FTX đã vượt qua Coinbase vào tháng 5 với tư cách là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ hai trên thế giới về thị phần.
Sàn giao dịch thống trị thị trường cho đến nay vẫn là Binance, chiếm 64,1% thị phần, tiếp theo là FTX (10,8%) và Coinbase (9,6%) được thống kê theo khoảng thời gian hàng tháng.
Các sàn giao dịch tập trung phổ biến tiếp theo trong giai đoạn này là Kraken (3,7%), Bitfinex (2,6%) và LMAX Digital (2,6%). Nhìn chung, khối lượng giao dịch tiền mã hóa đã tăng 19,6% trong tháng 5, đạt tổng cộng 830,4 tỷ USD.
Không những vậy, FTX còn vượt qua Coinbase về khối lượng giao dịch BTC trên cặp USDT cùng 13,1% thị phần với 12,9% của Coinbase.
These are the numbers when you include Binance.
1. Binance – 51.2%
2. FTX – 13.1%
3. Coinbase – 12.9%
4. Huobi – 8.8%
5. OKX – 6.5% https://t.co/UXTzvc8Xta pic.twitter.com/DBUfNMqOAl— Larry Cermak ? (@lawmaster) May 30, 2022
Đây là kết quả dường như không quá bất ngờ nếu xét trên tình hình kinh doanh chung của FTX và Coinbase kể từ đầu năm 2022. Về phía Coinbase, công ty đang phải đối mặt với một số khó khăn nhất định với khoản lỗ 430 triệu USD trong Q1/2022, kéo theo giá cổ phiếu COIN lao dốc nghiêm trọng, giảm hơn 70% vào năm 2022 và hơn 80% so với mốc ATH tại 430 USD ngay sau được niêm yết trên sàn chứng khoán vào tháng 4/2021.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm của sàn đã thể hiện bước lùi đáng kể khi phiên bản beta Coinbase NFT marketplace dù đã mở cửa cho tất cả người dùng nhưng sự hưởng ứng từ cộng đồng không thật sự khả quan. Ngay cả việc ra mắt ứng dụng Web3 mới, cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào dApp Ethereum ngay trên nền tảng của sàn cũng không nhận được nhiều tín hiệu tích cực.
Mặt khác, dù đặt ra hướng đi chiến lược đầy tham vọng mở rộng sang mọi quốc gia mà Coinbase có thể hoạt động hợp pháp nhưng chính Coinbase đã vấp phải “sai lầm” nghiêm trọng, không cân nhắc kỹ tính pháp lý trước khi bước vào thị trường Ấn Độ để rồi dừng hoạt động tại quốc gia này do áp lực từ Ngân hàng Trung ương trong nước chỉ sau ba ngày ra mắt.
Trong khi đó, câu chuyện lại hoàn toàn ngược lại đối với FTX. Trong thời gian qua, có thể thấy rằng CEO FTX Sam Bankman-Fried đang chú trọng phần lớn vào mảng pháp lý để “bành trướng” vị thế sàn giao dịch trên thị trường quốc tế, và điều đó đã mang lại cho FTX nhiều thành công ngoài mong đợi.
Bằng chứng là ngân hàng Goldman Sachs, một trong những đế chế tài chính lớn nhất ở Mỹ đã chấp nhận ngồi vào bàn thảo luận để tìm kiếm mối quan hệ đối tác tiềm năng với FTX. Không những vậy, FTX còn rất “khôn khéo” thiết lập cầu nối vững chắc với thị trường tài chính truyền thống thông qua việc CEO Sam Bankman-Fried mua lại 7,6% cổ phần Robinhood và khởi động giao dịch cổ phiếu 0% hoa hồng cũng như mở cổng thanh toán chứng khoán bằng stablecoin.
Điều này sẽ giúp cho FTX không chỉ định vị mình là công ty đơn thuần về mảng crypto mà còn trở thành đại diện kết nối giữa hai thị trường lại với nhau, giúp cho tiền mã hóa ngày càng có được sự tiếp nhận rộng rãi hơn trên toàn cầu. Thậm chí, Sam Bankman-Fried còn tự tin khẳng định FTX là một công ty có lợi nhuận và sẵn sàng chi hàng tỷ USD để thực hiện những thương vụ mua lại trong tương lai nhằm mở rộng hơn nữa quy mô tổ chức.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Các giao thức DeFi lần lượt ra mắt stablecoin sau cú sập LUNA-UST
- Sau Bitcoin, Fidelity có kế hoạch triển khai dịch vụ lưu ký và giao dịch cho Ethereum (ETH)