logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Namada (NAM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 vừa airdrop token cho người dùng

-11/12/2023

Namada là blockchain layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) và áp dụng quyền riêng tư độc lập với tài sản giữa các chuỗi gọi là Interchain Asset-agnostic Privacy. Namada đã thông báo airdrop token NAM của dự án cho người dùng có tương tác với blockchain Cosmos. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Namada thông qua bài viết dưới đây nhé!


Namada (NAM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 vừa airdrop token cho người dùng

Namada là gì?

Namada là blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) và áp dụng quyền riêng tư độc lập với tài sản giữa các chuỗi gọi là Interchain Asset-agnostic Privacy. Namada tương thích với IBC của Cosmos cho phép người dùng chuyển tài sản như token, NFT giữa các blockchain trong IBC đến Ethereum và ngược lại một cách nhanh chóng với chi phí thấp. 


Namada là gì?

Namada là phiên bản có cấu trúc tương đồng với Anoma - giao thức tập trung bảo vệ quyền riêng tư và giải quyết vấn đề thanh toán P2P phi tập trung trên nhiều blockchain. Namada được phát triển với mục đích bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng khi chuyển tài sản giữa các blockchain bằng 1 giao diện thân thiện với người dùng nhất có thể.

Công nghệ của Namada

Cơ chế đồng thuận

Namada sử dụng 1 biến thể của cơ chế Bonded Proof-of-Stake (BPoS) gọi là Cubic PoS cùng với Tendermint BFT để đạt được sự đồng thuận. Giống như cơ chế BPoS của Cosmos, validator được chọn sẽ tỷ lệ thuận với số tài sản của họ đã stake để tạo và ký các block (khối).

Để đảm bảo tính an toàn, lượng tài sản sẽ được khoá trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể, khi các validator hoặc người uỷ quyền cho validator yêu cầu rút token của mình, họ phải chờ đợi 21 epoch (mỗi epoch kéo dài khoảng 1 ngày) trước khi có thể nhận lại token của mình. Ngoài ra, Namada có kế hoạch khởi đầu với khoảng 257 validator.

Ngoài ra, cơ chế thưởng của Namada là biến thể nâng cấp của cơ chế phân phối gas F1 do Tendermint phát triển. Validator nhận được phần thưởng khối tỷ lệ thuận với số tài sản họ đã stake. Validator đặt ra tỷ lệ hoa hồng hay tỷ lệ phần trăm phần thưởng họ giữ cho mình trước khi chuyển phần còn lại cho người ủy quyền theo tỷ lệ. Tuy nhiên, biến thể của Namada tự động tổng hợp tất cả các phần thưởng, loại bỏ nhu cầu validator và người ủy quyền rút phần thưởng và staking lại vào mạng lưới.

Cubic PoS lấy tên từ cơ chế phạt của Namada. Thay các validator bị phạt tuyến tính, họ sẽ bị Namada phạt theo block. Tỷ lệ token bị cắt giảm sẽ tăng theo cấp bậc 3 của tổng số token (dù từ một hoặc nhiều validator) nếu cả những token này vi phạm cùng 1 lúc. Khi tổng số token vi phạm đạt 33%, toàn bộ số phần thưởng token đó sẽ bị cắt giảm. Việc áp dụng cắt giảm theo cơ chế bậc 3 khuyến khích sự đa dạng trong cấu hình của các validator và kiến trúc hạ tầng bằng cách tính toán rủi ro của các lỗi tương quan vào cơ chế động viên của giao thức.

Multi-Asset Shielded Pool (MASP)

Multi-Asset Shielded Pool (MASP) là 1 phần mở rộng của Sapling - công nghệ được Electric Coin Company phát triển cho Zcash. MASP được sử dụng để điều khiển việc tạo ra và hủy bỏ các tài sản được bảo vệ gọi là note khi chuyển đổi giữa các tài khoản được bảo vệ không được bảo vệ trên Namada.

Với MASP, Namada có một pool bảo vệ chung cho tất cả các tài sản (bao gồm cả tài sản có tính thay đổi và không thay đổi) thay vì có các bể riêng biệt cho từng tài sản. Điều này giúp tăng cường quyền riêng tư, đặc biệt là đối với các tài sản độc đáo hoặc có khối lượng giao dịch thấp.Nếu các tài sản này có các pool riêng biệt để bảo vệ quyền riêng tư của chúng thì việc theo dõi các giao dịch vào và ra sẽ dễ dàng làm lộ danh tính.


Mô hình của Multi-Asset Shielded Pool (MASP)

Trong MASP, tất cả các giao dịch đều không thể phân biệt được với nhau như việc tạo note có thể nhìn thấy được nhưng người gửi, người nhận, loại nội dung và số lượng tài sản đều bị xáo trộn. Bên ngoài MASP, mọi thứ đều hiển thị trong các tài khoản minh bạch, giống như trên các blockchain như Ethereum.

Một note trong MASP được tạo ra từ Zero Knowledge Proof (ZKP) với 3 giá trị:

  • Loại tài sản: ETH, NAM hoặc NFT.

  • Số lượng: Số lượng đơn vị tài sản như 1 ETH hay 1000 NAM.

  • Địa chỉ: chủ sở hữu tài sản và ghi chú.

Các ghi chú tồn tại theo mô hình giống UTXO khi chúng ghi lại giá trị của tài sản. Tuy nhiên, các note này trong Namada không phải là một phần của trạng thái công khai như UTXO. Note này chỉ có thể thực hiện được vì các ghi chú được thể hiện on-chain bằng 2 Merkle tree (cây Merkle) là commitment tree (cây cam kết) và nullifier tree (cây vô hiệu hóa).

Convert Circuit (CC)

Convert Circuit (CC) là một mạch riêng biệt hoạt động song song với MASP cho phép chuyển đổi tài sản có thể lập trình được hỗ trợ thông qua bảng chuyển đổi bằng cơ chế mint và burn. CC cho phép bổ sung chức năng là yêu cầu rút tài sản khỏi MASP từ Namada qua các blockchain khác.

Mục đích chính của CC là thưởng riêng cho người gửi NAM bằng MASP. Khi 1 tài sản được gửi vào MASP, nó sẽ được gắn thẻ theo epoch đó. Khi người dùng muốn lấy lại tài sản của mình, tài sản có epoch cũ sẽ được chuyển đổi thành tài sản có epoch mới. Sau đó, hệ thống này có thể xác định thời gian 1 tài sản được giữ trong pool và loại xóa nó khỏi ví người dùng. Người dùng nhận được phần thưởng NAM tùy thuộc vào tài sản, số lượng và thời gian họ nắm giữ hoặc sử dụng nó trong pool.

Không giống như cơ chế đồng thuận Cubic PoS sử dụng với NAM cho tổng thể mạng lưới, tài sản trong pool được bảo vệ có tính thanh khoản cao và có thể được di chuyển tự do trong khi vẫn nhận được phần thưởng. 

Ngoài ra, 1 số ứng dụng khác của CC bao gồm voting (bỏ phiếu), prediction market (thị trường dự đoán) và lending/borrowing (vay/cho vay) được bảo đảm.

Bridge

Namada được tích hợp với IBC nhằm mang lại khả năng tương tác với Cosmos và xa hơn là Ethereum. Vì thế, Namada đang xây dựng 1 bridge (cầu nối) dựa trên light client (máy khách nhẹ) với Ethereum. Bridge sẽ được điều hành bởi các validator Namada như một phần cốt lõi của giao thức. Validator của Namada sẽ chạy các node đầy đủ của Ethereum và giám sát các hợp đồng cầu nối Ethereum để biết khi nào tài sản được chuyển sang Namada.

Để chuyển trở lại Ethereum, thiết kế sẽ phức tạp hơn một chút vì Ethereum chưa hỗ trợ các ứng dụng light client hiệu quả. Các yêu cầu bridge được biên soạn thành một loại mempool dùng để lưu trữ dưới dạng Merkle tree. Sau đó, bất kỳ ai cũng có thể chuyển tiếp bất kỳ tập hợp con yêu cầu nào trong pool sang Ethereum. Bằng cách gộp các giao dịch bridge lại thành các batch thay vì gửi và xác minh chúng riêng lẻ, phí giao dịch sẽ thấp hơn.

Trên thực tế, việc gộp các giao dịch thành batch tương tự như 1 sequencer gom các giao dịch và sắp xếp chúng theo nhóm trong các Layer 2. Điều khác biệt trong bridge của Namada là nó cho phép bất kỳ ai bắt cũng có thể khởi tạo quá trình xác minh các giao dịch trong pool mà không cần tới 1 sequencer uy tín.

Thông tin cơ bản về token NAM 

Hiện tại, Namada chưa hé lộ thông tin cụ thể về tỷ lệ phân bổ cũng như lịch phân bổ token NAM. Tuy nhiên, dự án đã có những thông tin ban đầu về tiện ích của token như sau: 

  • Validator staking.

  • Shielded pool incentives.

  • Quản trị.

Coin68 sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.

Sự kiện airdrop của dự án Namada

Dự án chỉ mới công bố token NAM sẽ được dùng làm phần thưởng airdrop cho người dùng đã quyên góp cho Gitcoin, tham gia Namada Trusted Setup, staking trong Osmosis và Cosmos cũng như sở hữu BadKids NFT.

Việc snapshot đã được tiến hành từ ngày 1/11 đến 14/11 và dự án đã ghi nhận 191.715 tài khoản on-chain và ví nắm giữ Bad Kids cũng như 2510 người đóng góp cho Trusted Setup. Những tài khoản đủ điều kiện có thể vào đường link này: https://rpgfdrop.namada.net/ để nhận phần thưởng trước ngày 28/12/2023.

Lộ trình phát triển

Hiện tại, Namada chưa có thông tin về lộ trình phát triển của họ trong tương lai. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển của Namada là những thành viên đồng phát triển blockchain Anoma và dưới sự quản lý của Heliax - Công ty công nghệ có trụ sở tại Thuỵ Sĩ. Các thành viên nổi bật bao gồm: 

  • Adrian Brink: Ông hiện là Co-Founder và Managing Director của Heliax.

  • Awa Sun Yin: Bà hiện là Co-Founder của Heliax.

  • Christopher Goes: Ông hiện là Co-Founder của Heliax.


Đội ngũ phát triển của Namada

Nhà đầu tư 

Namada chưa công bố những thông tin về huy động số tiền đã được đầu tư trong các vòng gọi vốn. Tuy nhiên, Anoma Foundation - tổ chức đang phát triển blockchain Anoma đồng thời được quản lý bởi Heliax - đã huy động thành công 57,75 triệu USD từ 3 vòng gọi vốn với sự tham gia của các quỹ đầu tư như Polychain Capital, Coinbase Ventures, CMCC Global,...


Những nhà đầu tư của Anoma Foundation - Tổ chức đồng phát triển Namada

Đối tác

Hiện tại, Namada chưa có thông tin cụ thể về những đối tác chính thức của họ. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.

Tổng kết

Namada là blockchain Layer 1 tương thích với IBC của Cosmos cho phép người dùng chuyển tài sản như token, NFT giữa các blockchain trong IBC đến Ethereum và ngược lại 1 cách nhanh chóng với chi phí thấp. Namada được phát triển với mục đích bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng khi chuyển tài sản giữa các blockchain bằng 1 giao diện thân thiện với người dùng nhất có thể.

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Namada để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-11/12/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68