logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

MegaETH là gì? Tìm hiểu về Layer 2 được Vitalik Buterin đầu tư

-05/02/2025

MegaETH là một trong những dự án đáng mong chờ nhất trên thị trường hiện tại, không chỉ vì nó tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường mà còn vì những nhà đầu tư vào đây. Bên cạnh các quỹ lớn như Dragonfly hay Big Brain Holdings thì MegaETH còn dành được sự quan tâm của các angel investor như Vitalik Buterin, Cobie, Hasu,...Vậy MegaETH là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết.


MegaETH là gì? Tìm hiểu về Layer 2 được Vitalik Buterin đầu tư

MegaETH là gì?

MegaETH là Layer 2 được tạo ra bởi MegaLabs, đơn vị vừa kết thúc vòng gọi vốn 20 triệu cho blockchain này. Tham vọng của MegaLabs tạo ra một blockchain có thể xử lý 10.000 TPS (giao dịch mỗi giây) với khả năng tương thích hoàn toàn với Ethereum.

Giao diện Website MegaETH

MegaETH đạt được khả năng xử lý real time và giải quyết thông lượng giao dịch cao bằng cách ứng dụng kiến trúc blockchain không đồng nhất và môi trường thực thi EVM. Kiến trúc này cho phép chuyên môn hoá các mạng lưới node và giảm thiểu mức phần cứng yêu cầu để khởi chạy một full node, đảm bảo một blockchain nhanh, bảo mật và hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của MegaETH

Theo bối cảnh của thị trường hiện tại thì sự tiến bộ về framework đã làm giảm đánh kể các khó khăn trong việc tạo ra một Layer 1Layer 2, vì thế, chúng ta có thể thấy hiện tại các layer này xuất hiện liên tục trên thị trường. Nhưng vấn đề của việc này đó chính là chúng không giải quyết được nhu cầu mở rộng của blockchain mà thay vào đó, nó lại đặt ra những hạn chế nhất định đối với các dapp mà nó lưu trữ.

Bảng so sánh gas giữa các chain EVM (nguồn: Paradigm)

Theo thông tin từ bảng so sánh được cung cấp bởi Paradigm, các chain EVM hiện tại đang phải đối mặt với rất nhiều hạn chế ở nhiều khía cạnh cụ thể.

  • Thông lượng giao dịch thấp: Nếu xét theo thông số cột Gas Per Second thì opBNB đang sở hữu tốc độ cao nhất với 100 mg/s nhưng nếu so với các máy chủ đang được sử dụng cho các dịch vụ của Web2 thì tốc độ này vẫn còn khá chậm. Theo chuẩn TPC-C thì các server database hiện tại phục vụ các tác vụ của Web2 đã vượt mốc 1 triệu TPS.

  • Khả năng tính toán hạn chế: Một EVM đơn thuần sẽ tiêu tốn khoản 5.5 tỷ gas cho một số hàng trăm triệu. Điều đó đồng nghĩa với việc opBNB sẽ mất khoảng 55 giây để hoàn thành tác vụ trên với Gas Per Second là 100 mg/s. Trong khi đó, với tác vụ này, một chương trình được viết bằng ngôn ngữ C++ chỉ mất 30 mili giây để giải quyết.

Các thành phần chính của MegaETH

Khả năng mở rộng của blockchain là một trong những nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm, điều này vô hình chung giới hạn khả năng cải tiến về hiệu suất. Giải pháp của MegaETH rất đơn giản, đó chính là uỷ thác tác vụ security và censorship resistance cho các layer như Ethereum và EigenDA của EigenLayer.

Để hiểu được giải pháp của MegaETH, chúng ta sẽ đi qua cách hoạt động của blockchain. Hiện tại, mọi blockchain đều gồm 2 thành phần cơ bản là consensus và execution. Consensus sẽ giữ vai trò xác định các thứ tự giao dịch của người dùng và execution sẽ xử lý các giao dịch này theo thứ tự đã thiết lập sẵn để cập nhật trạng thái của blockchain.

Đối với các Layer 1, mỗi một node sẽ thực hiện các nhiệm vụ giống nhau và bỏ qua việc chuyên môn hoá. Mỗi node sẽ tham gia vào một giao thức để đạt được sự đồng thuận và sau đó thực thi từng giao dịch ở mức cục bộ. Việc setup các nhiệm vụ cũng như tác vụ như trên sẽ đặt ra sự cân bằng giữa hiệu suất hoạt động và decentralization.

Mỗi Layer 1 phải quyết định mức phần cứng yêu cầu tối thiểu để chạy một node, từ đó củng cố các tính năng bảo mật cũng như censorship resistance. Tuy nhiên, một yêu cầu cấu hình tối thiểu chung dành cho tất cả là điều không thể vì mỗi dự án sẽ có nhiệm vụ khác nhau dành cho full node.

MegaETH sẽ có 3 thành phần chính gồm: sequencer, prover và các full node. Sequencer sẽ có nhiệm vụ sắp xếp giao dịch của người dùng. Tuy nhiên, MegaETH sẽ chỉ có một sequencer hoạt động xuyên suốt, điều này loại bỏ consensus overhead trong những tác vụ thông thường. Hầu hết các full node đều nhận được các state diffs thông qua P2P Network và áp dụng chúng trực tiếp để cập nhật local state.

Các full node sẽ không execute lại các giao dịch mà thay vào đó họ sẽ gián tiếp xác thực block bằng cách sử dụng những bằng chứng được cung cấp bởi prover.

Thành phần xếp gần cuối sẽ là prover sẽ sử dụng stateless validation scheme để xác thực các khối không đồng bộ và theo thứ tự ngẫu nhiên. Cuối cùng, EigenDA sẽ là thành tố chịu trách nhiệm xuất bản các block.

Bộ sưu tập NFT The Fluffle

Mới đây, MegaETH đã thông báo về việc ra mắt bộ sưu tập NFT mang tên The Fluffle với tổng cung 10.000 NFT. Điểm đáng chú ý, bộ sưu tập này hoàn toàn là các soulbound token (SBT), không thể giao dịch được, vì thế đã tạo nên một số ý kiến trái chiều trong cộng đồng nhất là khi giá của 1 NFT lên đến 1 ETH.

10.000 NFT của The Fluffle sẽ được phân bổ 2 đợt dành cho các active và whitelisted user. Người dùng có thể tuỳ chỉnh các NFT và mỗi NFT sẽ có nhiều stage cho phép những chú thỏ của người dùng tiến hoá phù hợp với activity của người dùng, stage càng cao sẽ tỷ lệ thuận với phần thưởng.

Mỗi NFT The Fluffle của MegaETH sẽ thuộc về 1 trong 16 đội sau: The Outlaw, The Executor, The Sodier, The Sage, The Witch, The Playboy, The Femme Fatale, The Musician, The Scientist, The Boss, The Samurai, The Innocent, The Muscular, The Pilot và The Yob.

Đợt mint của The Fluffle sẽ được chia thành 2 đợt và mỗi đợt sẽ có 5,000 NFT được phân bổ đến người dùng:

  • Installment One (Retroactive): 5,000 NFT đầu tiên sẽ được phân bổ cho các người dùng đã hỗ trợ dự án từ sớm. Ở đợt này sẽ có 80,000 địa chỉ ví eligible cho việc mint NFT The Fluffle và một số lượng nhỏ trong số 5,000 NFT trên sẽ được allocated cho những người dùng hỗ trợ dự án từ sớm cũng như các strategic partner.

  • Installment Two (Proactive): 5,000 NFT còn lại sẽ được phân bổ ra thị trường sau vài tháng dành cho những người dùng tiếp tục tin tưởng vào dự án.

Sau khi thông tin về bộ NFT The Fluffle được đăng tải, MegaETH đã nhận lại một số ý kiến trái chiều. Cụ thể, cộng đồng tương đối không hài lòng với quyết định của dự án khi những NFT của The Fluffle được phát hành dưới dạng SBT, không thể giao dịch, điều này có nghĩa dự án đang huy động thêm 10.000 ETH (hơn 27 triệu USD) sau 2 vòng gọi vốn trị giá 30 triệu từ các quỹ cũng như những nhà đầu tư cá nhân.

Ở chiều ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng cách làm của MegaETH về bản chất là biến sự kiện mở bán NFT không khác gì cổng tham gia ICO cho nhà đầu tư, bởi khả năng cao người nắm giữ NFT sau này sẽ được nhận airdrop token riêng của dự án, gia tăng thêm độ công bằng. Hướng đi này khác với mô hình điểm thưởng points đã thống trị xu hướng airdrop suốt 2 năm qua, nhưng dần biến tướng thành việc dự án "farm" người dùng.

Nhà đầu tư

Tính đến thời điểm thực hiện bài viết, MegaETH đã hoàn thành vòng seed vào cuối tháng 06/2024 và Public Sale vào tháng 12/2024. Trị giá vòng Seed là 20 triệu USD và được dẫn đầu bởi Dragonfly và vòng Public Sale là 10 triệu USD được huy động thông qua nền tảng Echo.

Bên cạnh đó, MegaETH còn nhận được hậu thuẫn của các nhân vật tầm cỡ như Vitalik Buterin, Hasu, Cobie và các nhà đầu tư khác.


Tổng kết

Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến MegaETH và các công nghệ mà dự án này đang mang đến cho thị trường. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về MegaETH cũng như tiềm năng của dự án trong tương lai.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-05/02/2025
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68
      ĐIỂM TIN🔥