Một cựu quản lý FTX là đã quyên góp các token FTT mà ông đã nhận được với mức giá cực thấp, sau đó bán chúng sau khi mở giao dịch với giá 1 USD.
Polaris Ventures, một tổ chức từ thiện được thành lập bởi cựu Chánh văn phòng FTX và Alameda Research là ông Ruairi Donnelly, đang muốn tiếp cận khoảng 30 triệu USD tài sản còn bị giam trên sàn giao dịch mà đã sụp đổ vào tháng 11/2022.
Theo bài viết ngày 14/02 của Wall Street Journal, ông Ruairi Donnelly đã nhận được khoảng 562.000 USD tiền lương trong thời gian làm việc tại FTX, số tiền này đã được chuyển đổi thành FTT với tỷ giá khoảng 0,05 USD/FTT. Cựu giám đốc điều hành được cho là đã quyên tặng các token này cho Polaris Ventures, một quỹ từ thiện do ông lập nên tại Thụy Sĩ. Polaris sau đó đã bán FTT vào năm 2019 và 2020 đồng tiền này được niêm yết lên sàn với giá 1 USD và kiếm được hàng triệu USD.
Sử dụng số tiền thu về, Polaris Ventures tiếp tục đầu tư tiền mã hóa trong thời gian sau đó và thu về số tài sản lên đến 150 triệu USD, song bị kẹt 30 triệu USD trên FTX khi sàn phá sản.
FTX offered early employees a deal to buy FTT tokens for 5 cents each, before trading opened to the public in 2019 at an initial price of $1. From my colleague @ajsaeedy https://t.co/nLrsRByryw
— Alexander Osipovich (@aosipovich) February 14, 2023
Tuy nhiên, thay vì tìm cách rút tiền, ông Donnelly được Wall Street Journal đưa tin là đang tìm cách bán quyền đòi tài sản trên FTX cho bên khác với giá trị giao dịch thấp hơn lượng tiền bị kẹt, tương tự như nhiều nhà đầu tư khác không muốn mất thời gian chờ đợi quá trình tố tụng phá sản của FTX, vốn có thể mất nhiều năm. Mặc dù vậy, trường hợp của vị cựu quản lý FTX lại đặc biệt hơn vì nguồn gốc tài sản của ông đến trực tiếp từ FTX, thay vì là tài sản cá nhân.
Nhóm pháp lý của Donnelly cho biết các token FTT của tổ chức từ thiện không phải là tiền của FTX và không có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường cho các bên khác.
Dẫu vậy, những cá nhân, tổ chức liên quan đến các khoản nợ của sàn giao dịch cho biết vào ngày 19/12/2022 rằng họ sẽ thu xếp để trả lại số tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện hoặc các chiến dịch chính trị và đề xuất hành động pháp lý để nhận các khoản thanh toán có lãi nếu bất kỳ quỹ nào từ chối. Bản thân của sàn cũng đã tiến hành đòi các chính trị gia trả lại tiền quyên góp và bán thanh lý ô tô, thiết bị văn phòng để có thêm tiền trả nợ.
Trong bối cảnh thủ tục phá sản của FTX tại Mỹ vẫn đang khá phức tạp, một số cơ quan quản lý đã tuyên bố điều tra các tổ chức từ thiện. Ủy ban từ thiện của Anh và xứ Wales cho biết vào tháng 01/2022 rằng họ đã tiến hành một cuộc điều tra về Effective Ventures do FTX là nhà tài trợ quan trọng của quỹ.
Token FTT thì bị SEC Mỹ cáo buộc là chứng khoán và là công cụ được FTX – Alameda sử dụng để phục vụ hành vi lừa đảo nhà đầu tư.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: