Arfri Schoedon, Giám đốc Sản phẩm tại công ty Blockchain Parity Technologies, đã tuyên bố từ bỏ tất cả các dự án của Ethereum sau khi một tweet của anh này đã tạo nên không ít tranh cãi trên mạng xã hội.
- Vitalik Buterin “bật mí” danh mục đầu tư của mình: Hơn 80% vẫn là Ethereum (ETH)
- Khảo sát: Phần lớn cộng đồng Ethereum ủng hộ đề xuất “kháng ASIC” ProgPoW
Khởi nguồn tranh cãi “xung đột lợi ích”
Trong tweet của mình vào ngày 14/02, Schoedon được cho là đã chỉ trích Serenity, còn được biết đến với biệt danh “Ethereum 2.0”. Đây chính là nâng cấp cuối cùng trong lộ trình hiện tại của mạng lưới Ethereum, tích hợp cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) vào đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới. Cụ thể, nguyên văn dòng tweet của nhà phát triển này (hiện đã bị xoá) là như sau:
“Polkadot là đủ để mang lại những gì Serenity hứa hẹn. Thử thay đổi suy nghĩ của tôi đi.”
Polkadot là giao thức đang được Parity xây dựng nhằm liên kết với nhiều Blockchain khác nhau. Chính vì vậy, phát ngôn của Schoedon ngay lập tức đã tạo nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng Ethereum, với đa phần các lập luận nhắm đến sự xung đột về lợi ích của nhà phát triển này.
Nguyên nhân là bởi Afri Schoedon vừa đang là một quản lý cấp cao của Parity, vừa làm một nhà phát triển có tiếng trong đội ngũ Ethereum, thường xuyên có mặt trong những cuộc họp bàn về những vấn đề quan trọng của mạng lưới.
“Judas” của Ethereum là có thật?
Trên các trang mạng xã hội như Reddit hay Twitter, cộng đồng Ethereum đã nhanh chóng đưa ra những cáo buộc “phản bội”, thậm chí là “cố tình phá hoại” nhằm vào Afri Schoedon.
Doanh nhân Blockchain Andreas Kristof thậm chí còn lớn tiếng cho rằng Schoedon chính là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự chậm trễ tiến độ thực hiện lộ trình Ethereum.
I remember back in 2018 end of October, just hours after that sync bug was found in Serenity, you immediately called “No Serenity in 2018”. And then you made sure in the dev meeting to it was delayed to 2019, despite others claiming that the bug is easily fixable.
— Andras Kristof (@kristof_cc) 14 tháng 2, 2019
“Tôi có nhớ vào hồi cuối tháng 10/2018, chỉ vài giờ sau khi phát hiện lỗi đồng bộ ở Constantinople, anh ta đã ngay lập tức tuyên bố ‘Sẽ không có Serenity trong năm 2018’. Sau đó anh ta gây áp lực để cuộc họp đội ngũ phát triển Ethereum phải hoãn hard fork sang năm 2019, bất chấp việc những người khác cho rằng lỗi trên có thể được sửa một cách dễ dàng.”
Đấy mới chỉ là lần đầu tiên Constantinople gặp trục trặc. Sang đến ngày 16/01, thời điểm hard fork lại theo như kế hoạch mới, một lỗ hổng an ninh nghiêm trọng mới lại bị phát hiện ngay sát giờ G và buộc Ethereum phải dời ngày triển khai sang tận 27/02.
Đáp trả lại những chỉ trích ngày càng đổ dồn, Schoedon quyết định khoá tất cả các tài khoản mạng xã hội, và cho biết:
“Tôi không có bỏ mạng xã hội, tôi chỉ bỏ Ethereum mà thôi. Tôi không có lặn mất tăm, mà chỉ muốn rời khỏi cái cộng đồng này. Tôi sẽ không còn phối hợp tổ chức hard fork, xây dựng testnet hoặc đóng góp bất kì thứ gì khác. Tôi trước giờ chưa bao giờ làm gì cho Polkadot, tôi chỉ giúp phát triển Ethereum. Tôi không ghét Ethereum, tôi yêu nó.”
Song, rạn nứt có vẻ như đã là không thể hàn gắn, khi nhiều người dùng tiếp tục đào bới lên những chi tiết vẽ lên hình ảnh Afri Schoedon là “tên Judas của Ethereum”, đặc biệt là khi Ethereum trước đó đã tài trợ đến 5 triệu USD để Parity phát triển các dự án của mình trong giai đoạn khó khăn.
Afri Schoedon kiên định “dứt áo ra đi” với Ethereum
Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với BreakerMag vào ngày 22/02, Schoedon tuyên bố anh sẽ “không còn làm việc cho với Ethereum hay bất kì dự án liên quan đến Ethereum nào khác”, đồng thời một lần nữa diễn giải ý nghĩa dòng tweet gây tranh cãi của mình:
“Polkadot không phải là đối thủ trực tiếp của Ethereum và những mạng lưới như là Ethereum từ lâu vẫn là một phần thiết yếu trong tầm nhìn của Polkadot. Ý nghĩa dòng tweet của tôi chỉ là để cho rằng Serenity đang bị trễ tiến độ quá nhiều, và tôi sợ rằng nó sẽ chẳng còn có vai trò quan trọng vào thời điểm chúng ta bắt đầu sử dụng nó. Mọi người không hiểu ngụ ý thật sự, và bản thân tôi là kẻ phải gánh chịu đủ gạch đá vì ẩn dụ quan điểm của mình.”
Hơn nữa, Schoedon còn cho rằng cộng đồng Ethereum cần tìm ra những giá trị và mục tiêu chung đi:
“Tôi cũng lo rằng có thể Preethi Kasireddy [một chuyên gia nghiên cứu Blockchain có tiếng] đã đúng khi năm ngoái cô ấy có bảo rằng chúng ta nên ngồi lại với nhau một lần nữa và xác định liệu cộng đồng này đang thực sự đại diện cho một thứ gì.”
Theo CoinTelegraph
Ethereum là một nền tảng công nghệ phân quyền, nguồn mở, công cộng dựa trên công nghệ Blockchain. Thay vì sử dụng một hệ thống máy chủ lớn như Google (một hệ thống tập trung), Ethereum cho phép các phần mềm ứng dụng chạy trên mạng lưới các máy tính cá nhân (một hệ thống phi tập trung). XEM THÊM