logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Notional Finance – Nền tảng cho vay lãi suất cố định hàng đầu trong thị trường tiền mã hóa

-26/06/2021

Bối cảnh thị trường

Lending/Borrowing không còn là một lĩnh vực quá mới mẻ trong DeFi với nhiều cái tên lớn như AAVE, COMP… Sự phát triển nhanh chóng của những dự án về lending/borrowing đã cho thấy một nhu cầu sử dụng vốn vô tận đối với người dùng trong thị trường tiền mã hóa.

Song song với việc tối ưu hóa lợi nhuận, người dùng, đặc biệt là các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư còn quan tâm đến sự an toàn của tài sản khi tham gia vay/cho vay. Nhu cầu về tính ổn định được đặt ra nhiều hơn hết khi thị trường crypto luôn tiềm ẩn nhiều cú biến động mạnh. Về lý thuyết, khoản vay DAI trên Maker có thể có lãi suất dao động từ 0,5% – 20%. Đây là biên độ dao động quá lớn đối với những khoản tiền lớn.

Nếu nhìn lại thực tế, các bạn ắt hẳn không xa lạ gì với sự phát triển của các ngân hàng. Sở dĩ các ngân hàng được nhiều người lựa chọn để vay/cho vay là vì ngoài uy tín còn phụ thuộc rất lớn vào cơ chế lãi suất cố định. Nắm được nhu cầu này, Notional Finance đã tiên phong trong việc xây dựng một nền tảng vay và cho vay với lãi suất cố định trên crypto.

kyros-tvl
TVL của các dự án DeFi hàng đầu thị trường hiện nay. Màu tím là các dự án lending/borrowing. Nguồn: Kyros Ventures

Tìm hiểu về Notional Finance

1. Notional là gì?

Notional.Finance là giao thức được xây dựng trên Ethereum, cho phép vay/cho vay các loại tài sản tiền mã hóa với lãi suất cố định (fixed interest rate) trong một khoảng thời gian cố định thông qua công cụ với tên gọi là fCash.

2. Các thành phần của Notional 

fCash Token

fCash token là các khối xây dựng lên hệ thống Notional. fCash là token có thể chuyển nhượng và đại diện cho yêu cầu về dòng tiền dương hoặc dòng tiền âm tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

2 đặc tính quan trọng của fCash:

  • Có thể đổi lấy một đơn vị tiền tệ
  • Được xác định bằng loại tiền tệ và kỳ hạn

Token fCash luôn được tạo theo cặp tài sản (asset)nợ (liability). Tổng tài sản và nợ phải trả luôn bằng 0 trong hệ thống của Notional.

  • Số dư fCash dương là tài sản, có thể đổi lấy một loại đơn vị tiền tệ khi đáo hạn
  • Số dư fCash âm là nghĩa vụ nợ, bắt buộc chủ sở hữu fCash âm phải cung cấp một loại đơn vị tiền tệ khi đáo hạn

Các bạn hãy ghi nhớ một vài đặc điểm quan trọng này, tác giả sẽ giải thích kĩ hơn về cơ chế hoạt động của fCash token ở dưới đây.

Liquidity Pool (LP)

notional-finance-1

Notional giúp cho fCash có thể giao dịch trong các liquidity pool được xây dựng theo cơ chế AMM. Một pool thanh khoản sẽ giữ fCash cùng với một loại tiền tệ của nó (ví dụ: DAI và fDAI). Mỗi một pool thanh khoản sẽ đề cấp đến một thời gian đáo hạn. Ví dụ pool DAI/fDAI có thời hạn đáo hạn ngày 20/10/2021 thì pool sẽ giữ fDAI đến 20/10/2021.

Xem thêm: Coin lending là gì?

Maturity (thời gian đáo hạn)

Các pool thanh khoản sẽ tồn tại ở một thời gian nhất định tùy thuộc vào cài đặt thông số quản trị (governance parameter settings). Ví dụ: pool thanh khoản hàng quý sẽ đáo hạn 03 tháng một lần.

3. Các nhóm người dùng tham gia Notional

Sẽ có 3 kiểu người dùng chính tham gia gồm:

  1. lender (những người cho vay)
  2. borrower (những người đi vay)
  3. liquidity provider (những người cung cấp thanh khoản)

notional-finance-2
Nguồn: Notional Finance

3 người dùng trên sẽ tham gia vào Notional Finance bằng cách:

  1. Người cung cấp thanh khoản cung cấp DAI và fDAI vào pool, số tiền có thể được vay/cho vay bởi 2 bên
  2. Người cho vay sẽ gửi DAI vào pool và nhận lại fDAI (kèm với một cam kết sẽ được nhận lại một số lượng DAI vào thời điểm tương lai)
  3. Người vay sẽ vay DAI từ pool và gửi fDAI (kèm lời cam kết sẽ trả một lượng DAI cố định trong tương lai)

4. Cách Notional Finance hoạt động

Cho vay (Lending)

notional-finance-3

Người dùng muốn cho vay tài sản của họ với một lãi suất cố định có thể mua fCash.

Ví dụ: Bình có 100 DAI, muốn cho vay trong 3 tháng thì Bình sẽ mang 100 DAI tới pool DAI/fDAI kỳ hạn 3 tháng và đổi lấy một lượng fDAI. Giả sử lãi suất cố định là 5% trong 3 tháng, Bình sẽ được pool đổi lại cho 105 fDAI kỳ hạn 3 tháng. Sau 3 tháng, Bình đổi 105 fDAI này (đang ở dạng số dương) để nhận về 105 DAI.

Đi vay (Borrowing)

notional-finance-4

Để vay trên Notional, đầu tiên người dùng cần thế chấp một lượng tài sản nhất định vào hệ thống Notional.

Ví dụ: An có 1 ETH và chưa cần dùng tới, muốn vay DAI mang đi đầu tư một token khác nhưng vẫn hold ETH. An thế chấp 1 ETH này vào Notional và mint ra một cặp fCash có kỳ hạn gồm cặp số dương và số âm. Tác giả ví dụ ở đây là 105 fDAI và -105 fDAI.

notional-finance-5

Tiếp theo, để vay DAI, An chỉ cần mang +105 fDAI tới pool fDAI/DAI đổi lấy DAI, giả sử là 100 DAI. Khi đó, portfolio của An tại Notional sẽ còn -105 fDAI. Nếu các bạn chú ý tới ý nghĩa của số dư âm sẽ hiểu An mặc định còn một nghĩa vụ trả nợ khi đáo hạn. Tới thời điểm đáo hạn, An phải mang 105 DAI thanh toán cho Notional, nếu không số tiền thế chấp sẽ được dùng để trả nợ (là 1 ETH ban đầu).

Cung cấp thanh khoản (Providing Liquidity)

Những người cung cấp thanh khoản trên Notional sẽ đóng góp một lượng tiền và fCash vào các liquidity pool và nhận lại một phần phí khi người vay/cho vay thực hiện giao dịch tiền tệ/fCash tại pool.

Cơ chế cung cấp thanh khoản

Hùng có một lượng tiền là 100 DAI muốn mang đi cung cấp thanh khoản. Hùng sẽ vào Notional mint 1 thêm 1 cặp gồm -105 fDAI và +105 fDAI với kỳ hạn đáo hạn nhất định.

Sau đó, Hùng sẽ thêm thanh khoản 100 DAI và +105 fDAI vào pool DAI/fDAI, nhận lại Liquidity Token (LT). Khi đó, portfolio của Hùng gồm LT và -105 fDAI có kỳ hạn.

Liquidity Token tại Notional hoàn toàn tương tự LP Token mà các bạn nhận được khi cung cấp thanh khoản trên Uniswap hay các nền tảng khác. Nó sẽ có ý nghĩa đại diện cho phần vốn mà các bạn đã cung cấp vào pool.

Động lực doanh thu

Cách tính PnL của những người cung cấp thanh khoản sẽ dựa trên công thức:

PnL = tài sản tại thời điểm tính – tài sản ban đầu

Các bạn có thể tham khảo cách tính doanh thu demo tại đây:

notional-finance-6

Như vậy, lợi nhuận của việc cung cấp thanh khoản trên Notional sẽ đến từ 2 nguồn chính:

  1. phí giao dịch
  2. sự thay đổi về giá trị nắm giữ ròng của các nhà cung cấp thanh khoản (LP fCash Position)

Đối với phí giao dịch, các bạn có thể hiểu đơn giản là càng nhiều hoạt động vay và cho vay diễn ra tại Pool => càng nhiều giao dịch DAI/fDAI => phí thu được càng nhiều.

Về vị thế nắm giữ, bạn có thể xem lại bảng phía trên để nhận thấy sự tác động của nó tới PnL của các người cung cấp thanh khoản.

Sự khác biệt duy nhất giữa Notional AMM và các AMM như Uniswap là pool trên Notional có tỉ lệ biến động giá thấp hơn rất nhiều các cặp Pool trên Uniswap => hạn chế tối đa việc xảy ra Impermanent Loss (tổn thất vô thường).

Sự phát triển của Notional Finance

Notional Fiance đã trải qua giai đoạn phát triển khá ấn tượng với sự tăng trưởng đột biến về Total Value Locked (TVL). Các bạn có thể theo dõi thông số tại hình dưới đây:

notional-finance-7
Nguồn: DefiPulse

Từ tháng 11/2020 đến nay, TVL của Notional đã tăng từ khoảng 100.000 USD đến hơn 15 triệu USD, tương đương tốc độ tăng trưởng khoảng 150 lần. Đây là một con số rất khủng khiếp chỉ trong vòng 7 tháng.

Hiện tại, các mức lãi suất cố định trên Notional dao động từ hơn 5% đến khoảng 7% tùy kỳ hạn. Theo tác giả, đây là lãi suất cố định khá ấn tượng để thu hút người dùng vay tiền vì trên thực tế nếu sử dụng vốn vay hiệu quả, việc các bạn có thể kiếm được lợi nhuận hơn mức lãi phải trả là hoàn toàn khả thi.

Khi hoạt động vay tăng mạnh => các giao dịch trong pool tăng => lợi ích của người cho vay và cả người cung cấp thanh khoản tăng => tạo sự phát triển cho nền tảng.

Tiềm năng trong tương lai

Dựa trên các phân tích ở trên, các bạn có thể thấy cơ chế Notional Finance hoạt động rất thú vị với cơ chế kết hợp giữa các Liquidity Pool, Maturity và fCash. Cơ chế này góp phần duy trì lãi suất cố định và vận hành giao thức một cách trơn tru, vừa đảm bảo lợi ích của người vat/người cho vay, đồng thời vẫn tạo ra doanh thu cho dự án và các nhà cung cấp thanh khỏan.

Notional Finance đã xây dựng được giao thức gần như một ngân hàng ở đời thực.

Điều này vô cùng có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều tổ chức, cá nhân còn rất e ngại sự biến động nhanh và mạnh của thị trường tiền mã hóa. Tác giả tin rằng Notional Finance sẽ còn tiếp tục phát triển, không chỉ với tư cách một nền tảng cho vay lãi suất cố định, mà còn là cầu nối giữa thị trường lending/borrowing crypto và đời thực.

Kết luận

Lãi suất cố định là một trong những vấn đề quan trọng trong DeFi. Notional Finance đã đưa ra giải pháp và sản phẩm của họ. 

Hiện tại dự án chưa ra mắt token, tuy nhiên đã có các vòng gọi vốn với nhiều quỹ đầu tư lớn như Coinbase Ventures, Parafi Capital, CoLabs… Vì vậy, các bạn có thể thử trải nghiệm nền tảng để có cơ hội nhận được retroactive nếu có nhé.

notional-finance-8
Đối tác chính của Notional Finance

Ngoài ra, vì là một ngách mới phát triển, các bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm nhiều giải pháp và dự án khác để nắm bắt cơ hội đầu tư tốt nhất.

Poseidon

Có thể bạn quan tâm:

-26/06/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68