Theo báo cáo từ Chainalysis thì việc chấp nhận tiền mã hoá trên toàn thế giới đã tăng đến 880%. Các nền tảng giao dịch p2p đã thúc đẩy việc sử dụng tiền mã hoá ở các nền kinh tế mới nổi. Trong đó, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan là các quốc gia dẫn đầu danh sách.
Vừa qua, Chainalysis đã công bố báo cáo về “Chỉ số chấp nhận tiền mã hoá toàn cầu năm 2021”. Đánh giá này được tổng hợp dữ liệu từ 154 quốc giá và dựa trên 3 chỉ số như sau:
- Giá trị tiền mã hoá on-chain nhận được
- Giá trị giao dịch nhỏ lẻ được chuyển on-chain
- Khối lượng của các giao dịch p2p
Mỗi chỉ số đều kể trên đều được tính theo sức mua tương đương. Theo dữ liệu thì Việt Nam nhận được điểm số (index score) cao nhất cho kết quả hoạt động trên cả ba chỉ số. Ấn Độ xếp ở vị trí thứ hai nhưng lại kém xa về điểm số. Còn Pakistan tuy đứng thứ ba nhưng lại thể hiện tốt với cả ba chỉ số giá trị kể trên.
Phần lớn các quốc gia trong “top 20’của danh sách đều đang là những nền kinh tế “mới nổi” như Tanzania, Togo, và cả Afghanistan. Điểm thú vị là cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều lần lượt bị tụt hạng xuống vị trí thứ 8 và 13. Trong khi đó, tại bảng xếp hạng năm 2020, Trung Quốc lại xếp thứ 4 còn Mỹ ở vị trí thứ 6.
Thời gian gần đây, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong bản đồ blockchain và tiền mã hoá trên toàn thế giới. Vào cuối tháng 06/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo bắt đầu nghiên cứu và thí điểm “tiền ảo”. Các dự án trong ngành công nghiệp tiền mã hoá “made by Vietnam” cũng đạt được những dấu ấn rõ nét, có thể kể đến như Axie Infitiny (AXS), Coin98 (C98), Tomochain (TOMO)…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang là quốc gia dẫn đầu về việc tiếp cận tiền mã hoá trong cuộc khảo sát 27 quốc gia của Finder. Nghiên cứu của Finder cho biết rằng hiện có 41% người Việt được khảo sát khẳng định họ đã và đang mua tiền mã hoá.
Các sàn giao dịch tiền mã hoá ngang hàng (p2p) như LocalBitcoins và Paxful cũng đang dẫn đầu về sự gia tăng áp dụng, đặc biệt ở một số quốc gia như Kenya, Nigeria, Venezuela… Đa số các quốc gia này đều đã trải qua những đợt kiểm soát vốn nghiêm ngặt và siêu lạm phát. Điều này cũng khiến tiền mã hoá trở thành một phương tiện thiết yếu để giao dịch.
“Các nền tảng p2p có tỷ trọng lớn hơn trong tổng khối lượng giao dịch được tạo thành từ các khoản thanh toán nhỏ hơn, quy mô bán lẻ dưới 10.000 USD tiền mã hoá.” – Chainalysis nhận xét.
Vào đầu tháng 8, Nigeria ghi nhận dẫn đầu trên bảng xếp hạng toàn cầu về mật độ tìm kiếm từ khoá “Bitcoin” trên Google. Đồng thời, quốc gia 400 triệu dân này cũng đã đưa khu vực Châu Phi cận Sahara trở thành nơi dẫn đầu toàn cầu về giao dịch Bitcoin P2P.
Trong khi đó, ở Mỹ Latinh, một số quốc gia đang khám phá khả năng chấp nhận chính thống hơn các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin (BTC). Vào tháng 6/2021, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận BTC là tiền tệ hợp pháp. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng chính thức áp dụng Luật Bitcoin kể từ ngày 07/09 sắp tới đây.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: