Iota Foundation – tổ chức đứng sau blockchain IOTA, đã hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Dell Technologies để phát triển một giải pháp theo hướng dữ liệu nhằm theo dõi dấu chân carbon trong thời gian thực.
Vào chiều ngày 06/06. mộ phận phát triển giải pháp điện toán Edge và viễn thông của Dell Technologies đã thông báo về việc gia nhập của Iota Foundation, công ty công nghệ tập trung vào biến đổi khí hậu ClimateCHECK và BioE, để cùng nhau phát triển một giải pháp dựa trên các sáng kiến nội bộ của Dell là Data Confidence Fabric (DCF) và Project Alvarium.
We’ve partnered w/ @Iota, BioE, & @ClimateCHECK to develop real-time carbon footprint tracking through a #data confidence fabric!
Hear how #ProjectAlvarium accurately tracks carbon footprints w/ #DellTech Edge solutions.
? https://t.co/u5CxmbMBAL@Intel #IOTA #Sustainability pic.twitter.com/52RENnEW3X
— Dell Edge & Telecom (@Dell_Edge) June 6, 2022
Thực tế là Iota Foundation đã từng tham gia tích cực vào dự án Alvarium cùng với nhiều ông lớn công nghệ khác như Intel và Linux vào tháng 02/2021. Alvarium được Dell Technologies lên ý tưởng lần đầu tiên vào năm 2019 để sử dụng dữ liệu đã được kiểm duyệt từ DFC trên các hệ thống không đồng nhất.
Discover how @iotatoken #IOTA Foundation’s Project Alvarium & @DellTech, provide the ability to measure the trustworthiness of data before it is used by an application.
Proving that trust on the edge can be measured: https://t.co/EO8VtqnAVk
— Dell Networking (@DellNetworking) February 15, 2021
“@DellTech, @intel, and @iota introduced an industry first: a dashboard displaying rising confidence scores as data traversed the edge: from sensor to gateway to core to cloud..”
Read the whole article about #ProjectAlvarium here:https://t.co/KusGomY1pR pic.twitter.com/8ARUSN9c99
— Project Alvarium (@ProjectAlvarium) September 10, 2021
Chia sẻ chi tiết về ý tưởng mới nhất, Matthew Yarger – Trưởng bộ phận Tự động hóa tại Iota Foundation, giải thích rằng bốn công ty đã cùng nhau phát triển một công cụ đo lường, báo cáo và xác minh kỹ thuật số tích hợp (MRV).
Kết hợp với dự án Alvarium, MRV có thể lấy dữ liệu từ các cảm biến và nhập liệu thủ công rồi xử lý thông qua máy chủ Dell PowerEdge để cuối cùng cung cấp thông tin chi tiết gần như sát với thời gian thực tế về dấu chân carbon của cơ sở sản xuất phân hủy và năng lượng bền vững của BioE.
Về cơ bản, Carbon footprint (tạm dịch dấu chân carbon) là tổng lượng phát thải khí nhà kính đến từ quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các chất gây tổn hại đến môi trường như carbon dioxide (CO2), metan (CH4), v.v.
Nhìn chung, đây thật sự là một bước tiến đáng kể của IOTA trong việc kết nối với giới truyền thống nhằm tạo ra tính ứng dụng thực tiễn cho công nghệ blockchain. Trước đây, nền tảng đã được Ủy ban Châu Âu chọn là một trong năm đơn vị bước vào giai đoạn 2 trong chiến dịch phát triển công nghệ cơ sở hạ tầng dịch vụ blockchain Châu Âu (EBSI).
Tuy nhiên xét về khía cạnh xây dựng dự án, IOTA dường như đang dần đi chậm lại so với những gì mà giao thức đã tăng tốc vào giai đoạn quý 4/2021, thông qua hàng loạt phát triển mới như triển khai phiên bản beta cho Smart Contract, ra mắt mạng thử nghiệm Shimmer theo mô hình của Kusama và Polkadot và khởi động Assembly – nền tảng phi tập trung Web3 tiềm năng để mở rộng hệ sinh thái IOTA, đã gọi vốn thành công 100 triệu USD chỉ sau 1 tuần kể từ lần đầu tiên được công bố.
Điều thú vị là động thái của Iota Foundation lại khá trùng khớp với xu hướng hạn chế carbon của nhiều dự án blockchain phổ biến hiện nay, tiến đến mục tiêu dùng công nghệ blockchain hiện đại đóng góp vào tính bền vững khí hậu, để từ đó khẳng định vị thế thương hiệu của nền tảng trên toàn cầu.
Vào thời điểm chu kỳ thị trường suy thoái bắt đầu hình thành từ đầu năm 2022, đã xuất hiện rất nhiều ví dụ như vậy. Điển hình phải kể đến sự hiện hiện của tỷ phú Mark Cuban khi ông cam kết mua lại 50.000 USD carbon định kỳ trên KlimaDAO (KLIMA), VeChain (VET) xây dựng nền tảng blockchain nâng cao báo cáo dữ liệu carbon cũng như Polygon (MATIC) đã tuyên bố sẽ tiến đến mục tiêu trung hòa carbon trong năm 2022.
Thậm chí, chủ đề carbon còn được “Siêu lừa” đứng sau WeWork khai thác bằng việc gọi vốn 70 triệu USD cho dự án blockchain của riêng mình. Đặc biệt hơn, Elrond (EGLD) – nền tảng vừa gặp sự cố giá “về lòng đất” trên Maiar DEX đã trở thành blockchain “nói không” với carbon đầu tiên ở Châu Âu.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: