Chưa kịp “tận hưởng” được sự yên bình trong bao lâu thì Tether lại tiếp tục bị giới chính quyền sờ gáy về vấn đề bảo chứng USDT.
Vào ngày 19/09, Tether đã bị một Thẩm phán Hoa Kỳ tại New York yêu cầu cung cấp hồ sơ tài chính liên quan đến việc bảo chứng USDT như một phần của vụ kiện cáo buộc công ty “âm mưu” phát hành vô tội vạ USDT như một phần nỗ lực để thúc đẩy làn sóng tăng giá Bitcoin vào năm 2019.
Cụ thể trong đơn khiếu nại vào khoảng thời gian trên, các nguyên đơn bao gồm David Leibowitz, Benjamin Leibowitz, Jason Leibowitz, Aaron Leibowitz và Pinchas Goldshtein, được đại diện bởi Vel Freedman và Kyle Roche (nhà sáng lập công ty luật gây tranh cãi Roche Freedman) đã khẳng định Bitfinex và Tether đã chia sẻ thông tin sai lệch về việc USDT được hỗ trợ 1:1 bằng USD.
Cả hai liên tục lợi dụng việc in USDT để thao túng giá Bitcoin nhằm làm tăng sự cường điệu xung quanh thị trường tăng giá năm 2017 nhanh chóng khiến BTC sụp đổ ngay sau đó, tổng thiệt hại để lại là hơn 1.000 tỷ USD cho các nhà đầu tư.
The $1.4 trillion dollar lawsuit against Tetherhttps://t.co/15n94gfVQh pic.twitter.com/EtnDwwm7ps
— Tony “Abolish ICE” Arcieri ?? (@bascule) November 5, 2019
Ngoài việc truy cứu lại vụ việc trong quá khứ vừa đề cập, lệnh còn yêu cầu Tether xuất trình sổ cái chung, bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo dòng tiền và báo cáo lãi lỗ, cũng như hồ sơ về bất kỳ giao dịch hoặc chuyển tiền bằng crypto nào của công ty. Đồng thời cũng đền nghị Tether chia sẻ thông tin chi tiết về các tài khoản mà công ty nắm giữ tại Bitfinex, Poloniex và Bittrex. Thẩm phán Katherine Polk Failla tuyên bố:
“Tether phải giải thích rõ ràng lý do tại sao họ cần cung cấp thông tin này để đánh giá rõ ràng vấn đề bảo chứng của USDT với đồng USD.”
Ngay khi nhận được lệnh từ Tòa án, các luật sư đại diện cho Tether đã phản ứng rất quyết liệt, gọi đây là hành động cực kỳ quá đáng và nặng nề đối với công ty. Tuy nhiên, Thẩm phán Katherine Polk Failla đã không đồng ý, vẫn đưa ra quyết định cuối cùng rằng Tether phải bắt buộc tìm kiếm và giải trình về các tài liệu được yêu cầu.
Trong quá khứ, cũng có một vụ kiện trước Tòa án Tối cao New York để yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp New York công bố các tài liệu mà họ thu thập được trong cuộc điều tra về nguồn dự trữ của Tether. Cuộc thăm dò của Bộ trưởng Tư pháp New York về các khoản dự trữ của Tether đã kết thúc vào tháng 02/2021 sau khi cả hai bên đồng ý hòa giải vụ kiện với thỏa thuận trị giá 18,5 triệu USD.
Trên thực tế thì vòng xoáy bảo chứng “mập mờ” đã trở thành “thương hiệu” đối với Tether, bị cộng đồng và giới chính quyền liên tục nhắm đến trong suốt thời gian qua. Song, nhằm củng cố cho sự minh bạch của mình, Tether đã hợp tác cùng công ty kiểm toán lớn thứ 5 thế giới và lập tức cho ra mắt bản báo cáo có phần tích cực hơn trước đây.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: