logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

“Dấu hỏi lớn” về chức năng quản trị của token DYDX và vấn đề chia sẻ phí giao dịch

-27/09/2021

Một màn đối đáp giữa người nắm giữ đồng DYDX và bộ phận quản lý sàn dYdX đã để lộ ra những thắc mắc về chức năng quản trị của token này.

“Dấu hỏi lớn” về chức năng quản trị của token DYDX và vấn đề chia sẻ phí giao dịch

Sự nổi lên của dYdX

Như đã được Coin68 đưa tin, sự phục hồi của thị trường tiền mã hóa trong ngày 27/09 có sự đóng góp không nhỏ của các dự án DeFi, đi đầu là những nền tảng DEX như sàn dYdX. Nỗi lo ngại về việc Trung Quốc lần này sẽ ngăn cản người dân tham gia giao dịch trên các sàn CEX đã đẩy một lượng không nhỏ nhà đầu tư tìm đến các nền tảng giao dịch tiền mã hóa phi tập trung, đẩy giá token UNI, SUSHI, PERP và DYDX tăng mạnh.

Ngoài ra, việc DYDX sở hữu cơ chế tặng thưởng cho người tham gia giao dịch và đóng góp thanh khoản trên sàn cũng tạo thêm động lực đến với sàn này. Nhờ vậy, trong 24 giờ gần nhất, khối lượng giao dịch trên dYdX đã vượt mốc 5 tỷ USD, đưa nó trở thành nền tảng DEX hàng đầu hiện nay.

Bên cạnh đó, DYDX còn giảm phí giao dịch cho người nắm giữ, tương tự như các coin sàn khác; và cho phép người nắm giữ tham gia hoạt động quản trị giống như các dự án DeFi thông thường.

“DYDX có một hệ sinh thái mạnh mẽ xoay quanh các cơ chế quản trị, phần thưởng và staking – tất cả được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển và phi tập trung cho giao thức.

Token DYDX có hai chức năng, trao cho người nắm giữ:

1/ quyền được đề xuất và bỏ phiếu về những thay đổi đối với giao thức; và

2/ được giảm phí giao dịch.”

Sự gia tăng phổ biến của dYdX đã thu hút thêm sự chú ý đến với dự án, phân tích và so sánh sàn với các DEX tương tự để nhìn thấy tiềm năng. Với khối lượng giao dịch khủng khiếp như vậy, nhiều người đã đặt ra câu hỏi chắc hẳn phí giao dịch mà dYdX thu về trong thời gian này là rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn đã cảm thấy bất ngờ khi khác với Uniswap, SushiSwap hay Curve, dYdX không có cơ chế chia sẻ phí giao dịch với người đóng góp thanh khoản.

Công bằng mà nói thì không thể so sánh một cách cứng nhắc giữa dYdX với các DEX khác được. Dù đều là sàn giao dịch phi tập trung như nhau (cho phép người dùng giao dịch trực tiếp với nhau thông qua smart contact), thế nhưng dYdX thì đã xây dựng một cơ chế sổ lệnh trên smart contract, trong khi Uniswap/SushiSwap thì lại cho người dùng swap token qua các pool thanh khoản.

Uniswap hay Curve cũng không có cơ chế thưởng token trực tiếp cho người tham gia giao dịch, mà làm điều đó thông qua việc chia sẻ một phần phí giao dịch. dYdX thì ngược lại, có cơ chế thưởng token cho người giao dịch/đóng góp thanh khoản, nhưng lại không chia sẻ phí giao dịch.

Song, các giải thích của dYdX đằng sau vấn đề phí giao dịch lại không ít cảm thấy bất bình.

Token DYDX có cơ chế quản trị “như không”?

Theo thông tin từ dYdX, tất cả phí giao dịch sẽ được chuyển về cho dYdX Trading Inc., công ty đứng sau sàn. Website của dYdX không cung cấp thông tin về cách số tiền phí này sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng xét đến việc đây sẽ là lợi nhuận thuần từ sàn, khả năng cao nó sẽ được chia sẻ cho những cổ đông, nhà đầu tư và người nắm giữ vốn sở hữu trong dự án.

Khi được chất vấn liệu người nắm giữ DYDX có thể thực hiện quyền quản trị dự án và tiến hành bỏ phiếu cho đề xuất phân bổ phí giao dịch về lại cho những người dùng trên DYDX, đại diện sàn tuyên bố như sau:

Cuộc đối thoại về vấn đề người nắm giữ dYdX có quyền bỏ phiếu cho đề xuất phân bổ phí giao dịch

0xFendiman: “Hiện tại thì tất cả phí giao dịch đều về tay dYdX đúng không?”

Corey: “Tất cả phí giao dịch đều được chuyển về cho dYdX Trading Inc.”

0xFendiman: “Cảm ơn. Nhưng nếu người nắm giữ DYDX muốn bỏ phiếu về việc chia sẻ phí giao dịch thì sao?”

Corey: “Phí giao dịch không là một phần của smart contract vận hành token.”

Câu hỏi trên đã được đặt ra từ đầu tháng 8 trên Discord của dYdX, thời điểm token DYDX mới được phát hành, và giờ được nhắc lại khi dự án đạt được những thành công mới đây.

Theo lời đại diện của dYdX, người nắm giữ token, tuy có quyền quản trị đối với dự án, song lại không thể bỏ phiếu về vấn đề chia sẻ phí token, vì nó “không thuộc về smart contract”. Nghe thật vô lý đúng không nào? Tại sao phí giao dịch được trả bằng token DYDX lại không liên quan gì đến smart contract của DYDX được. Điều đấy khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là mức độ quản trị của dự án sẽ có giới hạn tại đâu nữa, khi mà giờ vấn đề “phí giao dịch” là không thể đụng đến rồi.

Một số còn cáo buộc với cách làm này, dYdX chẳng khác gì một sàn CEX cả: cũng dùng sổ lệnh, cũng có coin sàn, coin sàn giúp giảm phí giao dịch, nhưng người dùng sẽ không được chia sẻ lợi nhuận của sàn.

Tranh cãi vẫn đang tiếp tục nổ ra giữa những người cho rằng dYdX sai khi không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của việc có một “token quản trị” để người sở hữu token cùng nhau ra quyết định dự án; và những người nhận định dYdX có lý khi trên sàn đã có cơ chế thưởng khi giao dịch rồi, không cần việc chia sẻ phí nữa để tránh lạm phát giá token.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-27/09/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68