logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Nhật Bản đề xuất luật hạn chế phát hành stablecoin, Tether (USDT) gặp “thách thức” lớn

-07/12/2021

Nhật Bản được cho là sẽ ban hành luật vào năm 2022 để hạn chế sức ảnh hưởng của stablecoin để “dọn đường” cho đồng yên kỹ thuật số (CBDC) được ra mắt trong cùng khung thời gian.

Nhật Bản đề xuất luật hạn chế phát hành stablecoin, Tether (USDT) gặp "thách thức" lớn
Nhật Bản đề xuất luật hạn chế phát hành stablecoin, Tether (USDT) gặp “thách thức” lớn

Theo The Nihon Keizai Shimbun (Nikkei), một trong những tờ báo tài chính lớn nhất thế giới và đơn vị đứng sau chỉ số chứng khoán Nikkei 225, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA), sẽ đề xuất luật vào năm 2020 nhằm thắt chặt phát hành stablecoin cho các ngân hàng và công ty chuyển khoản ngân hàng.

Các quy định được FCA triển khai là một nỗ lực nhằm thắt chặt sự kiểm soát của cơ quan đối với thị trường tiền mã hóa để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những rủi ro tiềm ẩn từ các stablecoin được hỗ trợ bằng tài sản như Tether (USDT).

Động thái của FSA phản ánh các đề xuất tương tự ở Mỹ. Vào tháng 11, FDIC đã phối hợp cùng Fed và OCC ra mắt chính sách hướng dẫn cho các ngân hàng xử lý tiền mã hóa bằng cách phát hành một báo cáo về stablecoin bao gồm các khuyến nghị đối xử với các nhà phát hành stablecoin như ngân hàng.

Theo báo cáo, luật cũng sẽ bao gồm các bước để ngăn chặn rửa tiền thông qua stablecoin bằng cách cung cấp cho cơ quan giám sát bổ sung đối với các trung gian như nhà cung cấp ví, đồng thời bổ sung các biện pháp xác thực danh tính khách hàng (KYC).

Tuy nhiên, các quy tắc mới có thể sẽ chỉ ảnh hưởng đến một số nhà phát hành stablecoin. Ví dụ như Circle, công ty đứng sau USD Coin (USDC) có kế hoạch trở thành ngân hàng tiền mã hóa của Mỹ trong bối cảnh đàn áp stabelcoin theo quy định diễn ra tại quốc gia này, tỷ lệ cao rơi vào trường hợp ngoại lệ.

Lập luận được chứng minh khi Circle đã công bố công khai cơ chế bảo chứng đằng sau stablecoin USDC. Không những thế, gã khổng lồ thanh toán toàn cầu Mastercard cũng bắt tay Circle triển khai cho chiến dịch thanh toán giữa tiền mã hóa và fiat, điều này thể hiện niềm tin rất lớn của các tổ chức tài chính lớn dành cho Circle.

Tuy nhiên, đối với Tether (USDT) là một câu chuyện ngược lại. Vào tháng 5, Tether lần đầu công bố các loại tài sản đang nắm giữ, thực chất còn tương đối “lỏng lẻo”. Nhằm xoa dịu căng thẳng, nền tảng đã tung ra báo cáo kiểm toán mới trong tháng 8, nhưng vẫn xuất hiện thêm tín hiệu “đáng lo ngại”.

Tình trạng được đẩy lên đỉnh điểm với sự kiện Bloomberg bất ngờ đăng tải phóng sự “chấn động” về Tether (USDT). Diễn biến trở nên xấu hơn khi Tether và Bitfinex tiếp tục bị phạt 42,5 triệu USD về vụ việc liên quan đến bảo chứng USDT. Điểm đáng chú ý là có sự can thiệp của Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai Hoa Kỳ (CFTC). Do đó, hoài nghi về vấn đề liệu Tether có đủ nguồn dự trữ để hỗ trợ USDT hay không vẫn còn là dấu chấm hỏi rất lớn.

– Xem thêm: Hindenburg Research treo thưởng 1 triệu USD cho thông tin giá trị về “góc tối” của Tether (USDT)

Các công ty stablecoin tư nhân, dù có sáng tạo đến đâu, cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) trong việc áp dụng. Tại Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương có kế hoạch tung ra đồng yên kỹ thuật số, với tên gọi là “DCJPY” vào cuối năm 2020.

Dự án được hỗ trợ bởi một tập đoàn gồm gần 70 công ty, bao gồm cả các tổ chức tài chính lớn nhất của đất nước, bao gồm cả Mitsubishi, đều đã tham gia thử nghiệm DCJPY. Hiện có một đồng yên kỹ thuật số stablecoin đang được lưu hành, được gọi là “GYEN” và một đợt ra mắt khác đang chờ xử lý được hỗ trợ bởi Circle.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-07/12/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68