logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Mỹ công bố dự luật quản lý stablecoin STABLE

-28/03/2025

Dự luật của Mỹ sẽ cấm các stablecoin trả lãi cho người dùng, dù lợi suất từ tài sản bảo chứng vẫn được phép giữ lại bởi tổ chức phát hành.

Mỹ công bố dự luật quản lý stablecoin STABLE

Sau gần 3 năm “đóng băng” kể từ phiên bản rò rỉ đầu tiên vào năm 2022, Quốc hội Mỹ cuối cùng đã chính thức công bố bản dự thảo đầy đủ của Đạo luật STABLE 2025, tên đầy đủ là "Stablecoin Transparency and Accountability for a Better Ledger Economy Act".

Theo nội dung dự thảo, chỉ các ngân hàng, liên hiệp tín dụng và các tổ chức phi ngân hàng được Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp phép mới được phép phát hành stablecoin. Bên cạnh đó, tất cả các loại stablecoin hợp pháp đều phải được bảo chứng 1:1 bằng tài sản cực kỳ an toàn và thanh khoản cao như tiền mặt, tín phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dưới 93 ngày hoặc các công cụ thị trường tiền tệ tương đương. 

Đạo luật cũng nghiêm cấm phát hành stablecoin trả lãi cho người dùng, điều từng khiến nhiều loại stablecoin bị liệt vào diện chứng khoán và đặt ra hình phạt cho bất kỳ tổ chức nào vi phạm với mức phạt có thể lên đến 100.000 USD mỗi ngày.

Điểm nổi bật trong đạo luật STABLE 2025 là việc tiếp tục cấm stablecoin thuật toán không được bảo chứng bởi tài sản thực trong vòng 2 năm kể từ khi luật có hiệu lực, tương tự như lệnh cấm xuất hiện trong bản dự thảo năm 2022 sau vụ sụp đổ của LUNA-UST.

Điều này đồng nghĩa, các stablecoin như DAI, vốn vận hành theo mô hình phi tập trung và bảo chứng bằng tài sản crypto, vẫn sẽ nằm trong vùng xám pháp lý và có nguy cơ bị xem là không hợp lệ nếu không điều chỉnh mô hình mới.

Dự luật cũng cấm mọi hành vi quảng bá stablecoin như là tài sản được chính phủ Mỹ bảo hiểm – chẳng hạn sử dụng các cụm từ như “FDIC-backed”  để tránh đánh lừa người dùng về mức độ an toàn thực sự của tài sản này.

Một điểm đáng chú ý khác là khả năng các bang tại Mỹ được đề xuất và áp dụng cơ chế quản lý riêng cho stablecoin, miễn là quy định đó phải nghiêm ngặt tương đương hoặc cao hơn chuẩn liên bang. Điều này mở ra cơ hội cho các bang có lập trường thân thiện với crypto như Wyoming hay Florida có thể trở thành trung tâm phát hành stablecoin trong tương lai, nếu vượt qua được quy trình chứng nhận từ Bộ Tài chính liên bang.

Ngoài ra, dự thảo cũng đặt vấn đề về việc xây dựng chuẩn kỹ thuật tương thích liên chuỗi (interoperability standards), cho phép stablecoin vận hành đồng nhất trên nhiều blockchain khác nhau. các cơ quan liên bang sẽ phối hợp với Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) và các tổ chức liên quan để đánh giá và, nếu cần, ban hành chuẩn chung giúp các stablecoin hoạt động tương thích với nhau.

Thêm vào đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ tìm cách ký kết thỏa thuận với các quốc gia có khung quản lý tương đương, nhằm thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới và đảm bảo stablecoin USD phát hành ở nước ngoài vẫn tương thích với hệ thống trong nước.

Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng STABLE Act 2025 đến quá muộn và vẫn thiếu nhiều yếu tố mang tính triển khai thực tế. Đáng nói là, các nội dung chính của bản dự thảo hiện tại hầu như không khác gì bản đề xuất ban đầu năm 2022, nghĩa là sau ba năm, Mỹ vẫn chưa đưa được stablecoin thoát khỏi vùng xám pháp lý.  

Trong khi đó, tại các quốc gia khác như châu Âu đã thông qua đạo luật MiCA, Singapore công bố quy định phát hành stablecoin từ năm 2023 và Hong Kong cũng đang lên kế hoạch cấp phép cho các công ty phát hành stablecoin. Còn tại Mỹ, dù có thị phần phát hành và lưu hành stablecoin lớn nhất thế giới, thì cả ngành vẫn đang phải “đi trong sương mù” vì thiếu luật rõ ràng.

Không chỉ vậy, việc dự luật vẫn chưa được thông qua mà mới chỉ dừng ở cấp độ dự thảo cho thấy hành trình phía trước còn rất dài. Sau khi được Quốc hội điều trần và điều chỉnh, STABLE Act vẫn cần được Hạ viện và Thượng viện phê chuẩn chính thức, trước khi được Tổng thống ký thành luật. Quá trình này có thể kéo dài thêm từ 6 đến 12 tháng, chưa kể các tranh cãi về quyền quản lý giữa các bang, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ làm mọi thứ mất thêm nhiều thời gian hơn.

Một trong những điểm gây tranh cãi nhất trong dự thảo STABLE Act 2025 là quy định cấm các stablecoin trả lãi cho người dùng, dù phần lợi suất từ tài sản bảo chứng như trái phiếu kho bạc vẫn được phép giữ lại bởi đơn vị phát hành. Điều này khiến nhiều người trong cộng đồng không khỏi đặt câu hỏi, CEO của Uniswap  Hayden Adams mỉa mai:

“Vì lợi ích của người dùng, nhưng lại không chia lợi nhuận cho họ? Điều này nghe thật nực cười."

Tài khoản Elijah (@PossibltyResult) còn cho rằng dù quy định này giúp tránh nguy cơ phá vỡ chính sách tiền tệ nhưng thực chất lại hút phần giá trị đáng ra nên thuộc về người dùng, biến stablecoin thành công cụ tài chính có lợi cho tổ chức phát hành.

Thậm chí, đồng sáng lập Solana, Anatoly Yakovenko còn lên tiếng cho rằng: "Lệnh cấm stablecoin trả lãi đúng là "chán không chịu được”."

Bên cạnh đó, nhiều người nhanh chóng đối chiếu với báo cáo vừa được JPMorgan công bố một ngày trước, trong đó ngân hàng này dự báo stablecoin yield-bearing sẽ là xu hướng bùng nổ với thị phần dự kiến tăng vọt từ 6% lên đến 50% toàn thị trường trong vài năm tới. Chính vì vậy, không ít người đặt dấu hỏi lớn: “Mỹ có đang chuẩn bị hợp pháp hóa một xu hướng tất yếu, hay lại sắp ra luật để bóp nghẹt nó ngay từ trong trứng nước?”

Coin68 tổng hợp

-28/03/2025
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68
      ĐIỂM TIN🔥