Trong một tuần đổ lại đây, cộng đồng DeFi đang râm ran về dự án hợp tác giữa Andre Cronje (bố già DeFi) và Daniele (người đứng sau nhiều dự án DeFi 2.0 đáng chú ý như Wonderland hay Abracadabra). Cũng vì lí do này, khi bất cứ dòng tweet hay khái niệm mới nào từ bộ đôi này cũng được mổ xẻ rất chi tiết. Hôm nay, hãy cùng đến với khái niệm ve(3,3) mà Andre mới đề cập nhé!
ve(3,3) của Andre Cronje là gì và có gì đặc biệt?
Những cách thức marketing “khác người”
Andre Cronje được mệnh danh là “Bố già DeFi”, người đứng sau nhiều dự án trụ cột trên Ethereum như Yearn và cả blockchain mới nổi là Fantom. Trái ngược với hình ảnh hào nhoáng của bố già Andre, Daniele lại là người nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là một KOL có lượng fan cực lớn, song Daniele cũng nhận nhiều chỉ trích vì tiến hành fork Olympus (OHM) và mới đây là đề xuất “thâu tóm quyền lực” tại Sushi.
Và tất nhiên, sự kết hợp của 2 cái tên hot trong cộng đồng là một sự kiện thu hút được nhiều sự chú ý. Chỉ với một dòng tweet đính kèm biểu đồ Allocation “100% Community” – Tức phân bổ 100% cho cộng đồng, Andre đã làm náo động nhiều “con dân” của mình.
— Andre Cronje ?? (@AndreCronjeTech) January 3, 2022
Và nhân vật chính hôm nay – ve(3,3) – cũng được Andre tweet một cách “ngắn gọn” và không kém phần cọc cằn. Dòng tweet này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Twitter và thu hút được nhiều lượt retweet từ các KOL.
Our only hope for a bull market revival https://t.co/gmsxsvj3PY
— Darren Lau (Lau, Lau) ? (@Darrenlautf) January 6, 2022
“Hi vọng duy nhất để thị trường có thể hồi phục và tăng trưởng trở lại” – Darren Lau đã tweet.
Theo dự đoán cá nhân, ve(3,3) có thể sẽ là mô hình được ứng dụng cho sản phẩm hợp tác sắp tới giữa Andre và Daniele.
Vậy ve(3,3) là gì?
Đầu tiên, hãy bắt đầu với phần (3,3). Đây là kí hiệu của cộng đồng DeFi, với ý nghĩa rằng mọi người sẽ đều cùng chiến thắng khi tham gia. Mô hình win-win này được bắt đầu với Olympus DAO. Để tìm hiểu thêm về mô hình lý thuyết trò chơi của Olympus DAO, anh em quan tâm thì có thể bấm vào bài viết dưới đây nhé!
> Xem thêm: Olympus (OHM) – Người dẫn đầu xu hướng DAO hay “mô hình kim tự tháp” kiểu mới?
Tiếp theo, với phần “ve“, đây là kí hiệu cho token được khoá vào pool, đồng thời trao lại quyền biểu quyết cho người dùng. Ví dụ điển hình đó chính là đồng veCRV, đây là token trả về “quyền biểu quyết” khi người dùng lock CRV vào pool.
Như vậy, ý nghĩa của ve(3,3) đó là khuyến khích người dùng lock token vào pool, đồng thời tạo ra mô hình giá trị “win-win” cho những ai tham gia.
Những điểm thay đổi đáng chú ý
Trong bài viết hé lộ mô hình cho sản phẩm mới của mình, Andre có nêu ra 3 điểm thay đổi chính: mức emission thay đổi linh hoạt theo tuần, lợi ích cho người hold veToken và ứng dụng NFT cho quá trình khoá veToken.
ve(3,3) https://t.co/6ttp3cWjn6
— Andre Cronje ?? (@AndreCronjeTech) January 6, 2022
Mức emission linh hoạt
Emission rate (hay mức độ nhả token ra lưu thông) là thay đổi đầu tiên được Andre đề cập. Theo đó, tỷ lệ phân phối token ra thị trường sẽ được điều chỉnh hàng tuần dựa trên tỷ lệ cung lưu thông.
Ví dụ, nếu 0% được lock, mức phân bổ (emission rate) sẽ là 2 triệu. Nếu 50% được lock, mức phân bổ sẽ là 1 triệu. Và cứ tương tự, nếu 100% cung lưu thông được lock để tạo ra veToken, mức phân phối sẽ giảm dần về 0.
Những lợi ích cho người nắm giữ veToken
Nếu tổng cung là 20 triệu và lượng được stake (hoặc khoá) hiện tại là 10 triệu, theo công thức ở phần trên, emission rate sẽ là 1 triệu token mỗi tuần. Như vậy, 1 triệu token được phân phối ra thị trường và sẽ được trao cho những ai khoá token lại. Điều này sẽ tạo thêm động lực cho người dùng khoá token.
Kết hợp với cơ chế cân bằng tỷ lệ ở phần 1, đây sẽ là đối trọng hợp lý để quản lý lượng token được khoá. Nếu ai đang theo dõi sự kiện Curve War (khi nhiều nền tảng stake CRV để giành quyền kiểm soát veCRV) sẽ thấy rằng, đây là 2 công cụ rất hợp lý.
Nếu có bất cứ ai muốn lạm dụng việc stake token để chiếm quyền kiếm soát, họ sẽ gặp phải vấn đề là lượng token trả thưởng sẽ thấp lại, từ đó phòng ngừa được những rủi ro mà mô hình Curve hiện tại gặp phải.
veToken được hình thành dưới dạng NFT
Thay đổi thứ 3 được Andre đề cập đó là NFT hoá các veToken, giúp tài sản này có thể được trao đổi thuận tiện trong thị trường thứ cấp. Nếu theo dõi Uniswap V3 thì anh em chắc cũng từng nghe qua việc các vị thế thanh khoản trên nền tảng V3 cũng đã được NFT hoá.
Việc NFT hoá veToken có thể sẽ là cách giải quyết vấn đề thanh khoản cho veToken. Dự án sẽ không cần phải tạo pool thanh khoản cho tài sản này như cách mà Convex đang làm với cvxCRV:CRV.
Tạm kết
Cá nhân mình cho rằng đây là một phát triển bắt nguồn từ những thay đổi trước đó như veToken hay mô hình (3,3). Do đó, một vài hạn chế của mô hình cũ vẫn sẽ phần nào bị đính kèm trong sản phẩm mới này.
Việc marketing gần đây cho thấy, đây nhiều khả năng sẽ là một dự án Fairlaunch, do đó khó tránh khỏi sự fomo của cộng đồng. Anh em cần nghiên cứu kỹ nếu như muốn tham gia dự án khi ra mắt.
Trên đây là những lí giải về khái niệm ve(3,3) – một khái niệm mới được Andre đề cập, cùng những nhận định cá nhân về dự án sắp tới của Andre Cronje. Hi vọng bài viết này mang lại nhiều giá trị cho anh em.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư!
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: