logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Tổng quan hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin

-01/04/2023

Các nhà phát triển đang thực sự muốn xây dựng một hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Chúng ta có quyền mong chờ một tương lai bùng nổ của các narratives trong Bitcoin Ecosystem như: Bitcoin Layer 2, Bitcoin LSD, Bitcoin NFT và Bitcoin DeFi summer. 

Dẫn nhập

Như các bạn đã biết điểm khác biệt giữa Bitcoin Blockchain so với Ethereum và các Blockchain thế hệ sau này là Smart Contract.

Trong khi Ethereum hỗ trợ xây dựng các smart contract giúp thực hiện nhiều logic phức tạp khác nhau thì Bitcoin chỉ hỗ trợ thực hiện các giao dịch qua lại đơn giản, việc xây dựng dApp trên Bitcoin là bất khả thi ở thời gian trước đây. 

Bản nâng cấp Taproot năm 2021 đã mở ra cánh cổng tiềm năng cho việc xây dựng những mảnh ghép khác trên mạng lưới Bitcoin. Có thể bạn đã nghe tới Ordinals, một trào lưu mới nổi lên từ đầu năm 2021, nó cho phép người dùng tạo và giao dịch NFT trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin, hay một số dự án mở rộng mạng lưới như Stacks, RSK. Các nhà phát triển đang thực sự muốn xây dựng một hệ sinh thái trên Bitcoin.

DeFi trên Bitcoin là gì và cách hoạt động của nó?

DeFi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung, nó được vận hành bởi các các smart contract trên nền tảng blockchain, những người tham gia chỉ cần tin tưởng và sử dụng smart contract thay vì một bên thứ ba khác như Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trong tài chính truyền thống.

DeFi kế thừa những tính chất cốt lõi của blockchain là:

  • Phi tập trung - Decentralized
  • Không cần cấp phép - Permissionless
  • Không cần đặt niềm tin - Trustless
  • Minh bạch - Transparent
  • Tự trông nom tài sản - Self-Custody

 Như vậy, có thể thấy nền tảng để phát triển hệ sinh thái DeFi nằm ở việc xây dựng các dApp - hay công cụ tài chính để người dùng tương tác.

Bitcoin DeFi là gì?

DeFi trên Bitcoin là ám chỉ việc phát triển một nền tảng tài chính phi tập trung chạy trực tiếp hoặc gián tiếp trên mạng lưới Bitcoin.

Như đã đề cập trong phần đầu, sau bản cập nhật Taproot các nhà phát triển đã có thể xây dựng smart contract từ đó mở ra cánh cửa cho hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Tuy nhiên, ngôn ngữ script của mạng lưới Bitcoin chỉ hỗ trợ các logic đơn giản, vì vậy giải pháp tối ưu nhất cho Bitcoin DeFi là xây trên các giải pháp mở rộng của nó.

Hiện tại có 2 hướng triển khai BTC-Fi:

  • Thứ nhất là bọc BTC lại thành wrapBTC để sử dụng các dịch vụ DeFi sẵn có tại các chain khác như Ethereum.
  • Thử hai là xây dựng mới hệ sinh thái DeFi trên các giải pháp mở rộng như sidechain hoặc layer 2.

Ở cả hai cách thì người sử dụng đều cần lock một lượng Bitcoin trên chain chính thông qua một contract lock, sau đó một lượng Bitcoin ở chain mới sẽ được mint ra để người dùng tham gia vào hệ sinh thái DeFi trên nó.

Tiềm năng và thách thức với BTC-Fi

Tiềm năng

Kể từ khi ra mắt cho tới thời điểm hiện tại, BTC được sử dụng chủ yếu như kho lưu trữ giá trị xa hơn là phương tiện thanh toán. Sự phát triển của các giải pháp mở rộng kéo theo sự phát triển cho hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin. Bitcoin sẽ có nhiều tiện ích hơn là lưu trữ giá trị, những người nắm giữ có thể tham gia vào các hoạt động như lending/borrowing, LP farming, mua NFT,… dễ dàng và ít tốn kém chi phí.

Một hệ sinh thái DeFi phát triển sẽ là tiền đề để mở khóa hàng thanh khoản hàng tỉ đô la Bitcoin đang nằm bất động chỉ với mục đích lưu trữ giá trị.

- Xem thêm: Kyros Kompass #5: Bitcoin và DeFi – “Cú hích” nào cho cả hai?

Thách thức

Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức cho BTC-Fi:

Đầu tiên phải kể đến khả năng bảo mật. Như đã phân tích trong phần cơ chế hoạt động, hiện tại để đưa BTC tham gia vào hệ sinh thái DeFi người dùng cần lock vào một contract sau đó sử dụng một token mới tại các lớp mở rộng. Mặc dù ở các lớp này có những phương pháp bảo mật cầu kỳ riêng nhưng chắc chắn không thể đủ tính phi tập trung và bảo mật như Bitcoin được, nếu phát sinh vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới khối tài sản của người dùng đã đưa vào. Chưa kể các bridge này thường là miếng mồi ngon mà cách hacker hay nhắm tới.

Thứ hai nằm ở điểm yếu cố hữu của Bitcoin là khả năng mở rộng. TPS của Bitcoin khoảng 7 giao dịch và không gian mỗi block có giới hạn. Vì vậy hệ sinh thái DeFi càng phát triển, càng nhiều dữ liệu được nén xuống mạng lưới sẽ khiến nó trở nên cồng kềnh và tốn nhiều chi phí để vận hành, từ đó có thể đẩy chi phí giao dịch lên cao hơn.

Thứ ba là khả năng tương thích. Ngôn ngữ lập trình của Bitcoin chỉ cung cấp những logic đơn giản và khó có khả năng tương thích với các smart contract phức tạp. Chính vì vậy, cho tới hiện tại ngoài Lightning Network là Layer 2 thanh toán thì giải pháp mở rộng phù hợp nhất cho Bitcoin vẫn là sidechain, các nhà phát triển có thể phát triển nhiều dApp phức tạp trên này.

Hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin

Tổng quan hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin

Một số dự án nổi bật trong từng danh mục:

Infrastructure

Lightning Network

Lightning Network là giao thức mở rộng mạng lưới Bitcoin theo giải pháp Payment channel (một nhánh thuộc State channel). Nó giúp giảm chi phí và tắc nghẽn mạng lưới vốn chậm chạp của Bitcoin. Lightning Network thường được biết đến với mục đích chính là thanh toán sau khi El Salvador chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp.

Cơ chế của Lightning Network là cho phép 2 bên đồng thuận để mở kênh thanh toán 2 chiều và thực hiện nhiều giao dịch khác nhau off-chain. Sau khi kết thúc số dư cuối cùng sẽ được cập nhật xuống hệ thống mạng lưới on-chain. Việc này giúp tăng tốc độ và giảm tải rất nhiều cho mạng lưới Bitcoin.

Stacks (STX)

Stacks là một blockchain mã nguồn mở liên kết chặt chẽ với mạng lưới Bitcoin với mục tiêu khai phá hết tiềm năng của Bitcoin.

Stacks sử dụng ngôn ngữ lập trình có tên Clarity, nó được mô tả là cho phép các nhà lập trình dự đoán được chương trình sẽ làm gì, tiêu thụ bao nhiêu dữ liệu và chi phí cho ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình Smart Contract này cũng được sử dụng bởi blockchain Algorand. Clarity cho phép các nhà phát triển xây dựng không giới hạn các dApp trên Stacks theo trí tưởng tượng của mình.

Tiếp theo, tại sao nói Stacks có liên kết chặt chẽ với mạng lưới Bitcoin? Đó là nhờ vào cơ chế đồng thuật đặc biệt có tên Proof of Transfer (PoX). Có 2 đối tượng tham gia vào PoX là Miner và Stacker:

  • Miner: Chuyển BTC của mình tới Stacker để có cơ hội nhận được phần thưởng từ việc mint block mới và phí giao dịch. Miner được lựa chọn dựa trên số lượng BTC mà họ gửi đi thông qua thuật toán có tên “weighted random function”.
  • Stacker: Khóa token STX của mình trong một hoặc nhiều chu kỳ. Dựa vào số lượng token mà Stacker đã khóa, họ có thể được lựa chọn để nhận BTC từ Miner.

Quá trình tạo block mới trên Stacks blockchain được đồng bộ với Bitcoin blockchain, tức là mỗi khi Bitcoin tạo ra một block thì Stacks cũng tạo ra một block. Trong khi mỗi block trên Bitcoin chỉ thực hiện được một số ít lượng giao dịch thì với sức mạnh riêng của mình, cùng trong khoảng thời gian đó, Stacks có thể thực hiện hàng nghìn giao dịch và gom hết chúng vào một block.

Nhưng sự liên kết chặt chẽ không phải nằm ở đó, mà là ở việc, tất cả các giao dịch mà Stacks blockchain thực hiện được hash và truyền vào, lưu trữ trong block của Bitcoin. Từ đó, các dữ liệu giao dịch được kế thừa tính bất biến của mạng lưới Bitcoin, có thể rollback lại bất cứ khi nào.

Nếu nhìn về bản chất, Stacks hoạt động như một sidechain của Bitcoin hơn là Layer 2 như các thông tin được truyền thông. Hiện tại Stacks đang là giải pháp mở rộng cho Bitcoin có hệ sinh thái phát triển nhất với khoảng 100 dApp xây dựng trên nó.

Rootstock (RBTC)

Rootstock Smart Bitcoin (RBTC) hay RSK là một blockchain được phát triển giúp Bitcoin tăng khả năng mở rộng, nó cho phép nhà phát triển xây dựng các dApp bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity. Rootstock chạy song song và ghi các giao gói giao dịch lên mạng lưới Bitcoin tương tự như Stacks.

Có 3 thành phần chính trong Rootstock:

  • Merged Mining: Blockchain RSK sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Work (PoW) giống như Bitcoin, tuy nhiên, các thợ đào có thể tạo các block nhanh hơn nhiều so với layer của Bitcoin, sau đó các giao dịch này được gửi tới mạng lưới Bitcoin.
  • Powpeg: Powpeg là cầu nối hai chiều để chuyển đổi Bitcoin đến Rootstock và ngược lại. Giao thức Powpeg được thực hiện bằng token RBTC.
  • RSK Virtual Machine (RVM): Đây là một thành phần có khả năng tương tác với các Smart Contract trên Ethereum. RVM được xây dựng dựa trên Máy ảo Ethereum, cho phép thực thi các Smart Contract của Ethereum trên RSK. Các nhà phát triển có thể sử dụng cùng mã nguồn, công cụ và thư viện khi xây dựng ứng dụng RSK.

Mintlayer (ML)

Mintlayer (ML) là một giải pháp mở rộng của mạng lưới Bitcoin. Đễ dễ hình dung về Mintlayer, bạn có thể hiểu Mintlayer là Layer 2 của Bitcoin, nhưng không kết nối với Bitcoin. Mintlayer xây dựng mạng lưới blockchain của mình trên cơ chế Proof of Stake và sử dụng hàm băm (Hashing) của Bitcoin làm tham số cho chu kỳ chọn các Validator một cách ngẫu nhiên. Cấu trúc đồng thuận này gọi là Dynamic Slot Allotments (DSA).

Blockchain Mintlayer được gắn với Bitcoin: mọi block Mintlayer đều có tham chiếu đến một block của Bitcoin. Trong mỗi vòng Mintlayer, kéo dài 1008 block Bitcoin, những người tham gia được chọn trong số các nhà staker để cộng tác tạo ra các block của chain. 

Ordinals

Ordinals là giao thức cho phép tạo ra các NFT trên mạng lưới Bitcoin bởi Casey Rodarmor. Chỉ mới xuất hiện từ đầu năm 2023 nhưng Ordinals đã tạo ra làn sóng Bitcoin NFT mạnh mẽ với số lượng NFT được mint ra đã đạt tới con số hơn 500.000 chỉ trong vài tháng.

Ordinals cho phép “khắc” các thông tin NFT lên từng sats của Bitcoin, từ đó tạo ra những NFT full on-chain mà nhà sáng lập giao thức Ordinals gọi với cái tên cao cấp hơn NFT là “Digital Artifact”.

Sự khác biệt giữa Digital Artifact và NFT

Làn sóng Ordinals đã dành được nhiều sự ủng hộ từ các tên tuổi lớn trong lĩnh vực NFT như Yuga Labs, DeGods.

DeFi

Threshold (T)

Threshold (T) ra đời với mục đích trở thành mạng lưới mã hóa cho các ứng dụng blockchain bằng cách đặt các thông tin và tài sản của người dùng ở chế độ riêng tư. Đây là sản phẩm của việc hợp nhất giữa hai giao thức phi tập trung, NuCypher (NU) và Keep Network (KEEP) vào năm 2022.

Sản phẩm chính của Threshold là BTC được bao bọc lại trên mạng lưới Ethereum - tBTC. Threshold cũng đang phát triển một stablecoin (thUSD) được thế chấp bởi tBTC.

Ren Protocol (REN)

Ren Protocol (REN) tên cũ là Republic Protocol, được phát triển từ 2017 ban đầu tập trung vào mảng shadow OTC. Sau đó rebrand thành tên như hiện tại và tập trung vào mảng hạ tầng xuyên chuỗi. 

Ren được vận hành thông qua RenVM, là một hệ thống các máy ảo phi tập trung gọi là Darknode. RenVM sử dụng các công nghệ chính sau:

  • Shamir’s Secret Sharing: Nền tảng giúp RenVM không công khai dữ liệu. Những dữ liệu bí mật này sẽ được chia thành nhiều phần do những người tham gia chia nhau nắm giữ.
  • Secure multi-party computation (sMPC): một thuật toán sMPC cho phép các nhà phát triển chạy các tập lệnh mà không tiết lộ nguồn đầu vào hoặc đầu ra.
  • Byzantine Fault Tolerance (BFT): Mạng lưới phát triển mạnh ngay cả khi một số nodes không khả dụng hoặc có hoạt động độc hại. Tập lệnh tiếp tục chạy và vẫn ẩn danh.
  • Hyperdrive: RenVM sử dụng phiên bản sửa đổi của thuật toán đồng thuận Tendermint được thiết kế đặc biệt cho sharding và sMPC, giúp hoàn thành các giao dịch với tốc độ siêu nhanh.

RenVM ngoài việc cho phép người dùng trao đổi token trong “kín đáo” còn kích hoạt khả năng tương tác xuyên chuỗi. Bằng việc khoá các token ở một chain, người dùng có thể mint ra các token với khối lượng tương ứng 1:1 ở chain khác. Hiện tại, REN đã hỗ trợ Bitcoin, Bitcoin Cash, Zcash, Doge, Ethereum, BNB Chain và Avalanche.

Badger DAO (BADGER)

Dự án Badger DAO (BADGER) là một giao thức DeFi do cộng đồng quản trị nhằm xây dựng hạ tầng cần thiết và tạo ra các sản phẩm để mang Bitcoin đến với hệ sinh thái DeFi.

Badger DAO có hai thành phần chính trong hệ sinh thái là Sett và Digg:

Sett

SETT hoạt động như các dự án yield farming cho phép người dùng khoá tài sản lại và kiếm lợi nhuận. Cơ chế của Sett tương tự như Yearn.Finance. Nhưng nó khác ở chỗ là bạn chỉ có thể farm bằng WBTC, renBTC hoặc sBTC và BADGER.

Digg

DIGG là một token có giá trị neo giá trên BTC. Hàng ngày, nguồn cung tự động điều chỉnh dựa trên giá trị USD của DIGG so với BTC. Nếu giá của Digg cao hơn BTC, số dư ví của bạn sẽ tăng lên; nếu nó thấp hơn số dư của bạn giảm. 

Sovryn (SOV)

Sovryn (SOV) là một nền tảng DeFi dành riêng cho Bitcoin được xây dựng trên Rootstock Bitcoin-sidechain. Sovryn cung cấp cho người dùng bộ công cụ non-custodial và permissionless bao gồm:

  • Giao dịch spot
  • Giao dịch phái sinh với đòn bẩy tối đa X5
  • Vay và cho vay
  • Cung cấp thanh khoản
  • Staking
  • Launchpad

Do được triển khai trên Rootstock sidechain nên Sovryn được kế thừa tính bảo mật vốn có của mạng lưới Bitcoin mà vẫn giữ được những ưu điểm của giải pháp Layer 2 như tiết kiệm chi phí và tốc độ giao dịch.

Giao diện giao dịch của Sovryn

Alex (ALEX)

Alex lab là gì? Alex là một trong những dự án DeFi đầu tiên xây dựng trên Stacks - Bitcoin sidechain. Tương tự như Sovryn, Alex cung cấp cho người dùng bộ công cụ DeFi bao gồm:

  • Swap
  • Vay và cho vay
  • Cung cấp thanh khoản
  • Launchpad
  • Stacking
  • Ngoài ra dự án đang phát triển tính năng Orderbook (tương tự CEX), hiện đã có phiên bản testnet. 

Theo dữ liệu của Defillama, Alex đang dẫn đầu về TVL trên mạng lưới Stacks với khoảng 25 triệu USD giá trị bị khoá.

Alex token được vận hành bởi ALEX Lab Foundation, là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ quản trị và phát triển giao thức ALEX DeFi.

Alex Platform

NFT

Bản nâng cấp Taproot của Bitcoin không chỉ mở ra cánh cửa cho Bitcoin DeFi mà còn là cả hệ sinh thái NFT trên Bitcoin nữa. Mọi thứ bắt đầu từ block 4MB lịch sử với thông điệp “make Bitcoin magical again", phong trào đã nổ ra mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của hệ sinh thái NFT trên Bitcoin.

Hệ sinh thái NFT trên Bitcoin

Ordinals Market

Là một trong những marketplace đầu tiên của hệ sinh thái Ordinals, cho phép người dùng dễ dàng giao dịch các Bitcoin NFT của mình.

Bitcoin NFT theo Marketplace. Nguồn: Dune

Ordinals Market sử dụng công nghệ do Emblem Vault phát triển để giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng thông qua mạng lưới Ethereum. Các nhà phát triển giải thích rằng, mặc dù có thể thực hiện giao dịch trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin, nhưng điều đó sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng bởi tốc độ và gas fee, vì vậy họ đã sử dụng giải pháp của Emblem Vault để tối ưu hoá trải nghiệm.

Tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của Ordinals Market tại đây: https://docs.ordinals.market/

Gamma

Gamma là Bitcoin NFT marketplace hỗ trợ cả mạng chính Bitcoin và sidechain Stacks. Hiện tại, Gamma đang chiếm 95% thị phần giao dịch Bitcoin NFT trên mạng lưới Stacks. Gamma cho phép tạo bộ sưu tập Bitcoin NFT một cách đơn giản với “no-code Ordinals Launchpad". Ngoài ra nó cũng giúp người dùng dễ dàng mua, bán, lưu trữ Bitcoin NFT.

Hiện tại hoạt động phổ biến nhất trong hệ sinh thái Bitcoin NFT vẫn là tạo, mua, bán. Các mảnh ghép Bitcoin NFTfi cũng đã bắt đầu xuất hiện cho phép người dùng stacking, lending/borrowing với NFT của mình như: Ordinals Finance, Liquidium, nhưng đều còn quá mới, chúng ta cần chờ thêm để những dự án như vậy có thêm thời gian phát triển

Kết luận

Bitcoin DeFi là một mảng không phải mới nhưng tiềm năng của nó đang được khai thác rất ít. Cùng với sự phát triển của các giải pháp mở rộng mạng lưới Bitcoin sẽ kèo theo sự phát triển không chỉ hệ sinh thái DeFi mà cả NFT trên nó.

Chúng ta có quyền mong chờ một tương lai bùng nổ của của các narratives trong Bitcoin Ecosystem như: Bitcoin Layer 2, Bitcoin LSD, Bitcoin NFT và Bitcoin DeFi summer.

-01/04/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68