logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Đầu tư Bitcoin: Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu

-25/06/2017

Đối với những nhà đầu tư mới trong thị trường crypto, những thuật ngữ như Hashrate, KYC, Halving, Private Key,... dường như còn khá xa lạ. Vậy những khái niệm này có ý nghĩa gì, hôm nay các bạn hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Đầu tư Bitcoin: Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu

Bitcoin là gì?

Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT) là một loại tiền mã hoá phi tập trung được tạo ra bởi một nhà phát triển ẩn danh có tên Satoshi Nakamoto vào năm 2009. Loại tài sản này cho phép các nhà giao dịch trao đổi trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua các sàn giao dịch trung gian. Tổng lượng Bitcoin có thể được tạo ra là có giới hạn, tối đa là 21 triệu BTC, để đảm bảo giá trị của nó không bị giảm theo thời gian. Người dùng lưu trữ Bitcoin bằng ví điện tử, và các giao dịch được xác thực bằng chữ ký điện tử.

Bạn có thể quan tâm:

Các thuật ngữ hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu Bitcoin

1. Bitcoin Network: Một hệ thống thanh toán điện tử sử dụng công nghệ peer-to-peer (ngang hàng) để tạo ra điều kiện cho các thanh toán. 

2. Blockchain và Block: Blockchain là một chuỗi bao gồm các block. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu giữ lại những giao dịch gần nhất (mà chưa được lưu lại ở những block trước đó). Với mạng lưới Bitcoin, các block chứa chủ yếu các thông tin giao dịch. Trên một số blockchain, chúng cũng có thể chứa nhiều loại thông tin khác. Ngoài ra, mỗi block còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải, đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block đó không có hiệu lực và không được lưu lại trong blockchain.

3. Transaction (Giao dịch): Tin nhắn cho biết sự di chuyển của Bitcoin từ người gửi đến người nhận. Các giao dịch được ký điện tử bằng mật mã và gửi đến toàn bộ mạng Bitcoin để xác minh. Thông tin giao dịch được công khai và có thể được tìm thấy trên sổ cái kỹ thuật số được gọi là 'blockchain'.

4. Transaction Fee (Phí giao dịch): Khoản phí mà người dùng phải trả cho miner để thêm giao dịch lên blockchain. Người dùng có thể tăng phí giao dịch để giao dịch được xử lý nhanh hơn.

5. Exchange (Sàn giao dịch): nơi cho phép người dùng đặt lệnh mua bán Bitcoin.

6. Bitcoin Halving: Bitcoin Halving là sự kiện phần thưởng khối cho thợ đào trên mạng Bitcoin bị giảm 50% sau mỗi 210.000 block. Cơ chế này được Satoshi Nakamoto đưa vào mạng Bitcoin nhằm làm giảm tỷ lệ lạm phát của BTC.

7. Hash Function (Hàm băm): Một phần của thuật toán băm khối, được sử dụng để ghi các giao dịch mới vào blockchain thông qua quá trình khai thác.

8. KYC - Know Your Customer (Hiểu khách hàng của bạn): KYC là giai đoạn đầu tiên của quá trình thẩm định chống rửa tiền (AML). Khi một tổ chức tài chính tiếp nhận một khách hàng mới, các quy trình KYC sẽ được thực hiện ngay lập tức để xác định và xác minh danh tính của khách hàng. Các quy trình này cho phép các tổ chức tài chính đánh giá hồ sơ rủi ro của khách hàng dựa trên xu hướng tội phạm tài chính của họ.

9. Mining (Đào Bitcoin): Hành động sử dụng sức mạnh của máy tính để giải các bài toán bảo mật trên mạng lưới Bitcoin. Cứ mỗi một khối được giải, tổ chức hay cá nhân đó sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng Bitcoin và một lệ phí nhỏ của những giao dịch Bitcoin trong block đó. Những người tham gia vào quá trình khai thác này được gọi là miner. Mục đích chính của việc khai thác Bitcoin gồm hai phần: xác thực các giao dịch để ngăn chặn gian lận và thêm các khối mới vào blockchain, từ đó tạo ra Bitcoin mới theo cách phi tập trung.

10. QR Code: QR code là một loại mã vạch có thể được đọc dễ dàng bằng thiết bị kỹ thuật số và lưu trữ thông tin dưới dạng một chuỗi pixel trong lưới hình vuông. Các ứng dụng ví Bitcoin thường thể hiện địa chỉ ví hoặc Private Key dưới dạng QR code để có thể dễ dàng quét bằng smartphone.

11. Reward (phần thưởng): Phần thưởng khai thác, hay còn gọi là phần thưởng khối, là số Bitcoin mà miner nhận được khi khai thác thành công một khối. Hiện tại, phần thưởng khối của mạng Bitcoin đang là 6.25 BTC. 

12. Fiat Currency (Tiền pháp định): Tiền pháp định là loại tiền tệ do chính phủ phát hành, không được đảm bảo bởi hàng hóa vật chất, chẳng hạn như vàng hoặc bạc. Giá trị của tiền định danh bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cung cầu và sự ổn định của chính phủ phát hành.

13. Satoshi: Đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin, 1 Bit tương đương 100.000.000 Satoshi. Đơn vị này được đặt theo tên của người sáng lập Bitcoin.

14. Wallet: Ứng dụng có tính năng lưu trữ Bitcoin của người dùng.

15. Address (Địa chỉ): Địa chỉ ví hay Public Key là một chuỗi ký tự xác định ví của một người dùng duy nhất. Người dùng sử dụng nó để nhận và gửi Bitcoin. Một bitcoin address sẽ dạng như sau: 11uEbMgunupShBVTewXjtqbBv5MndwfXhb.

16. Private Key (Khoá cá nhân): Private Key là một chuỗi các ký tự đóng vai trò như mật khẩu đăng nhập ví. Private Key nên được bảo mật cẩn thận, nếu bất kỳ cá nhân nào khác khám phá ra Private Key của người dùng thì họ sẽ có toàn quyền truy cập số tài sản trong ví. Một Private Key của ví Bitcoin sẽ có dạng như sau: E9873D79C6D87DC0FB6A5778633389F4453213303DA61F20BD67FC233AA33262

17. Paper Wallet (Ví giấy): mảnh giấy chứa QR code để truy cập Public Key và Private Key của ví Bitcoin.

18. Seed Phrase: Một chuỗi gồm 12 hoặc 24 từ ngẫu nhiên cho phép khôi phục ví Bitcoin bị mất. Nó còn được gọi là một cụm từ ghi nhớ (mnemonic phrase) và được hiểu là một biện pháp bảo mật cho các tài sản kỹ thuật số. Cả ví nóng và ví lạnh đều có thể sử dụng Seed Phrase để phục hồi.

19. Cold Storage (Ví lạnh): Thiết bị vật lý với tính năng lưu trữ Bitcoin. Private Key sẽ được lưu trực tiếp trên ví lạnh nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng. Các loại ví lạnh thường sẽ cung cấp các cụm từ khôi phục, nếu người dùng không bảo quản cẩn thận các cụm từ này thì toàn bộ tài sản nằm trong ví sẽ có khả năng bị thất thoát.

20. Cryptography (Mật mã học): Cryptography là một môn khoa học mật mã mà trong đó thông tin bằng cách chuyển đổi nó thành dạng mà chỉ những người được nhận thông tin mới có thể xử lý và đọc. Việc sử dụng đầu tiên của nó được biết đến là vào năm 1900 trước Công nguyên dưới dạng chữ tượng hình trong một ngôi mộ Ai Cập. Với Bitcoin, Cryptography cho phép các tài sản kỹ thuật số được giao dịch và xác minh mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy.

21. Cryptocurrency (Tiền mã hoá): Cryptocurrency là bất kỳ loại tiền tệ nào tồn tại dưới dạng kỹ thuật số và sử dụng mật mã để bảo mật các giao dịch. Cryptocurrency không có cơ quan quản lý hoặc phát hành trung tâm, thay vào đó sử dụng hệ thống phi tập trung để ghi lại các giao dịch và phát hành các đơn vị mới.

 

22. Double-spend (Chi tiêu gấp đôi): Double-spend là rủi ro khi một loại Cryptocurrency có thể được sử dụng hai lần trở lên. Thông tin giao dịch trong blockchain có thể được thay đổi nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể. Các điều kiện cho phép các khối được sửa đổi đi vào blockchain; nếu điều này xảy ra, người thực hiện thay đổi có thể lấy lại số tiền đã sử dụng.

23. Hash rate (Tỷ lệ băm): Hash rate là thước đo sức mạnh tính toán trong mạng Bitcoin. Tỷ lệ băm được sử dụng để xác định tình trạng, bảo mật và độ khó khai thác của mạng blockchain.

24. Signature (Chữ ký): Chữ ký là một kỹ thuật toán học được sử dụng để xác minh tính xác thực và tính toàn vẹn của tin nhắn hoặc tài liệu kỹ thuật số. Đó là một kỹ thuật mã hóa bất đối xứng sử dụng Private Key để mã hóa hàm băm của tài liệu và Public Key phù hợp để giải mã nó.

25. Deflation (Giảm phát): Trong kinh tế học, Giảm phát là tình trạng giảm giá chung của hàng hóa và dịch vụ, thường liên quan đến sự suy giảm nguồn cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Trong thời kỳ giảm phát, sức mua của tiền tệ tăng theo thời gian. Trong nền kinh tế Bitcoin, giảm phát có xu hướng đề cập đến nguồn cung tối đa của tiền mã hoá. Sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin được khai thác - và tại thời điểm này, sẽ không có đồng tiền mới nào được tạo ra và sẽ không có thêm phần thưởng khối nào được trao cho miner nữa.

26. Inflation (Lạm phát): Inflation thường được xác định là xu hướng tăng giá bền vững của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Nó cũng tương ứng với việc đồng tiền của nền kinh tế mất đi sức mua - có nghĩa là ngày càng cần nhiều đơn vị tiền tệ hơn để mua một lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định khi lạm phát tiếp tục. Nền kinh tế xung quanh Bitcoin được thiết kế để chống lại lạm phát hoặc trải qua tỷ lệ lạm phát thấp và có thể dự đoán được. 

27. Escrow (ký quỹ/giao kèo): Trong tài chính truyền thống (CeFi), các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác thực hiện chức năng trung gian này, tuy nhiên, đây là điểm mà dịch vụ tiền mã hoá và ký quỹ truyền thống hơi khác nhau. Điều này là do Bitcoin và các dạng tiền mã hoá khác có tính năng bảo mật tích hợp sẵn – mã hóa blockchain. Nhờ công nghệ cơ bản này, các dịch vụ ký quỹ tiền mã hoá không yêu cầu chi phí tốn kém và tốn thời gian của luật sư và tài liệu pháp lý để xác thực các giao dịch, như ngân hàng. Do sự tách biệt khỏi tài chính truyền thống, cùng với sự hỗ trợ của các hoạt động Over-The-Counter (OTC), ký quỹ Bitcoin/tiền mã hoá thường được gọi là một hình thức tài chính phi tập trung (DeFi).

Tổng kết

Một nhà đầu tư mới trong thị trường tiền mã hoá sẽ gặp phải vô số những thuật ngữ rắc rối , khó hiểu. Nhận thấy vấn đề đó, Coin68 đã thực hiện bài viết này nhằm giải thích các thuật ngữ thường gặp với các nhà đầu tư Bitcoin. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư. Coin68 sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. 

-25/06/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68