logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Gánh chịu áp lực quá lớn từ thợ đào – Bitcoin (BTC) tiếp tục lao dốc dưới ngưỡng 39.000 USD

-18/04/2022

Độ khó khai thác Bitcoin luôn là một chỉ báo mạnh mẽ về nhu cầu đối với BTC và đôi khi được sử dụng như một trong những cách để xác định điều kiện thị trường hiện tại. Và có lẽ sự cố mới nhất của Bitcon vào đầu tuần có mối liên hệ mật thiết với dữ liệu này.

Gánh chịu áp lực quá lớn từ thợ đào - Bitcoin (BTC) tiếp tục lao dốc dưới ngưỡng 39.000 USD
Gánh chịu áp lực quá lớn từ thợ đào – Bitcoin (BTC) tiếp tục lao dốc dưới ngưỡng 39.000 USD

Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng phân tích blockchain Glassnode, độ khó khai thác của Bitcoin tính đến hiện tại đã mất hơn 1,26% sau khi tăng trưởng khoảng 4,13% vào cuối tháng 3 năm nay.

Sự thay đổi về độ khó khai thác Bitcoin tính đến ngày 18/04/2022. Nguồn: Glassnode
Sự thay đổi về độ khó khai thác Bitcoin tính đến ngày 18/04/2022. Nguồn: Glassnode

Hashrate Bitcoin cũng phải chịu hậu quả tương tự khi rớt về ngưỡng 202 EH/s kể từ mức đỉnh cao nhất trong lịch sử được thiết lập vào ngày 14 tháng 2 tại 248,11 EH/s.

Sự thay đổi Hashrate khai thác Bitcoin tính đến ngày 18/04/2022. Nguồn: Glassnode
Sự thay đổi Hashrate khai thác Bitcoin tính đến ngày 18/04/2022. Nguồn: Glassnode

Vậy hai chỉ số này có tác động như thế nào đối với Bitcoin? Về cơ bản, hashrate là chỉ số tương quan với khả năng tính toán mà thiết bị đào của người khai thác yêu cầu để xác nhận giao dịch. Trong khi đó, độ khó khai thác Bitcoin được tự động điều chỉnh dựa trên hashrate, để giữ cho thời gian cần thiết khai thác một khối gần như ổn định ở mức 10 phút. Hashrate càng cao thì độ khó càng cao và ngược lại. Đây cũng thường được xem là một trong những động lực quan trọng giúp củng cố giá trị Bitcoin theo xu hướng dài hạn.

Trở lại với hai tháng gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp sự trùng hợp ở những đợt điều chỉnh giá Bitcoin có mối quan hệ khá gắn bó với dữ liệu trên. Lần đầu tiên là vào ngày 03/03/2022, độ khó đào BTC sụt giảm đến 1,5%, kéo theo sự suy thoái ngay sau đó từ 45.000 USD xuống còn khoảng 38.000 USD của Bitcoin.

Biểu đồ 1D giá BTC/USDT kể từ ngày 03/03/2022 đến ngày 10/03/2022. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1D giá BTC/USDT kể từ ngày 03/03/2022 đến ngày 10/03/2022. Nguồn: Binance

Tiếp đến vào ngày 18/03/2022, độ khó tiếp tục duy trì giảm lần hai với mức 0,35%, hậu quả để lại là Bitcoin đã dump 2.000 USD chỉ trong một ngày.

Biểu đồ 1D giá BTC/USDT kể từ ngày 18/03/2022 đến ngày 27/03/2022. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1D giá BTC/USDT kể từ ngày 18/03/2022 đến ngày 27/03/2022. Nguồn: Binance

Do đó, sự cố diễn ra trong đầu tuần này khi BTC đâm thủng xuống mức đáy thấp nhất trong 1 tháng tại 39.200 USD cũng là điều tương đối dễ hiểu, đặc biệt trong bối cảnh áp lực bán tháo từ thợ đào hiện rất mạnh mẽ, lấn át mọi động lực đến từ tổ chức, đẩy dòng vốn đầu tư hàng tuần của họ ghi nhận mức thoái lui tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2022.

Vào thời điểm thực hiện bài viết, BTC đang giao dịch xung quanh 38.912 USD.

Biểu đồ 1D giá BTC/USDT tính đến ngày 18/04/2022. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1D giá BTC/USDT tính đến ngày 18/04/2022. Nguồn: Binance

Hơn nữa trong diễn biến liên quan, Kazakhstan đang thực hiện các bước để tăng thuế đối với các tổ chức khai thác tiền mã hóa trong nước. Theo một tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia Alibek Kuantyrov, kế hoạch này là tính thuế dựa trên giá trị thị trường của crypto được khai thác.

Quan chức chính phủ lưu ý rằng việc thực hiện một kế hoạch như vậy sẽ làm tăng doanh thu ngân sách. Bên cạnh đó, các thợ đào hoạt động ở Kazakhstan cũng đang phải trả một khoản phụ phí cho lượng điện tiêu thụ. Thuế quan đã được tăng lên với mức phí là 1 tenge Kazakhstan (khoảng 0,0022 USD) cho mỗi kilowatt giờ điện được sử dụng.

Đây là những cản trở mới nhất đến từ Kazakhstan kể từ đầu năm. Bạo loạn và biểu tình đã khiến nhiều công ty khai thác tại quốc gia này liên tục bị gián đoạn bởi đường truyền Internet cũng như thiếu nguồn điện để cung cấp cho hoạt động đào BTC. Tình trạng thiếu điện đã buộc một số công ty phải rời khỏi đất nước và chuyển đến các địa điểm khác như Hoa Kỳ. Tháng trước, hơn 100 trại đào đã đóng cửa trên khắp Kazakhstan.

Song, sự kiện này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động thợ đào vì khả năng cao họ sẽ đối mặt với làn sóng di cư một lần nữa sau sự đổ vỡ tại Trung Quốc trong năm ngoái.

Đáng chú ý, Kazakhstan là quốc gia chiếm thị phần hashrate lớn thứ ba trên thế giới (18%), chỉ đứng sau Nga (11,2%) và Hoa Kỳ (35,4%). Nhìn chung, đối chiếu theo biểu đồ độ khó khai thác và hashrate từng năm, dĩ nhiên chúng ta vẫn ghi nhận sự gia tăng liên tục ở cả hai chỉ số, điều này cho thấy nhu cầu đối với Bitcoin vẫn ở mức cao bất chấp điều kiện thị trường diễn biến ra sao theo chu kỳ lịch sử.

Tuy nhiên, xét theo bức tranh hiện tại, khi Bitcoin liên tục mất giá cùng hashrate lẫn độ khó đào đảo chiều, sẽ tạo nên áp lực bán ngày càng lớn, có thể đẩy Bitcoin xuống sâu hơn trong ngắn hạn.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-18/04/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68