“Long BTC/USD | Entry: 334xx | TP: 65000 | SL: 33000”
Chắc chắn khi mới bắt đầu làm trader, bạn đã từng thấy không ít kèo được ghi tương tự như 68 Trading đề cập đúng không nào! Vậy ý nghĩa của những thuật ngữ đó là gì?
Do đó, "Lớp giao dịch 101" lần này sẽ chia sẻ đến bạn một số thuật ngữ phổ biến thường dùng khi giao dịch. Đừng chần chờ nữa mà hãy chuẩn bị giấy bút để ghi chép ngay nội dung bên dưới thôi nào!
Lớp giao dịch 101: Một số thuật ngữ cơ bản dành cho trader
Thuật ngữ thường thấy ở các tín hiệu “bắn kèo”
– Long/Short là lệnh mua/bán (trong giao dịch tài chính thì gọi là buy/sell). Ý nghĩa của long/short cụ thể như sau:
- Long (buy) là bạn dự đoán giá sẽ tăng.
- Còn short (sell) là bạn dự đoán giá sẽ giảm.
– Entry là Điểm vào lệnh. Tức khi giá chạm đến mức “entry” thì bạn sẽ vào lệnh long hoặc short
– TP (take profit) – Điểm chốt lời
– SL (stop loss) – Điểm cắt lỗ
Sau khi giải nghĩa 3 thuật ngữ trên thì giờ chúng ta hãy thử “biên dịch” lại kèo được đề cập ở phần đầu nhé:
“Long BTC/USD | Entry: 33.4xx | TP: 65.000 | SL: 33.000”
Biên dịch: Bạn sẽ vào lệnh long đối với cặp BTC/USD khi giá giao dịch quanh vùng 33.400 USD. “TP: 65.000” có nghĩa là khi giá tăng đến mức 65.000 USD thì bạn đóng lệnh để tận hưởng lợi nhuận. Ngược lại, “SL: 33.000” có nghĩa là bạn sẽ cắt lệnh để chốt lỗ khi giá giảm về 33.000 USD.
(Lưu ý: kèo trên chỉ là một ví dụ mô phỏng. Đây hoàn toàn không phải là một lời khuyên vào lệnh._
– Leverage – Đòn bẩy. Để giải thích từ này thì có thể không đầy đủ ý nghĩa nên 68 Trading sẽ lấy một ví dụ như sau:
Giá của cặp VET/USDT đang là 0,1, nếu bạn đặt lệnh long 100 USDT thì tương đương, bạn sẽ mua được 1,000 VET.
Tuy nhiên, như vậy thì có vẻ lợi nhuận không được nhiều nhỉ! Do đó, bạn quyết định chọn đòn bẩy 10x. Lúc này, bạn sẽ mua được VET với mức giá đã giảm đi 10 lần (tức chỉ còn 0,01 USDT cho mỗi VET). Vậy lệnh long của bạn sẽ có tận 10,000 VET rồi!
– Giá thanh lý (Liquidated Price) – Đây là mức giá mà bạn bị buộc phải đóng lệnh khi sử dụng đòn bẩy.
– Call margin – Khi giá của cặp tài sản mà bạn đang giao dịch đã chạm đến mức “giá thanh lý” thì lệnh của bạn sẽ tự động bị đóng lại. Việc này được gọi là “call margin”. Hiểu đơn giản hơn thì khi bị “call margin” là bạn đã “cháy tài khoản” rồi đó!
Một số thuật ngữ thường dùng trong giao dịch
– Uptrend – giá của một cặp tài sản đang liên tục tăng.
– Downtrend – giá của một cặp tài sản đang liên tục giảm.
– Sideway – giá của cặp tài sản tăng giảm liên tục, nhưng biên độ tăng/giảm không cao. Khi giá “sideway” còn được gọi là thị trường “đi ngang”.
– Breakout – Sau một thời gian sideway, giá của cặp tài sản sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để hình thành một xu hướng downtrend hoặc uptrend rõ ràng hơn. Hành động này được gọi là “breakout”.
– Backtest/Retest – Sau khi giá đã phá vỡ vùng kháng cự/hỗ trợ thì nó sẽ quay lại vùng kháng cự/ hỗ trợ này một lần nữa để xác định tâm lý thị trường trước khi chính thức hình thành xu hướng.
– DCA (Dollar-cost average) – Ví dụ, bạn lỡ mua hớ 1 BTC ở mức giá 64.000 USD. Sau đó, bạn tiếp tục mua thêm 1 BTC khi giá giảm xuống mức 30.000 USD. Khi ấy thì mức giá mua BTC trung bình của bạn sẽ là 47.000 USD. Điều này được gọi là DCA, tức “trung bình giá”.
– Scalping – hay còn gọi là “lướt sóng”, tức giao dịch rất nhanh trong những khung thời gian cực kỳ ngắn như M15, M5, M3, M1…
Một số mô hình nến cơ bản dành cho trader mới
Không chỉ nắm rõ các thuật ngữ cơ bản trong bộ “từ điển trader” mà bạn cũng cần bổ sung thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật. Và nến Nhật là một trong những nội dung mà bạn không nên bỏ qua.
Trong bài viết này, 68 Trading sẽ liệt kê đến bạn một số mô hình nến Nhật cơ bản mà các trader cần phải nắm vững, gồm:
Các mô hình nến tăng
- Hammer – Mô hình “nến búa”
- Inverse Hammer – Mô hình “nến búa ngược”
- Bullish Engulfing – Mô hình “nhấn chìm tăng”
- Piercing Line – Mô hình “nến xuyên”
- Morning Star – Mô hình “sao mai”
- Three White Soldier – Mô hình “3 chàng lính”
Các mô hình nến giảm
- Hanging man – Mô hình “người treo cổ”
- Shooting Star – Mô hình “sao băng”
- Bearish Engulfing – Mô hình “nhấn chìm giảm”
- Evening Star – Mô hình “sao hôm”
- Three black crows – Mô hình “3 con quạ đen”
- Dark cloud cover – Mô hình “mây đen che phủ”
Một số chỉ báo kỹ thuật dành cho trader mới
Đường SMA
SMA là một chỉ báo kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại được nhiều trader cả chuyên nghiệp lẫn newbie lựa chọn. Chỉ báo này hỗ trợ rất nhiều trong việc nhận định xu hướng dài hạn của thị trường. Đặc biệt là đường SMA(200) với một số tín hiệu như:
- Giá nằm trên đường SMA(200) thể hiện thị trường đang bước vào uptrend dài hạn.
- Giá nằm dưới đường SMA(200) cho thấy rằng downtrend chuẩn bị được hình thành.
SMA(20) màu cam là ngắn hạn – SMA(50) màu xanh là trung hạn – SMA(200) màu vàng là dài hạn
- Xem thêm: Lớp giao dịch 101: Đường MA là gì? Đường SMA là gì? Cách sử dụng đường MA trong giao dịch
Chỉ báo RSI
Những tín hiệu mà chỉ báo RSI mang đến có tỷ lệ lợi nhuận tương đối tốt cũng như độ rủi ro không cao. Chẳng hạn như:
- Khi RSI ở dưới mức 20 (tức vùng quá bán) thì đây chính là một cơ hội tốt để bạn vào lệnh long.
- Ngược lại, bạn có thể đạt lợi nhuận tương đối cao khi vào lệnh short tại thời điểm RSI ở trên mức 80 (tức vùng quá mua).
Chỉ báo RSI thể hiện xu hướng “quá mua” hoặc “quá bán”
- Xem thêm: Canh chỉnh thời gian ra vào thị trường hợp lý nhờ RSI
Chỉ báo KDJ
Nếu là một trader mới nhưng thích đánh “lướt sóng” thì đừng bỏ qua chỉ báo KDJ nhé! Sự giao cắt của các đường K, D, J trên các vùng quá mua và quá bán sẽ là những tín hiệu tốt để bạn đặt lệnh long hoặc short. Chỉ báo KDJ có thể sử dụng hiệu quả trên các khung như H4, H1, M30, M15…
Các đường KDJ sẽ mang đến tín hiệu vào lệnh tốt cho trader ngắn hạn
- Xem thêm: Chỉ báo KDJ là gì? Cách giao dịch hiệu quả cùng chỉ báo KDJ
Chỉ báo Keltner Channel
Keltner Channel (hay là kênh Keltner) là một chỉ báo cổ điển vô cùng hiệu quả khi giao dịch trên các khung D1, H4, hay H1. Có rất nhiều chiến thuật mà bạn có thể giao dịch cùng Keltner Channel như đánh theo breakout hoặc pullback. Bên cạnh đó, bạn cùng có thể dùng 2 đường kênh trên và dưới của chỉ báo này để làm vùng kháng cự và hỗ trợ.
Keltner Channel có cấu tạo tương đối giống Bollinger Bands nhưng mang đến những tín hiệu khung ngắn hiệu quả hơn
- Xem thêm: Chỉ báo Keltner Channel là gì? Cách giao dịch hiệu quả cùng chỉ báo Keltner
Hy vọng với một số thuật ngữ cơ bản trên đây đã giúp các bạn không còn bỡ ngỡ trước các kèo giao dịch. Từ đó, việc tìm hiểu kiến thức giao dịch cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, trên chặng đường trở thành một trader vẫn còn nhiều hành trang quan trọng khác mà bạn cần phải chuẩn bị. Và tất cả sẽ được 68 Trading chia sẻ trong chuyên mục “Lớp giao dịch 101”. Do đó, đừng quên truy cập thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào nhé!
Ducky
Có thể bạn quan tâm: