logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Binance nỗ lực tăng cường mối quan hệ mật thiết với Nga trước sức ép từ Mỹ

-18/02/2022

Trong bối cảnh Binance đang tạm dừng dịch vụ của mình ở một số quốc gia nhất định vì vấn đề pháp lý, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch tiếp tục tăng cường quan hệ mật thiết với Nga.

Binance nỗ lực tăng cường mối quan hệ mật thiết với Nga trước sức ép từ Mỹ
Binance nỗ lực tăng cường mối quan hệ mật thiết với Nga trước sức ép từ Mỹ

Vào 17 tháng 2, Binance vừa công bố gia nhập Hiệp hội ngân hàng Nga (ARB), nhằm mục đích tạo điều kiện liên kết với chính quyền địa phương, các nhà lập pháp và chuyên gia trong ngành tiền mã hóa tại quốc gia này. Được thành lập vào năm 1990, ARB bao gồm hơn 300 ngân hàng và tổ chức tài chính ở Nga, bao phủ gần 90% cơ sở hạ tầng ngân hàng của đất nước.

Bên cạnh việc phê duyệt tư cách thành viên của Binance, Hội đồng ARB còn thành lập một trung tâm nghiên cứu dành riêng cho lĩnh vực crypto. Nhiệm vụ của tổ chức vừa được thành lập là chuẩn bị các đánh giá chuyên môn về quá trình lưu thông tài sản mã hóa ở Nga và cung cấp cho hiệp hội dữ liệu nâng cao về chủ đề này.

Olga Goncharova, giám đốc Binance tại Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) sẽ giữ vai trò đứng đầu trung tâm mới của ARB. Goncharova đã tham gia Binance vào tháng 1 để thúc đẩy các nỗ lực tuân thủ trong nước. Trước khi gia nhập Binance, cô từng là Giám đốc bộ phận của Ngân hàng Trung ương Nga.

Hơn nữa, Giám đốc thị trường Đông Âu của Binance là ông Gleb Kostarev, bày tỏ tin tưởng rằng Binance có đủ vị thế về mặt thương hiệu và nguồn lực trong thị trường tiền mã hóa để được cộng đồng Nga đón nhận một cách tích cực.

Trên thực tế Binance luôn được biết đến là sàn giao dịch có mối hợp tác chặt chẽ với một số tổ chức của Nga được hỗ trợ bởi nhà nước. Đơn cử vào tháng 8 năm 2021, Binance đã cung cấp nền tảng NFT của mình cho Bảo tàng Hermitage, giúp đơn vị huy động được hơn 440.000 USD trong một cuộc đấu giá bộ sưu tập NFT dựa trên những kiệt tác hội họa gắn liền với lịch sử thế giới.

Trước đây website Binance cũng từng bị Nga liệt vào danh sách chặn vào tháng 9 năm 2020, nhưng sàn giao dịch chỉ mất khoảng 3 tháng sau đó để được giới chính quyền tháo gỡ lệnh cấm. Sự thân thiện được hình dung rõ nhất thông qua chuỗi danh sách nối dài các quốc gia đang phản đối Binance trong suốt năm 2021, Nga đã không có mặt trong đó.

– Đức – Ý
– Hoa Kỳ – Lithuania
– Vương quốc Anh – Ba Lan
– Ấn Độ – Thái Lan
– Nhật Bản – Malaysia
– Hà Lan – Canada
– Hong Kong – Singapore
– Quần đảo Cayman – Nam Phi

Nhìn chung đây có thể được xem là một nước đi đầy khôn ngoan khác của Binance sau khi hứng chịu rất nhiều áp lực pháp lý từ SEC, thông qua cuộc điều tra về hành vi thao túng thị trường bởi mối quan hệ “mập mờ” với hai công ty là Sigma Chain AG và Merit Peak, đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường cho Binance.

Mặt khác, diễn biến chính trị giữa Nga và Ukraine đang ngày một leo thang, có tương quan chặt chẽ đến sự tham gia của Mỹ. Thậm chí cuộc chiến đã mở rộng sang cả lĩnh vực tiền mã hóa. Kết hợp với tiềm lực kinh tế và lực lượng quân sự hùng hậu, không thể phủ nhận Nga đang chiếm ưu thế lớn trước tình hình hiện tại. Dĩ nhiên, khi lâm vào thế phải bắt buộc đưa ra sự lựa chọn ở “ngã ba đường” thì Binance phải ưu tiên hướng đi tốt nhất cho mình.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-18/02/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68