logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Monad là gì? Blockchain Layer 1 với mục tiêu xử lý 10.000 giao dịch mỗi giây

-14/03/2024

Monad là blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake và có khả năng tương thích cao với EVM. Dự án đã huy động thành công 19 triệu USD tại vòng gọi vốn seed được dẫn đầu bởi Dragonfly Capital. Vậy dự án Monad này có gì đặc biệt, hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!


Monad - Blockchain Layer 1 với mục tiêu xử lý 10.000 giao dịch mỗi giây

Monad là gì? 

Monad là blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake và có khả năng tương thích cao với EVM. Bên cạnh đó, Monad sử dụng cơ chế hoạt động Parallel Execution (thực thi song song) tạo điều kiện cho mạng lưới có thể xử lý 10.000 TPS (Transaction per Second - số lượng giao dịch mỗi giây).


Monad

Dự án được xây dựng và phát triển bởi những cựu thành viên của Jump Trading LLC với mục tiêu biến Monad trở thành blockchain EVM Layer 1 bảo mật, xử lý giao dịch nhanh và chi phí thấp. Nhận thấy những hạn chế từ Sequential Execution (thực thi tuần tự) từ các blockchain trước, Monad đã phát triển cơ chế Parallel Execution (thực thi song song) nhưng vẫn có tương thích cao với EVM

Parallel Execution cho phép Monad phân loại các giao dịch độc lập và xử lý đồng thời các giao dịch đó trong cùng một thời điểm một cách hiệu quả. Từ đây, Monad đặt mục tiêu có thể xử lý 10.000 TPS để giúp người dùng có thể tiết kiệm được thời gian khi không phải đợi xác nhận lần lượt từng giao dịch như các EVM blockchain khác.

Ví dụ: John nhận tiền từ Harry, Chris nhận tiền từ James thì ta thấy đây là 2 giao dịch độc lập với nhau. Nếu ở các EVM blockchain thì 2 giao dịch sẽ được xử lý lần lượt còn với Monad thì 2 giao dịch sẽ được thực hiện song song cùng một lúc.

Công nghệ của Monad

Monad có những điểm nổi bật sau

- Có tính tương thích cao với EVM: Monad có tính tương thích cao với EVM có thể giúp các nhà phát triển trên Ethereum hay EVM blockchain khác dễ dàng mở rộng sản phẩm của họ sang Monad trong tương lai.

- Sử dụng cơ chế Parallel Execution: Monad sử dụng cơ chế Parallel Execution giúp xử lý nhiều giao dịch trong cùng một thời điểm và mạng lưới có thể giải quyết 10.000 TPS. Ngoài ra, Monad có tính tương thích cao với EVM kết hợp với Parallel Execution sẽ giúp người dùng giảm phí giao dịch nhưng không ảnh hưởng đến tính bảo mật.     

Parallel Execution

Monad sử dụng Parallel Execution (thực thi song song) để xử lý nhiều giao dịch cùng lúc thay vì từng giao dịch một như Ethereum. Ý tưởng từ giải pháp này là để tăng tốc thông lượng và hiệu quả của mạng lưới nhưng không có nghĩa là các giao dịch được thực hiện theo cách khác. Về cơ bản, các block của Monad vẫn giữ lại tập hợp các giao dịch được sắp xếp tuyến tính giống như Ethereum và kết quả thực hiện các giao dịch này cũng giữ nguyên.


Minh hoạ cho khả năng thực thi song song của Monad. Nguồn: Monad

Tuy nhiên, Monad sẽ sử dụng phương pháp optimistic execution để giữ cho kết quả đầu ra giao dịch luôn chính xác. Các giao dịch sau bắt đầu chạy ngay cả khi các giao dịch trước đó trong block chưa được hoàn thành. Nếu giao dịch sử dụng dữ liệu cũ thì giao dịch đó sẽ được gắn cờ để chạy lại với thông tin được cập nhật mới nhất.

Việc kiểm tra này được thực hiện bằng cách so sánh đầu vào và đầu ra của giao dịch bằng 2 kỹ thuật Kiểm Optimistic Concurrency Control (OCC) và Software Transactional Memory (STM) để duy trì tính toàn vẹn dữ liệu mà vẫn tối đa hóa tốc độ. Vì vậy, Monad đặt mục tiêu xử lý nhiều giao dịch nhanh chóng hơn mà không ảnh hưởng đến độ bảo mật.

MonadDb

MonadDb là cơ sở dữ liệu tùy chỉnh để lưu trữ trạng thái trên Monad. Hầu hết Ethereum clients (các máy khách Ethereum) sử dụng cơ sở dữ liệu giá trị được triển khai dưới dạng cấu trúc dữ liệu B-Tree (ví dụ là LMBD) hoặc LSM-Tree (ví dụ là LevelD ​B và RocksDB). Tuy nhiên, Ethereum sử dụng cấu trúc dữ liệu Merkle Patricia Trie (MPT) để lưu trữ trạng thái. Điều này dẫn đến một giải pháp dưới mức tối ưu trong đó một cấu trúc dữ liệu này được chèn vào một cấu trúc dữ liệu khác. Từ đây, MonadDb triển khai cấu trúc dữ liệu Patricia Trie nguyên bản chèn vào cả trên đĩa và trong bộ nhớ.

Monad thực hiện nhiều giao dịch song song, khi 1 giao dịch cần đọc trạng thái từ đĩa thì hệ thống không cần chờ giao dịch trước đó hoàn thành mà sẽ bắt đầu thực hiện giao dịch khác trong thời gian chờ đợi. Monad hiểu được vấn đề này và sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu Asynchronous I/O (I/O không đồng bộ) cho cơ sở dữ liệu. Những cơ sở dữ liệu giá trị được đề cập ở trên thiếu sự hỗ trợ từ Asynchronous I/O. Từ đây, MonadDb có sự hỗ trợ mới nhất cho Asynchronous I/O trên Linux là io_uring để tránh việc phát sinh ra một số lượng lớn các luồng kernel đồng thời thực hiện các tối ưu hóa khác liên quan đến I/O để giảm chi phí phát sinh.

MonadBFT

MonadBFT là một cơ chế đồng thuận hiệu suất cao được sử dụng để xác định thứ tự giao dịch trong môi trường đồng bộ 1 phần với sự có mặt của các tác nhân Byzantine. Đây là 1 biến thể của HotStuff với cải tiến được đề xuất trong Jolteon, DiemBFT, Fast-HotStuff để giảm từ 3 vòng xuống còn 2 vòng bằng cách sử dụng độ phức tạp của giao tiếp bậc 2 trong trường hợp hết thời gian chờ của leader (người chỉ huy).

MonadBFT là thuật toán BFT 2 giai đoạn được xây dựng theo mô hình đáp ứng optimistic với chi phí giao tiếp tuyến tính trong trường hợp thông thường và chi phí giao tiếp bậc 2 trong trường hợp xảy ra thời gian chờ đồng bộ. Tương tự như hầu hết các thuật toán BFT, việc giao tiếp diễn ra theo từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, leader gửi một tin nhắn đã ký đến các voter (cử tri), sau đó các voter gửi phản hồi đã ký đến người leader tiếp theo. MonadBFT tận dụng Pipelining - khả năng cho phép Monad xếp chồng các giai đoạn giao dịch thay vì thực hiện lần lượt nhằm làm tăng tốc độ thực hiện giao dịch và thông lượng giao dịch ròng của mạng lưới.

Shared Mempool

Shared Mempool là một nhóm bộ nhớ được chia thành nhiều shard và mỗi shard chịu trách nhiệm lưu trữ một tập hợp con các giao dịch trong mempool. Điều này cho phép mempool xử lý các giao dịch hiệu quả hơn và mở rộng quy mô thành số lượng giao dịch lớn hơn.

Trong Monad, các Shared Mempool được sử dụng để lưu trữ các giao dịch đã được gửi lên nhưng chưa được thực thi. Khi một giao dịch mới được gửi lên mạng lưới, nó sẽ được chuyển đến shard dựa trên hàm băm của giao dịch. Giao dịch sau đó được lưu trữ trong pool bộ nhớ của shard cho đến khi nó được thực thi.

Các node trong Monad chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch trong shard được chỉ định. Để thực hiện điều này, các node liên tục chọn các giao dịch từ pool bộ nhớ của shard và thực thi chúng. Sau đó, các node sẽ chuyển các giao dịch đã được thực thu tới phần còn lại của mạng.

Deferred Execution

Một cách tiếp cận mới được gọi là Deferred Execution (thực thi trì hoãn) liên quan đến việc di chuyển quá trình thực thi ra khỏi quá trình đồng thuận. Trong hầu hết các blockchain hiện có, leader sẽ chọn danh sách các giao dịch từ mempool và thực thi chúng để xác định trạng thái mới. Leader sau đó xuất bản một khối với giao dịch có trạng thái mới được xác minh và thực thi bởi các node khác tham gia vào sự đồng thuận. Quá trình này bao gồm việc thực hiện các giao dịch tận 2 lần có thể tốn thời gian khi các node có khoảng cách về mặt địa lý.

Với Deferred Execution, Monad đã tách quy trình thực thi khỏi quy trình đồng thuận. Thay vì thực hiện các giao dịch trong quá trình đồng thuận, Monad thực thi chúng trước và lưu trữ kết quả. Điều này cho phép Monad bỏ qua nhu cầu thực thi giao dịch trong quá trình đồng thuận nhằm giảm đáng kể thời gian cần thiết để đạt được sự đồng thuận, giúp giảm gánh nặng cho mạng và đảm bảo xác nhận giao dịch nhanh hơn.

Carriage Cost and Reserve Balance

Người dùng phải trả phí để giao dịch được đưa vào trong một block gọi là carriage cost (chi phí vận chuyển). Đối với mỗi địa chỉ, các node duy trì hai số dư:

  • Reserve balance (Số dư dự trữ): Được sử dụng để trả carriage cost.

  • Execution balance (Số dư thực thi): Được sử dụng để trả chi phí thực thi giao dịch.

Carriage cost được trừ từ Reserve balance khi giao dịch được đưa vào 1 block (đồng thuận). Ngoài ra, nó được khấu trừ từ Execution balance khi thực hiện giao dịch và được hoàn trả vào Reserve balance sau khi thời gian trì hoãn khối đã trôi qua.

Reserve balance của tài khoản thực chất là ngân sách cho các giao dịch đang xử lý và nó tồn tại để đảm bảo chỉ có các giao dịch đã được trả phí mới được đưa vào trong các khối.

Mỗi tài khoản có Reserve balance mục tiêu có thể được thay đổi bằng cách tương tác với smart contract được lưu giữ. Ví dụ: Đối với các EOA dự kiến ​​​​sẽ gửi một số lượng lớn các giao dịch đang trong quá trình xử lý.

Thông tin mới nhất từ Monad

Monad muốn gọi thêm vốn 200 triệu USD

Theo nguồn tin từ Fortune, Monad đang trong quá trình tổ chức 1 vòng gọi vốn mới lên đến 200 triệu USD ở mức định giá là 3 tỷ USD. Một trong những quỹ đầu tư nổi tiếng của thị trường crypto là Paradigm được cho là sẽ góp vốn với số tiền lên đến 150 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất của Monad. 

Ngoài ra, Paradigm cũng đã thảo luận với nhiều quỹ đầu tư khác để cùng họ tham gia vòng đầu tư mới nhất của Monad. Nếu mong muốn gọi của Monad có thể thành công thì đây sẽ là dự án blockchain Layer 1 huy động được nhiều tiền nhất trong nửa đầu năm 2024.

Monad chuẩn bị ra mắt devnet

Ngày 12/03/2024, Monad hé lộ về việc chuẩn bị ra mắt devnet với nội dung "devnet loading 99%". Mặc dù dự án đã công bố thông tin ra mắt testnet vào tháng 5/2023 nhưng cho đến tháng 3/2024 họ mới có động thái về việc ra mắt devnet.

Hệ sinh thái của Monad

Hiện tại, Monad đang xây dựng và phát triển hệ sinh thái của riêng mình với những dự án nổi bật trong từng mảng như sau:


Hệ sinh thái của Monad

Thông tin cơ bản về token

Tháng 09/2023, Monad đã thông báo về việc phát hành token có tên “mon” dùng để thanh toán phí gas và phí thực hiện giao dịch trên Monad nhưng chưa có thông tin cụ thể về thời gian ra mắt. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.

Lộ trình phát triển

Tháng 9/2023, Monad ra mắt bố tài liệu kỹ thuật với việc sẽ phát hành token “mon” làm dùng để thanh toán phí gas và phí thực hiện giao dịch trên Monad. Ngoài ra, một số kế hoạch phát triển trong tương lai từ Monad như sau:

  • Q1/2024: Monad ra mắt devnet.
  • Q2/2024: Monad ra mắt public testnet.
  • Q4/2024: Monad chính thức mainnet

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển của Monad đa phần là những cựu thành viên đến từ Jump Trading LLC hay những tổ chức tài chính tên tuổi như:

  • Keone Hon: Ông hiện là nhà đồng sáng lập (Co-founder) và CEO của Monad Labs. Keone từng đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm giao dịch tại Jump Trading LLC trong vòng 8 năm và từng làm việc tại Jump Crypto với vai trò trưởng bộ phận phát triển các ứng dụng DeFi và cơ sở hạ tầng blockchain.

  • James Hunsaker: Ông hiện là nhà đồng sáng lập (Co-founder) của Monad Labs và James đã từng đảm nhiệm các chức vụ cao cấp như Phó Chủ tịch tại J.P. Morgan và Goldman Sachs. Sau đó, James gia nhập Jump Trading LLC và làm việc tại đây trong 8 năm trước với vị trí kỹ sư phần mềm trước khi bắt đầu xây dựng Monad Labs vào tháng 2/2022.

  • Eunice Giarta: Bà hiện là COO của Monad Labs và Eunice đã từng có kinh nghiệm làm việc tại một số tổ chức tài chính như Bank of America, Broadway Technology, Shutterstock với những vị trí trader và quản lý sản phẩm.

Nhà đầu tư 

Monad đã huy động thành công 19 triệu USD trong vòng gọi vốn Seed round được dẫn đầu bởi Dragonfly Capital. Bên cạnh đó, Monad còn được góp vốn bởi một số quỹ đầu tư khác như Shima Capital, Placeholder, Lemniscap,...


Những nhà đầu tư của Monad

Đối tác

Hiện tại, Monad chưa có thông tin cụ thể về những đối tác chính thức của họ. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.

Tổng kết

Monad là blockchain Layer 1 sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake và có khả năng tương thích cao với EVM. Bên cạnh đó, Monad sử dụng cơ chế hoạt động Parallel Execution (thực thi song song) tạo điều kiện cho mạng lưới có thể xử lý 10.000 TPS. Tuy nhiên, dự án vẫn trong giai đoạn testnet và chúng ta cần đợi đến khi dự án chính thức mainnet để kiểm chứng tính khả thi mà blockchain này có thể mang lại.

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Monad để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-14/03/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68