Thị trường DeFi đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng nhưng vẫn còn tồn đọng những hạn chế liên quan đến phí giao dịch, khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch. Từ đây, dự án DeFiChain được xây dựng nhằm mang lại giải pháp tối ưu nhất cho những vấn đề trên. Vậy DeFiChain là gì, hãy cùng Coin68 tìm hiểu về dự án DeFiChain qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn có thể quan tâm:
Tổng quan về dự án DeFiChain
DeFiChain là gì?
DeFiChain là một nền tảng blockchain được tạo ra nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung như staking, lending/borrowing một cách nhanh chóng và minh bạch. Mục tiêu chủ đạo của dự án là khai thác toàn bộ tiềm năng của hệ sinh thái DeFi trên blockchain Bitcoin.
Giao diện website của DeFiChain
DeFiChain hoạt động dựa trên sự kết hợp của cả hai cơ chế đồng thuận Proof of Work (POW) và Proof of Stake (POS) đồng thời tận dụng tính bảo mật bằng cách neo vào blockchain Bitcoin thông qua Merkle root. Bên cạnh đó, DeFiChain cũng sử dụng Non-Turing Complete giúp các giao dịch DeFi diễn ra nhanh chóng với phí gas thấp, đồng thời giảm nguy cơ xảy ra lỗi của hợp đồng thông minh.
Sản phẩm của DeFiChain
Decentralized Assets - dAssets (Tài sản phi tập trung)
Decentralized assets là một sản phẩm quan trọng của blockchain DeFiChain được gọi dưới tên dTokens. Khác với các cổ phiếu truyền thống, dTokens không được bất kỳ công ty nào phát hành và chỉ tồn tại trên nền tảng DeFiChain thông qua hình thức cho vay để tạo ra dTokens.
Để tạo ra dTokens, người dùng cần vào Vault - nơi họ có thể gửi tài sản của họ và khóa chúng lại như tài sản thế chấp. Khi người dùng tạo ra một dToken trên DeFiChain thì đó được xem là một biểu tượng đại diện cho sản phẩm đó. Ví dụ, một cổ phiếu Tesla sẽ trở thành dTSLA trên DeFiChain. Cần lưu ý rằng việc nắm giữ một dToken không cung cấp cho người dùng quyền sở hữu thực sự của tài sản đó.
DeFiChain DEX
DeFiChain DEX là nơi người dùng có thể swap những coin/token khác nhau mà không cần đến một sàn giao dịch tập trung hoặc người trung gian bằng tính năng decentralized swapping. Tính năng này đảm bảo rằng người dùng luôn có toàn quyền kiểm soát tài sản mà không cần phải phụ thuộc vào bên thứ ba để hỗ trợ giao dịch của họ.
Ngoài ra, DeFiChain DEX còn có tính năng cung cấp thanh khoản với liquidity mining và người dùng có thể kiếm được phần thưởng là token DFI. Ngoài ra, người dùng được nhận một phần phí giao dịch khi cung cấp thanh khoản trên DeFiChain DEX.
DeFiChain Wallet
DeFiChain Wallet là sản phẩm ví của DeFiChain cho phép người dùng dễ dàng quản lý tài sản và tham gia vào các hoạt động giao dịch hay liquidity mining trên DeFiChain DEX. Hiện tại, DeFiChain Wallet đã có sẵn cho người dùng để tải xuống sử dụng trên những thiết bị iOS, Android và Desktop.
Những loại DeFiChain Wallet
Masternodes
Masternodes là những node đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xác nhận các giao dịch và duy trì hoạt động trên DeFiChain. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ phần thưởng và phí giao dịch cho các người tham gia trong mạng lưới. Vì vậy, việc vận hành một masternode có thể mang lại thu nhập ổn định cho những người tham gia và họ có quyền tham gia đề xuất quản trị trên DeFiChain.
DeFiChain Scan
DeFiChain Scan là một website hiển thị những dữ liệu về mạng lưới DeFiChain như thông tin giao dịch, block, địa chỉ ví, hợp đồng thông minh và dữ liệu on-chain tương tự như Etherscan.
Giao diện của DeFiChain Scan
Điểm nổi bật của DeFiChain
DeFiChain có những điểm nổi bật sau:
-
Tính bảo mật và quyền riêng tư cao: DeFiChain sử dụng blockchain của Bitcoin nhưng thêm vào các tính năng mới để hỗ trợ người dùng có thể giao dịch ẩn danh và toàn quyền quản lý tài sản của họ.
-
Đa dạng sản phẩm và dịch vụ: DeFiChain hỗ trợ giao dịch với nhiều loại coin/token và dịch vụ tài chính phi tập trung phong phú bao gồm staking, lending/borrowing, swap token,...
-
Khả năng mở rộng và tăng tốc giao dịch: DeFiChain sử dụng một giải pháp hiệu suất cao để tăng tốc độ và giảm phí giao dịch.
-
Masternodes và phân phối lợi nhuận: Masternodes là một phần quan trọng của DeFiChain giúp duy trì và hoạt động mạng lưới. Nó có thể mang lại lợi nhuận và quyền biểu quyết quản trị cho người vận hành.
Thông tin cơ bản về token
-
Tên token: DeFiChain Token
-
Token: DFI
-
Chuẩn token: ERC-20, BEP-20
-
Hợp đồng:
-
Ethereum: 0x8fc8f8269ebca376d046ce292dc7eac40c8d358a
-
BNB Chain: 0x361C60b7c2828fCAb80988d00D1D542c83387b50
-
Công dụng token: Tiện ích, Quản trị
-
Tổng cung: 1.200.000.000 DFI
-
Cung lưu hành: 691.132.300 DFI
Phân bổ token
Phân bổ DFI token
-
Foundation: 36.6%
-
Masternodes: 21%
-
Đốt (burn) token DFI: 20.8%
-
Những địa chỉ ví khác: 13.4%
-
Pool thanh khoản: 5.65%
-
Quỹ cộng đồng: 1.74%
-
DFI token: 0.704%
-
ERC-20 Collateral: 0.106%
Lịch phân bổ token
Lịch phân bổ token DFI. Nguồn: Token Insight
DFI token dùng để làm gì?
DFI được dùng trong những trường hợp sau:
-
Làm phí giao dịch cho các hoạt động DeFi.
-
Làm phần thưởng cho những người dùng staking, lending/borrowing và cung cấp thanh khoản trên DeFiChain.
-
Người dùng có thể staking để chạy masternode hoặc cung cấp thanh khoản trong các pool trên DeFiChain.
-
Dùng làm tài sản thế chấp để vay hoặc mint những tài sản crypto trên DeFiChain.
-
Người dùng khoá DFI để tham gia quản trị DeFiChain DAO.
Nhà đầu tư có thể giao dịch token DFI ở đâu?
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token DPI tại:
-
Sàn CEX: Huobi, Bitget, Bybit, Kucoin,...
-
Sàn DEX: Uniswap v2, Uniswap v3 (Ethereum), DeFiChain DEX, PancakeSwap v2 (BSC)
Những cặp giao dịch phổ biến là DPI/USDT, DPI/USDC, DPI/WETH, DPI/WBNB.
Nhà đầu tư có thể lưu trữ token DFI ở ví nào?
DFI là token với tiêu chuẩn ERC-20, BEP-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet hoặc DeFiChain Wallet, DFX Wallet trên DeFiChain. Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ DFI trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.
Lộ trình phát triển
Hiện tại, DeFiChain vẫn chưa cập nhật lộ trình phát triển cụ thể cho năm 2023. Tuy nhiên, ta có thể xác định được những bước phát triển sắp tới của DeFiChain được tiết lộ trên website của dự án bao gồm ra mắt Devnet, Testnet và Mainnet.
Những cột mốc phát triển trong tương lai của DeFiChain
Đội ngũ phát triển
Đội ngũ phát triển của DeFiChain đa phần là những thành viên chủ chốt của dự án Cake DeFi và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường crypto. Những thành viên nổi bật bao gồm:
-
Julian Hosp: Ông hiện là nhà sáng lập đồng thời là CEO của DeFiChain và Cake DeFi. Ông đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực blockchain tại các công ty như TenX, I-Unlimited.
-
U-Zyn Chua: Ông hiện là nhà sáng lập đồng thời là CTO của DeFiChain và Cake DeFi. Ông đã có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là nhà lập trình blockchain tại các công ty như TenX, Zynesis, Sparrow Exchange.
Nhà đầu tư
Hiện tại, chưa có thông tin cụ thể về những nhà đầu tư của DeFiChain. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ dự án.
Đối tác
DeFiChain đang hợp tác với một số nền tảng DeFi, staking như Cake DeFi, Allnodes, Blockpit. Bên cạnh đó, DeFiChain cũng hợp tác với Nasdaq - sàn chứng khoán lớn thứ 2 tại Hoa Kỳ nhằm cung cấp nguồn cấp dữ liệu giá cho giao dịch token chứng khoán trên DeFiChain.
Tổng kết
DeFiChain là một blockchain phi tập trung được xây dựng trên blockchain của Bitcoin và cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như trading, staking, lending/ borrowing, swap token. DeFiChain đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái DeFi trên Bitcoin và giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiếp cận với các sản phẩm DeFi.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án DeFiChain để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!