Thị trường chứng khoán toàn cầu, gồm các chỉ số hàng đầu như Dow Jones, Nasdaq và S&P 500, đều đồng loạt ghi nhận mức biến động năm nghèo nàn, thậm chí còn bị so sánh với giai đoạn trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
- Fred Wilson: Tiền điện tử không còn là “thiên đường an toàn” cho năm 2019
- Số lượt tìm kiếm về “vàng” trên Google tăng mạnh giữa lúc Bitcoin và chứng khoán suy sụp
Cụ thể, S&P 500 giảm 6,2% trong năm 2018, còn Chỉ số Công nghệ Dow Jones thì sụt 5,6% giá trị. Những con số này, so với giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính, khi mà hai chỉ số trên lần lượt giảm 38,5% và 33,8%, tuy vẫn chưa nghiêm trọng bằng song lại đánh dấu sự đảo ngược hoàn toàn tâm lý lạc quan trong giai đoạn đầu năm 2018.
Nên nhớ là trong 3 quý đầu năm qua, S&P tăng 9%, để rồi đánh mất tất cả và kết thúc năm ở con số -6,2%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử S&P 500 mất điểm sau khi tăng trưởng trong 3 quý của một năm. Tương tự, Nasdaq Composite giảm 3,9%.
Nguyên nhân chính được cho là do đợt bán tháo bắt đầu vào tháng 10. Bên cạnh đó là nỗi lo nền kinh tế toàn cầu chậm lại cùng việc Fed có thể đã dự đoán sai sức khoẻ của thị trường trong các quyết định tiền tệ của mình.
S&P 500 giảm so với năm 2017
Chỉ số S&P 500 đã có một năm 2017 trên cả tuyệt vời, mở phiên giao dịch năm ở mức 2.240 điểm để rồi kết thúc ở 2.674 điểm.
Tuy nhiên, 2018 đến và mang theo mình rất nhiều biến động, đảo trend đột ngột cùng nhiều căng thẳng địa chính trị toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong suốt năm vừa rồi. Tuy nhiên, những tiến triển trong quá trình đàm phán gần đây cho thấy căng thẳng có thể sẽ được giải quyết sớm nhất là vào tháng 03/2019, với sự thông qua một thoả thuận thương mại mới giữa hai nước.
Thị trường châu Âu và châu Á
Chứng khoán Anh Quốc cũng thể hiện chiều suy giảm tương tự, khi chỉ số FTSE 100 cũng có mức sụt tính theo năm lên đến 12%. Điều này đối lập hoàn toàn so với mức đỉnh 7.859 điểm lập nên vào tháng 5.
Một số nguyên nhân lí giải cho sự sa sút này có thể là do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cùng trục trặc liên quan đến vấn đề Brexit và lãi suất của Mỹ tăng.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, với chỉ số CSI 300 mất đến gần 27% giá trị tính đến ngày 27/12. Lí do chính tiếp tục là vì cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Chỉ số HSI của Hong Kong thì giảm 13,6% trong năm qua, mức tệ nhất kể từ năm 2011.
Tương tự, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản để mất 12,1% giá trị, điều chưa từng được chứng kiến kể từ cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm.
Theo CryptoCoinsNews