Metaverse và NFT đang nằm trong tầm ngắm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), ngân hàng muốn theo dõi chúng bằng các công cụ chống rửa tiền.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh tài chính quốc gia, Gou Wenjun, giám đốc đơn vị Chống rửa tiền (AML) tại PBoC, đã chỉ ra những rủi ro liên quan đến việc mở rộng cuộc đàn áp đối với tiền mã hóa sang các lĩnh vực như NFT và metaverse, vốn không được kiểm soát chặt chẽ.
Ông tuyên bố rằng trong khi mọi người sẽ sử dụng các tài sản nói trên cho mục đích riêng tư và thể hiện xu hướng đổi mới trong công nghệ, chúng cũng dễ bị sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế.
Để có một cái nhìn khách quan về sự phát triển của tài sản ảo và các công nghệ cơ bản, Gou đề xuất làm rõ việc phân chia trách nhiệm giám sát, cải thiện tính minh bạch và khám phá các biện pháp quản lý để giám sát để nghiên cứu và đánh giá bản chất tài sản.
Bước thứ hai, Gou cho biết Trung Quốc nên tăng cường thắt chặt và phân tích các giao dịch tài sản mã hóa. Ông mong muốn các ngân hàng và dịch vụ thanh toán cung cấp cổng chuyển tiền mã hóa nên xác thực người gửi và người nhận bằng tên thật đồng thời cải thiện khả năng xác định các giao dịch đáng ngờ.
Cuối cùng, Gou sẵn sàng cải thiện sự hợp tác giữa các cơ quan tình báo tài chính trên toàn thế giới để hình thành một liên minh quốc tế để chống lại tội phạm liên quan đến tiền mã hóa. Ông khẳng định:
“Trung tâm Phòng Cống Rửa Tiền sẽ tiếp tục tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác đồng điều tra với 60 cơ quan tình báo tài chính ở nước ngoài.”
Ngay sau khi thông tin được đưa ra, phản ứng giá của Bitcoin (BTC) lập tức bị ảnh hưởng tiêu cực khi lao dốc về vùng 55.700 USD, đánh bật mọi nỗ lực phục hồi lên ngưỡng 59.000 USD trong những ngày vừa qua. Vào thời điểm thực hiện bài viết, BTC đang giao dịch xung quanh 55.930 USD.
Cũng thật dễ hiểu khi metaverse và NFT đang là “đầu tàu” vực dậy thị trường trong giai đoạn vất vả của Bitcoin hiện tại. Mặc dù phần lớn chính phủ trên thế giới đều có định kiến với crypto, nhưng không gian metaverse lại nhận được sự ưu ái nhất định. Điển hình là Hàn Quốc sẽ không đưa NFT vào khung quản lý tiền mã hóa.
– Xem thêm: Lý do nào khiến metaverse có thể trở thành thị trường nghìn tỷ USD trong vài năm tới?
Tác động nhất thời của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Tính riêng trong tháng 11, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo các doanh nghiệp nhà nước ngừng khai thác Bitcoin, kéo theo tình trạng nhiều trang tin tức crypto hàng đầu Trung Quốc ngừng hoạt động, BTC cũng đã chịu sự ảnh hưởng nặng nề, “lủng” mức hỗ trợ 60.000 USD về 57.000 USD chỉ trong vài giờ.
Nhìn chung, quá trình đàn áp tiền mã hóa của Trung Quốc đang ngày càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn trên diện rộng. Tuy nhiên, “cuộc chiến” của Bitcoin và Trung Quốc đã kéo dài hơn một thập kỷ nhưng chiến thắng luôn thuộc về BTC. Do đó, chúng ta có thể hy vọng rằng những gì Trung Quốc đang cố ngăn cản thị trường chỉ đơn giản là chướng ngại vật ngắn hạn.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- CEO các công ty tiền mã hóa Mỹ chuẩn bị điều trần trước Hạ viện
- Meta “mở đường” cho các quảng cáo tiền mã hóa chạy trên Facebook