logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Nhìn lại DeFi (Phần 3): Yearn Finance, thứ giết chết chúng ta là kỷ niệm!

-09/10/2022

Có thể nói rằng, Yearn Finance chính là một trong những dự án quan trọng đặt nền móng cho DeFi. Được đặt nền móng và phát triển bởi Andre Cronje – một trong những người tùng được xem là thiên tài trong thị trường mã hóa, Yearn Finance đã đi từ một dự án nhỏ vô danh để trở thành một trong những dự án thành công bậc nhất. Vậy, hiện tại, sau nhiều thay đổi của thị trường lẫn nội bộ team phát triển, Yearn Finance có đang ổn không? Anh em cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhìn lại DeFi (Phần 3): Yearn Finance, thứ giết chết chúng ta là kỷ niệm!

Có thể bạn quan tâm:

Tổng quan về Yearn Finance

Yearn Finance là một giao thức được phát triển với mục tiêu giúp các nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận một cách tự động và dễ dàng với rủi ro thấp bằng cách triển khai các chiến lược giao dịch, lending, farming… trên DeFi.

Nếu anh em là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, anh em có sẵn ETH, việc đơn giản nhất và dễ dàng nhất để tạo ra lợi nhuận có thể là mang ETH đó vào giao thức AAVE hay Compound, cho vay và nhận về lãi suất cố định. Khi anh em đã có nhiều kiến thức hơn, anh em có thể thực hiện các tác vụ phức tạp hơn như:

  • Dùng ETH cung cấp thanh khoản vào một pool trên Compound hoặc AAVE nhận APY, sau đó tiếp tục mang các LP Token đến các giao thức khác làm tài sản thế chấp hoặc cung cấp thanh khoản để nhận thêm phần thưởng…
  • Sử dụng các công cụ như Flash loan để tìm kiếm lợi nhuận từ các pool chênh lệch giá (flash loan là hình thức vay và trả khoản vay chỉ trong một giao dịch).

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được những điều trên vì:

  • Đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức tốt để tính toán lợi nhuận, rủi ro (các pool yield farming hay nền tảng lending đều có rủi ro).
  • Tốn nhiều fee gas và vì vậy, anh em có thể không còn lợi nhuận.

Yearn Finance sẽ giải quyết các vấn đề nói trên. Anh em chỉ cần đơn giản là deposit tiền vào các chiến lược mà mình mong muốn và đợi nhận về lợi nhuận. Dĩ nhiên, Yearn sẽ thu một phần phí trong lợi nhuận của anh em.

Các chiến lược của Yearn Finance sẽ vận hành theo một kế hoạch đầu tư cụ thể: cách phân bổ vốn, phân bổ ở đâu, khi nào thì dịch chuyển vốn và khi nào thì bán hoặc thu hồi. Ngoài những chiến lược có sẵn, trên thực tế, ai cũng có thể soạn ra chiến lược mới bằng cách đăng tải lên diễn đàn quản trị của Yearn, giải thích về logic và lợi nhuận tiềm năng cho cộng đồng hiểu. Nếu được cộng đồng duyệt thông qua, chiến lược sẽ đi vào triển khai, người tạo chiến lược thu về chi phí sử dụng — lấy từ thành quả thật của chiến lược.

Các sản phẩm chính của Yearn Finance

Vault

Là các kho tiền của Yearn với những chiến lược khác nhau giúp người dùng tạo ra lợi nhuận một cách tự động. Lợi nhuận của Vauts bắt nguồn từ cơ chế cung cấp thanh khoản để kiếm phí gas, tự động hóa quá trình tạo ra lợi nhuận và tái cân bằng, đồng thời tự động dịch chuyển vốn khi có cơ hội. Người dùng cuối cũng không cần phải có kiến ​​thức thành thạo về các giao thức cơ bản có liên quan hoặc DeFi, do đó Vault đại diện cho một chiến lược đầu tư thụ động.

Sản phẩm Vault với nhiều chiến lược trên Yearn Finance

Để sử dụng sản phẩm này, người dùng chỉ đơn giản kết nối ví MetaMask với Yearn, sau đó deposit tiền vào Vault mà mình mong muốn.

Cơ chế thu phí: Yearn sẽ thu 2 loại phí, bao gồm:

  • Performance Fee: Yearn sẽ thu 20% phí tính theo lợi nhuận kiếm được trên mỗi Vault.
  • Management Fee: Yearn sẽ thu 2% trên tổng số tiền gửi vào Vault cố định trong 01 năm.2% này sẽ được tạo ra bằng cách tạo ra thêm cổ phần của Vault, vì vậy sẽ “pha loãng” Vault.

Vault V2

Mỗi Vault sẽ có tối đa 20 chiến lược: Điều này để đảm bảo sự đa dạng và giúp Vault phân bổ tiền một cách tối ưu hơn trong nhiều điều kiện khác nhau của thị trường. Mỗi một chiến lược sẽ có hạn mức vốn tối đa, tránh trường hợp có quá nhiều tiền phân bổ vào một chiến lược không thể tạo ra thêm APY.

Thay đổi vai trò quản lý: Trong Vault V2, những người tạo ra chiến lược và người giám hộ sẽ đóng luôn vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện chiến lược và được trao quyền để thực hiện các hành động nhằm cải thiện việc quản lý vốn hoặc hành động trong các tình huống quan trọng.

Quản lý Vault một cách tự động thông quan Keep3r Network: Việc thực hiện các giao dịch và rút tiền được tự động hóa thông qua bot trên Keep3r Network.

Không có phí rút tiền: đây là một cập nhật tuy nhỏ nhưng sẽ giúp người dùng tiết kiệm được kha khá tiền trong bối cảnh gas fee tăng cao.

Labs

Đúng như tên gọi, Labs của Yearn là một nơi thử nghiệm chiến lược với độ rủi ro cao hơn bình thường. Anh em sẽ phải tự chịu trách nhiệm của mình khi tham gia các chiến lược tại khu vực này.

yCRV

yCRV có thể được xem là một sản phẩm để khai thác tối đa vị trí của Yearn trên Curve. Nói một cách dễ hiểu, Yearn sẽ khuyến khích người dùng khóa CRV của họ thông qua Yearn để được hướng lợi nhuận trên Curve, đổi lại Yearn nắm quyền biểu quyết trên Curve nhiều hơn và chi phối được giao thức Curve.

Để hiểu hơn, anh em có thể tìm đọc về Curve Wars tại đây

Cập nhật tình hình hoạt động của Yearn Finance

Là một giao thức tổng hợp lợi nhuận, sức khỏe của Yearn được phản ánh thông qua các chỉ số cơ bản như Total Value Locked (tổng tài sản khóa trong giao thức), Revenue (Doanh thu) và Users (người dùng).

Total Value Locked (TVL)

TVL trên Yearn Finance – Nguồn: DefiLlama (Dữ liệu ngày 07/10/2022)

Tính từ tháng 12/2021 cho đến nay, TVL Yearn Finance đã tụt thê thảm cho đến hiện tại, chỉ còn khoảng 441 triệu USD, tương đương với mức giảm 92%.

Sự sụt giảm nói trên đến từ một số nguyên nhân như:

Token YFI

YFI là token quản trị của Yearn Finance, ngoài ra còn có tính năng cho phép người dùng staking và nhận về một phần fee thu được của giao thức.

Hiện tại, nhiều trang tracking dữ liệu staking YFI gần như đã không còn cập nhật. Mình sử dụng dữ liệu trên StakingRewards.com:

Theo như dữ liệu trên StakingRewards, Staking Ratio của YFI chỉ đạt mức 1.82%, con số cực kỳ thấp. Điều này thể hiện hầu như YFI holder đã không còn mặn mà với việc tham gia quản trị dự án hay chia lợi nhuận từ dự án. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ đến từ việc TVL bị sụt giảm nghiêm trọng như chúng ta đã phân tích ở trên, dẫn đến dự án không còn khả năng tạo ra doanh thu.

Người dùng

Dữ liệu người dùng trên Yearn Finance – Nguồn: Dune

Tương tự như TVL, new users (người dùng mới) của dự án sụt giảm nghiêm trọng. Với việc không thể thu hút được người dùng mới, trong khi đó người dùng cũ thì rời bỏ dự án, Yearn Finance đang cho thấy một tình trạng hết sức nguy ngập.

Có thể nói, Yearn Finance đang là dự án DeFi gặp nhiều khó khăn, vấn đề:

Về sản phẩm: Sản phẩm của Yearn hiện tại khó có thể cập nhật thêm, mất dần sức thu hút đối với người dùng, đặc biệt là trong thời điểm thị trường khó khăn.

Về phía cộng đồng: là dự án theo hướng quản trị cộng đồng, nhưng sau nhiều biến cố, Yearn đã không còn sự ủng hộ như ngày xưa.

Về phía team: Nếu anh em theo dõi blog Yearn sẽ để ý rằng trước đây họ rất thường xuyên update những báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo hoạt động hàng tháng một cách liên tục. Tuy vậy, từ tháng 4/2022 đến nay, dự án đã hoàn toàn ngưng làm việc này. Trên Twitter, mặc dù còn hoạt động nhưng những nội dung mà Yearn đăng tải không còn nhiều giá trị.

Tạm kết

Có lẽ còn quá sớm để chúng ta đưa ra nhận xét tiêu cực về Yearn Finance. Để tiếp tục duy trì và tồn tại trong thời điểm này, mình tin rằng dự án cần làm nhiều hơn thế.  Tuy nhiên, hiện trạng của dự án này không còn đủ tốt cho cả những nhà đầu tư lạc quan nhất.

Ý kiến của anh em về Yearn Finance như thế nào? Để lại bình luận để cùng tụi mình thảo luận nhé!

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-09/10/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68