Thị trường tiền mã hóa vừa kết thúc năm 2020 đầy biến động theo một cách không thể ấn tượng hơn. Bắt đầu với tổng vốn hóa thị trường chỉ 192 tỷ USD, crypto đã lật kèo ngoạn mục từ sau cú dump hơn 30% trung tuần tháng Ba, kết thúc năm 2020 cán mốc 770 tỷ USD. Như vậy, thị trường tiền mã hóa đã tăng trưởng hơn 3 lần trong năm Bitcoin halving lần thứ 3 này.
Chúng ta từng nghe rất nhiều tin tức về dòng vốn từ nhà đầu tư tổ chức hay các doanh nghiệp đầu ngành đã chào đón crypto. Liệu còn điều gì đang chờ đợi chúng ta trong năm nay, hãy cùng tìm hiểu ngay 8 từ khóa cho xu hướng thị trường tiền mã hóa.
Các tổ chức đầu tư
Như phân tích của Coin68 từ khi giá Bitcoin chưa phá đỉnh 20k, bản chất của sự tăng giá lần này giống như năm 2017 ở Hiệu ứng mạng lưới (Network effect). Năm 2017 chúng ta chứng kiến Bitcoin bùng nổ tăng từ $9k lên $19k8 chỉ trong có 2 tuần.
Năm rồi, đà tăng có phần chậm mà chắc chắn hơn. Điểm khác biệt lớn nhất lần này nằm ở đối tượng tạo nên Hiệu ứng mạng lưới – Giới tổ chức đầu tư. Dẫn đầu với Grayscale, theo sau là rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ phòng hộ và cả các công ty đại chúng đang niêm yết tại Mỹ. Tất cả đã và đang mua vào Bitcoin. Hiệu ứng mạng của giới cá voi mạnh đến nỗi số Bitcoin đào ra mỗi ngày chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của họ. X
u hướng này không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là khi giới tài phiệt đang đứng trước mối lo các chính phủ đồng loạt in tiền tung gói cứu trợ nền kinh tế hậu COVID-19, gián tiếp làm giảm giá trị tài sản tiền pháp định của họ. Họ cần Bitcoin như một nơi lưu trữ giá trị tài sản – một nơi tránh bão an toàn.
Khi cá voi FOMO, chỉ có thể là MOON.
Chúng ta có thể theo dấu dòng tiền của nhà đầu tư tổ chức thông qua hoạt động/số lượng Bitcoin lưu trữ của các quỹ đầu tư crypto nổi tiếng như Grayscale và Coinshares. Ngoài ra, xu hướng này còn có thể được quan sát qua việc các quỹ đầu tư truyền thống, các công ty đại chúng có báo cáo tài chính định kỳ ghi lại việc mua Bitcoin làm tài sản trú ẩn của họ.
Từ khóa: Institutional Investor
Tổng hợp các sự kiện quan trọng của Bitcoin trong năm 2020. Nguồn: Kyros VenturesCBDC và xu hướng luật định tiền mã hóa
Từ năm 2021 trở đi, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc đua tranh giành sức ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới trong việc ra mắt và ứng dụng tiền CBDC của quốc gia họ. Điều này sẽ không xung đột trực tiếp đến Bitcoin và crypto nói chung về mặt lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, nó sẽ tác động to lớn đến hành động của giới chức cầm quyền về việc ban hành các quy định và điều luật về tiền điện tử. Vụ kiện của SEC nhắm vào XRP chỉ là một bước khởi đầu trong hàng loạt các hành động nhằm minh bạch hóa thị trường tiền mã hóa, một phần cũng để bảo vệ các nhà đầu tư tổ chức đã và đang đổ tiền về đây ngày một nhiều.
Thị trường crypto sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Hệ quả tất yếu của xu hướng này là việc áp thuế thu nhập lên các khoản đầu tư tiền mã hóa, trong bối cảnh các nước đang dần công nhận crypto là một loại tài sản (hay có trường hợp là chứng khoán). Việc số hóa và đồng bộ hạ tầng thông tin các nhà đầu tư cá nhân sẽ trở nên cực kỳ hiệu quả với CBDC – tiền định danh cùng các quy định KYC. Một vài nước đã có những động thái như thế là Pháp và Mỹ. Tương lai chính phủ thấy mọi hoạt động mua bán, số dư Bitcoin của chúng ta là khả dĩ.
Từ khóa: CBDC, Crypto Regulation
DeFi
Nhiều người cho rằng sự bùng nổ của DeFi trong năm qua đã cứu cho thị trường không rơi vào suy thoái. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, đã, đang và sẽ tiếp tục cách mạng hóa các công cụ tài chính của thế giới. Năm vừa qua, DeFi đã tăng trưởng hơn 23 lần về tổng giá trị được khóa (TVL). Nổi bật nhất là các sản phẩm yield farming, vay & cho vay, DEX phái sinh, bảo hiểm, quỹ tương hỗ v.v
Như một kịch bản rất hoàn hảo, sự bùng nổ của DeFi đến ngay trước khi Ethereum kích hoạt Phase 0 của Ethereum 2.0, đánh dấu một tương lai nơi phí gas không/hiếm khi cao hơn giá trị 1 giao dịch nữa. Khi “chiếc máy tính của thế giới” phát triển, hàng loạt các dự án, mạng lưới liên quan sẽ tiếp đà tạo nên Hiệu ứng mạng lưới, từ stablecoin, lending, blockchain game hay các ứng dụng NFT.
2021 sẽ là một năm bản lề của DeFi.
Tuy nhiên, hãy kỳ vọng cao hơn nữa ở DeFi trong năm 2021, một khi các vấn đề lớn của ngành này đang dần được giải quyết. Đối trọng của Ethereum, Polkadot đang âm thầm chuẩn bị cho một chuỗi phản ứng FOMO dây chuyền, trên tất cả các mặt trận mà ETH đang hiện hữu. DOT sẽ phế truất ETH tại phân khúc DeFi? Hãy khoan nói đến ai sẽ hơn ai, vì dù sao chúng ta sẽ là những người hưởng lợi từ sự cạnh tranh này. 2021 sẽ là năm bản lề cho DeFi, nhưng sâu hơn về chất và rộng hơn về lượng.
Từ khóa: DeFi token
Với cú tăng lên đỉnh ATH ở $34,700, Bitcoin đã lọt vào top 10 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Nguồn: Kyros VenturesCác thương vụ Mua lại & Sáp nhập
Theo báo cáo của hàng kiểm toán PWC, giá trị M&A ngành tiền mã hóa nửa đầu năm 2020 đã vượt qua con số của cả năm 2019. Các thương vụ đình đám có thể kể đến như Binance mua lại CoinMarketCap, Coinbase mua sàn Tagomi, hay thương vụ DeFi M&A đầu tiên: yearn.finance sáp nhập Pickle Finance, rồi sau đó là những dự án khác như Cream Finance, COVER Protocol, Akropolis và SushiSwap. Đây là một trong những xu hướng tất yếu của bất kỳ ngành công nghiệp đang phát triển nào. Khi quy mô các dự án dần trở nên quá lớn và bắt đầu chồng chéo lên nhau, sự sắp xếp lại nguồn lực một cách hiệu quả hơn là điều tốt cho toàn ngành.
“Kỳ lân” crypto sẽ tiến hóa thành “bạch tuộc” crypto.
Hãy kỳ vọng các hoạt động M&A crypto sẽ tiếp tục nhộn nhịp vào năm 2021, đặc biệt là khi các chú kỳ lân crypto (công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD) ngày càng trở thành bạch tuộc crypto (đa ngành, đa dịch vụ). Lợi nhuận của các công ty sẽ được tái đầu tư hoặc mua lại các đối tác cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho những sản phẩm hiện tại của họ.
Từ khóa: M&A
Stablecoin
2020 là năm của nhiều kỷ lục, trong đó stablecoin góp mặt với tốc độ tăng trưởng hơn 5 lần, từ quy mô vốn hóa 5 tỷ USD lên hơn 25 tỷ USD. Dân trader thường nhìn vào tăng trưởng của stablecoin để dự đoán đà bull run của Bitcoin. Tuy nhiên phương pháp này ít còn đúng, vì giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể mua crypto bằng fiat từ tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay PayPal.
Hãy kỳ vọng cao hơn ở năm 2021, khi stablecoin không chỉ được dùng cho trading, mà còn là một công cụ hữu hiệu cắt giảm chi phí giao dịch kiều hối xuyên biên giới, hiện tại vẫn ở mức 7%. Đây mới thực sự là một thị trường màu mỡ và chưa được tận dụng của stablecoin, với tổng giá trị trong 5 năm nữa ước tính đạt 920 tỷ USD. Và điều này dẫn đến xu hướng tiếp theo của tiền mã hóa.
Từ khóa: Stablecoin (đương nhiên rồi)
Các tập đoàn lớn tiếp nhận tiền mã hóa
Công cuộc tiếp nhận tiền mã hóa bắt đầu từ việc đầu tư vào Bitcoin và cung cấp dịch vụ liên quan cho người dùng sử dụng.
Có một danh sách dài các ông lớn ngành tài chính và dịch vụ truyền thống sẽ giảm rủi ro danh mục đầu tư của họ bằng cách chia trứng vào giỏ crypto. Vài cái tên có thể bạn đã nghe qua như MicroStrategy, gã khổng lồ ngành thanh toán Square hay quỹ đầu tư Ruffer Investment. Lý do chính của họ khi mua Bitcoin chính là sự phòng hộ của loại tài sản này trước lạm phát. Mà một khi không ông lớn nào muốn đứng ngoài cuộc chơi, hãy nhớ lại Hiệu ứng mạng từ xu hướng thứ nhất.
Những tên tuổi lớn trong hệ sinh thái tiền mã hóa năm 2020. Nguồn: Kyros VenturesMột trong những rào cản đã kìm hãm tiền điện tử đạt được sự chấp nhận chính thống là tiện ích. Tuy nhiên, tiền điện tử sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn với các nhà đầu tư đơn lẻ và người dùng cuối nhờ các dịch vụ thanh toán phổ biến như PayPal và Square, cùng Banca Generali và DBS từ giới ngân hàng. Với cơ sở hạ tầng và cơ sở người dùng đã có sẵn, các công ty này có thể sẽ đa dạng hóa các điểm truy cập và triển khai các giao diện thân thiện với người dùng hơn.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến Diem của Facebook. Đây có thể sẽ là một bước đại nhảy vọt đối với ngành tiền điện tử khi xét tới 2,7 tỷ người dùng bắt đầu sử dụng crypto và mua Bitcoin từ ứng dụng Facebook trên smartphone của họ. Sau tất cả, nguồn tiền mới sẽ tiếp tục được đổ vào thị trường.
Từ khóa: Crypto Adoption
Các sản phẩm giao dịch phái sinh
Giao dịch phái sinh từ khi trở thành xu hướng dẫn dắt thị trường năm 2018, đến nay đã có nhiều sự phát triển đáng kể. Các sản phẩm đa dạng hơn đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng. Chúng ta đã có Hợp đồng tương lai, Swaps, Quyền chọn và Token đòn bẩy. Có thể nói các sản phẩm tài chính từ thị trường truyền thống đang dần có mặt đầy đủ trên không gian tiền mã hóa, thậm chí còn sáng tạo hơn ở chiều ngược lại.
Ví dụ điển hình là FTX với nhiều các sản phẩm độc đáo như hợp đồng TRUMPWIN, BIDENWIN cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, hay hàng loạt hợp đồng cổ phiếu như Alibaba, Tesla, Apple, Google được niêm yết trên FTX. Và đặc biệt hơn, phái sinh trên DEX sẽ có khả năng bứt phá trở thành đầu tàu ngách giao dịch của tiền điện tử trong thời gian tới.
Từ khóa: Crypto Derivatives
“Xu hướng thứ 8”
Thị trường tiền mã hóa luôn tồn tại nhiều bất ngờ thú vị, và từ khóa thứ 8 này cũng vậy. Coin68 xin để dành lại sự bí ẩn cuối cùng cho tất cả chúng ta cùng nhau khám phá. Hãy theo dõi những cập nhật tin tức hàng ngày của chúng tôi, cùng loạt bài hướng dẫn chuyên sâu và phân tích thị trường giá trị. Đừng quên bookmark trang chủ Coin68.com để có thể truy cập mọi thông tin về tiền mã hóa một cách tiện lợi nhất bạn nhé!
Đội ngũ Coin68
Có thể bạn quan tâm: