảng 16.975 USD, mỗi khi pool có người thắng, số tiền thu được và sử dụng để đốt CAKE là khoảng 1.358 USD. 

NFT Marketplace

Đây là nơi anh em có thể niêm yết, rao bán hoặc mua các NFT mà mình yêu thích. PancakeSwap sẽ thu phí người dùng dựa trên các giao dịch NFT thành công. Về cơ bản, NFT Marketplace của PancakeSwap hoạt động hoàn toàn tương tự như OpenSea.

PancakeSwap sẽ thu 2% fee trên mỗi giao dịch mua/bán NFT của người dùng. Toàn bộ fee thu được sẽ dùng để mua và đốt CAKE.

Mặc dù không có một số liệu cụ thể để đánh giá tình hình giao dịch trên NFT Marketplace của Pancake, nhưng xét trong bối cảnh hiện tại, khi trường NFT nói chung gặp nhiều khó khăn (các Collection giảm giá trị, thanh khoản ngày một eo hẹp, dòng tiền và sự fomo đã không còn), PancakeSwap NFT Marketplace cũng khó có thể tạo nên sự khác biệt.

IFO

Đây là một hình thức mở bán token trên PancakeSwap. Quy trình diễn ra như sau:

  1. Đầu tiên, các dự án sẽ đề xuất và PancakeSwap sẽ xét duyệt để thực hiện IFO cho các dự án.
  2. Người dùng nếu muốn tham gia cần mua BNB & CAKE, cung cấp thanh khoản vào pool BNB-CAKE trên PancakeSwap, nhận về LP Token. Sau đó, người dùng tiếp tục dùng LP Token stake vào IFO Pool.
  3. Số token người dùng nhận được sẽ tính theo tỷ trọng LP Token cung cấp trong pool đó. Trong trường hợp số tiền stake trong pool lớn hơn so với số tiền dự án raise, số tiền dư sẽ được trả lại cho người dùng sau đó.
  4. Sau khi kết thúc, người dùng nhận token. LP Token sẽ được PancakeSwap remove, BNB sẽ thuộc về dự án, CAKE sẽ được mang đi đốt, ngoài ra còn lại sẽ trả lại cho người dùng (nếu dư).

IFO là sản phẩm có tác động khá lớn đến dự án và token CAKE, cụ thể:

  1. Tạo ra lực mua CAKE khi có dự án sắp thực hiện IFO.
  2. Tạo ra thêm incentives cho các LP trên PancakeSwap khi cung cấp thanh khoản BNB-CAKE, đồng thời khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản.
  3. Giảm lạm phát CAKE với việc đốt toàn bộ CAKE thu được sau IFO.
  4. Đa dạng hoá partner cho dự án, cung cấp thêm các cặp giao dịch mới trên nền tảng.

Một số cập nhật quan trọng

Trong năm 2022, PancakeSwap cũng có nhiều cập nhật quan trọng, bao gồm:

Tháng 06/2022, PancakeSwap giới thiệu sản phẩm tiếp theo của họ là CAKE Prediction được cung cấp giá bởi Chainlink. Tiếp theo sau đó, tính năng ZAP được ra mắt. Hiểu một cách đơn giản thì ZAP cho phép người dung cung cấp thanh khoản chỉ với 1 chạm duy nhất. Bên cạnh đó chỉ số iCAKE được ra đời tương tự với điểm tín dụng đã từng triển khai trên PancakeSwap.

Tháng 7/2022: Truyền cảm hứng từ mô hình veToken của Curve Finance thì PancakeSwap cũng triển khai mô hình veToken với vCAKE. Việc stake CAKE trong khoảng thời gian cố định giúp các những ai tham gia staking có thể tham gia voting xem pool nào sẽ là pool được nhận nhiều incentive nhất.

Tháng 8/2022: Sau iCAKE, vCAKE thì PancakeSwap tiếp tục giới thiệu tới cộng đồng bCAKE, một cách tối ưu hóa việc bạn có thể voting mạnh hơn với các pool bạn đang đặt cược vào nó.

Tháng 09/2022: Triển khai sản phẩm StableSwap, đồng thời tiếp tục nâng cấp sản phẩm sẵn có như Farm Auction, Community IFO, tích hợp Stargate. 

Gần đây, ngày 12/12, PancakeSwap đã ra mắt Aptos thông qua PancakeSwap Bridge. Đây sẽ là cầu nối giúp luân chuyển tài sản giữa PancakeSwap (BSC) và hệ sinh thái mới Aptos. Đây được xem là động thái triển khai Multichain của PancakeSwap.

Tổng kết

Từ những góc nhìn và số liệu nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về PancakeSwap như sau:

  1. PancakeSwap vẫn đang duy trì được vị thế AMM DEX top 1 trên Binance Smart Chain, đồng thời cũng là một trong những AMM DEX hàng đầu trong DeFi.
  2. Mặc dù thị trường khó khăn, PancakeSwap vẫn tìm ra khá nhiều hướng đi hợp lý để giữ chân dòng tiền và người dùng: Tăng phần thưởng cho việc staking CAKE; phát triển StableSwap, duy trì và nâng cấp các sản phẩm đã phát triển tốt như DEX, IFO, Syrup…
  3. Lượng CAKE phát thải còn nhiều, tạo ra áp lực bán lớn. Đây là điều mà PancakeSwap phải đánh đổi để giữ chân dòng tiền và người dùng. Bù lại, tất cả các sản phẩm đều hỗ trợ nhất định cho việc mua lại và đốt CAKE.
  4. Sản phẩm Perpetual (Phái sinh) chưa thực sự hiệu quả. Điều này cũng khá dễ hiểu khi việc giao dịch phái sinh trên các sàn CEX như Binance, Bybit đều đang quá tốt và vượt trội.
  5. PancakeSwap có thể đẩy mạnh StableSwap trở thành một core-product tương tự như sản phẩm AMM.
  6. PancakeSwap đang cho thấy hướng đi triển khai Multichain rõ ràng, đặc biệt là với các hệ sinh thái mới như LayerZero, Aptos.

Tổng kết lại, mặc dù chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung của thị trường, PancakeSwap vẫn đang làm tốt công việc duy trì và phát triển dự án thông qua khá nhiều nâng cấp và phát triển sản phẩm. Hiện tại, cá nhân mình đánh giá đây vẫn là dự án đáng để anh em theo dõi và đầu tư trong thời gian tới.

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-18/12/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68