Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đến với một chủ đề cực kỳ quan trọng trong trading nói chung và trong phương pháp Price Action nói riêng: Xu hướng (Trend).
Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 3) – Xu hướng và cách xác định, sử dụng xu hướng
Xem thêm về Price Action:
- Price Action Trading (Phần 1) – Tổng quan về Price Action
- Price Action Trading (Phần 2) – Hiểu về Nến và Cách đọc Nến
Tại sao xu hướng lại quan trọng?
“Trend is friend” là câu nói nổi tiếng trong giới traders từ lâu, thể hiện tầm quan trọng của việc xác định đúng xu hướng đối với một cú trade thành công.
Bản chất anh em xuống tiền vào một lệnh trade, chính là đặt cược sự chiến thắng của phe mua (Long) và phe bán (Short). Nếu xu hướng chung là xu hướng tăng (như đợt Bull run Crypto vừa rồi), anh em có thể không cần phân tích, mua altcoin nào cũng win, điều đó thể hiện sức mạnh của xu hướng.
Vậy, cách xác định xu hướng đúng như thế nào? Anh em cũng mình tìm hiểu ngay dưới đây.
Các loại xu hướng
Thị trường có 3 dạng xu hướng:
- Xu hướng tăng: được tạo thành với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
- Xu hướng giảm: được tạo thành với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Xu hướng sideway (hay còn gọi là thị trường không có xu hướng): không có cấu trúc đỉnh đáy rõ ràng như 2 loại xu hướng nói trên.
Ví dụ về các loại xu hướng:
Xu hướng tăng khung thời gian Daily (D) của EUR/CAD
Xu hướng giảm khung thời gian 4H của BTC/USDT
Xu hướng sideway khung 1H của BTC/USDT
Ở ví dụ trên, anh em có thể thấy một điều khá thú vị là mặc dù trong khung thời gian 4H, BTC có xu hướng giảm nhưng khung 1H lại đang sideway. Để lý giải cho sự khác nhau về xu hướng giữa các timeframe, anh em cùng mình tìm hiểu phần tiếp theo nhé.
Các cấp độ của xu hướng
Nếu bạn để ý, trong một con sóng to thì sẽ có những gợn sóng nhỏ. Xu hướng cũng như vậy, có xu hướng chính, xu hướng trung gian và xu hướng ngắn hạn.
Xu hướng chính: là loại xu hướng có hiệu lực dài hạn. Đối với thị trường crypto, mình tạm thời “hạn định” cho xu hướng chính mốc thời gian kéo dài từ 3 tháng trở lên.
Xu hướng trung gian: là các xu hướng kèo dài trong khoảng 1 tuần – dưới 3 tháng.
Xu hướng ngắn hạn: là các xu hướng diễn ra với thời gian ngắn, vài giờ, vài ngày.
Ở các ví dụ trên, anh em có thể thấy mặc dù 4H BTC có xu hướng giảm, nhưng trong các timeframe nhỏ hơn như 1h hay 15M, BTC có thể sideway hoặc có xu hướng tăng, đó chính là các cấp độ của xu hướng.
Nếu anh em trade theo khung nhỏ hơn, ví dụ 15m, 1H, 4H thì có thể phân chia lại cấp độ xu hướng theo ý mình nhé!
Xác định xu hướng bằng trendline
Để xác định chính xác một xu hướng, các trader thường sử dụng đường xu hướng (trendline).
Đường xu hướng tăng sẽ là đường thẳng hướng từ dưới lên, nối liền những mức đáy theo thứ từ từ thấp lên cao. Lưu ý: Đáy sau phải dẫn tới đỉnh sau cao hơn đỉnh trước thì mới hợp lệ.
Đường xu hướng tăng
Đường xu hướng giảm
Xu hướng tiếp diễn và xu hướng bị phá vỡ
Xu hướng có thể tiếp diễn hoặc bị phá vỡ. Trong Price Action, một xu hướng được xem là tiếp diễn khi key-level của xu hướng đó chưa bị phá vỡ và ngược lại, bị phá vỡ khi giá phá qua key-level và sẽ đảo chiều nếu hình thành các cặp đỉnh, đáy tuân theo quy luật ngược với xu hướng trước đó (nếu trước đó là xu hướng tăng, sau khi xu hướng tăng bị phá vỡ, giá hình thành đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước là đảo chiều thành xu hướng giảm…)
Ví dụ về xu hướng tiếp diễn:
Trong ví dụ này, sau khi xác định được key-level của xu hướng (vùng giá dẫn tới đỉnh sau) thì anh em có thể thấy, giá tuy giảm nhưng chưa phá vỡ key-level này, do đó, xu hướng trong trường hợp này vẫn là xu hướng tăng (xét cùng timeframe).
Ví dụ về xu hướng bị phá vỡ:
Đây là ví dụ về AXS/USDT. Anh em có thể thấy giá đã phá vỡ key-level của xu hướng tăng (khung 4H), sau đó re-test lại và đâm xuống tạo ra đáy mới thấp hơn đáy cũ. Do đó, trường hợp này xu hướng vừa bị phá vỡ, vừa bị đảo chiều.
Thực chiến
Anh em chắc chắn gặp phải các trường hợp khung 4H thì xu hướng giảm, tuy nhiên 1H lại tăng, và không biết nên vào lệnh theo xu hướng như thế nào?
Đây là cách của mình:
Bước 1: Xác định các timeframe liên quan. Ví dụ: mình scalping 15m thì quan tâm đến các timeframe lớn hơn như 1H và 4H (để xác định xu hướng chính và key-level quan trọng).
Bước 2: Xác định xu hướng từ timeframe lớn đến timeframe nhỏ. Khi quan sát chart, mình sẽ ưu tiên nhìn khung lớn trước rồi tới khung nhỏ.
Bước 3: Trade theo xu hướng khung lớn. Nếu 4H là xu hướng giảm, chúng ta chỉ canh short.
Bước 4: Đợi sự đồng pha. Nếu 4H xu hướng giảm, 1H xu hướng giảm nhưng 15m cho ta thấy xu hướng tăng, anh em hãy nhớ lại các cấp độ xu hướng. Nếu key-level của 1H, 4H chưa bị phá, anh em vẫn xác định rằng sóng tăng này chỉ là sóng hồi tạm thời, là xu thế nhỏ. Do đó anh em đợi 15m đảo chiều thành xu hướng giảm (khi đó 4H, 1H và 15m đều là xu hướng giảm) thì chúng ta short. Lúc này, tỉ lệ win rất cao vì cả 3 timeframe đều đồng thuận.
Lưu ý: Trong ví dụ trên, anh em có thể short nếu giá reject (từ chối) vùng key-level và hình thành các setup đẹp cho việc short mà không cần đợi đảo chiều xu hướng. Dĩ nhiên tỉ lệ win sẽ thấp hơn việc kiên nhẫn đợi cả 03 timeframe đồng thuận với nhau.
Trên đây là toàn bộ những gì cơ bản nhất về xu hướng trong price action. Hẹn gặp lại anh em vào các phần tiếp theo của Lớp Giao dịch 101 nhé!
Poseidon
Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon: