logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Slippage là gì? Cách giảm trượt giá trong giao dịch crypto

-26/07/2024

Trong quá trình giao dịch, việc trượt giá là điều không thể tránh khỏi đặc biệt đối với các giao dịch trên DEX. Nó không những ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng nhận được mà còn giảm đi số lợi nhuận mà họ sẽ nhận được. Vậy slippage (trượt giá) là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Slippage là gì? Cách giảm trượt giá trong giao dịch crypto

Slippage là gì?

Slippage (trượt giá) là thuật ngữ ám chỉ lệnh giao dịch đã khớp giá khác với mức giá dự kiến mà người dùng đang hướng đến. Slippage thường xuyên xảy ra đối với những thời điểm thị trường xảy ra những biến động mạnh hoặc đồng coin/token đang được giao dịch tăng giảm đột ngột.

Hiện tại, có 2 dạng slippage mà người dùng cần lưu ý, loại thứ nhất là những trượt giá có lợi và loại còn lại là có hại. Ví dụ: 

  • Nếu người dùng muốn mua token A ở mức giá 0.15 nhưng bị trượt giá và lệnh được kích hoạt ở giá 0.14, thấp hơn so với mức giá đang được sàn hiển thị thì đây được xem là slippage có lợi.

  • Nếu người dùng muốn mua token A ở mức giá 0.15 nhưng bị trượt giá và lệnh được kích hoạt ở giá 0.16, cao hơn so với mức giá sàn hiển thị thì đây được xem là slippage không có lợi.

Slippage diễn ra như thế nào?

Về bản chất, slippage không thể hiện tính tích cực hay tiêu cực mà nó chỉ biểu thị cho sự khác biệt giữa giá dự kiến và giá thực tế. Khi một lệnh được thực hiện, token được mua/bán ở mức giá thuận lợi nhất được đưa ra bởi market maker hoặc sàn giao dịch. Mức giá này khi được đem so sánh với mức giá dự kiến sẽ có thể cho ra 3 phân loại: Trượt giá tích cực, trượt giá tiêu cực hoặc không trượt giá.

Giá market có thể thay đổi nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, cho phép hiện tượng trượt giá diễn ra trong khoảng delay giữa lúc lệnh giao dịch được đặt và khi lệnh giao dịch hoàn tất.

Những nguyên nhân gây ra trượt giá

Thanh khoản thấp

Hiện tượng trượt giá diễn ra do thanh khoản thấp thường xảy ra khi người dùng muốn swap một lượng tài sản cao hơn quá nhiều so với pool thanh khoản của AMM. Thậm chí, nếu không kiểm tra kỹ, người dùng có thể sẽ giao dịch những pool có thanh khoản thấp hoặc thậm chí không thanh khoản, lúc này việc thất thoát tài sản là điểm không thể tránh khỏi.

Tháng 03/2023, vụ việc gây chấn động giới lúc đó về một giao dịch trị giá 2 triệu USDC nhưng chỉ nhận lại 0,05 USDC là ví dụ điển hình của việc trượt giá do thanh khoản thấp.

Cụ thể, một người dùng DeFi đã cố gắng swap token 3CRV (token cung cấp thanh khoản cho 3pool của Curve) sang USDT. Theo lẽ thường, nếu người dùng đó quy đổi từ 3CRV về USDT trực tiếp trên Curve thì vụ việc trên đã không xảy ra. Nhưng người này lại thực hiện giao dịch đó trên một sàn DEX và thật không may mắn khi pool 3CRV/USDC có thanh khoản cực kỳ kém vì chỉ có sẵn 2 USDC và đã không hoạt động trong 251 ngày, rồi kế đến tiếp tục swap USDC sang USDT.

Nhưng vì một lý do nào đó, người dùng này lại chấp nhận swap, bất chấp cảnh báo trượt giá từ sàn DEX. Hậu quả, từ số tiền 2 triệu USD token 3CRV ban đầu, người dùng này chỉ nhận về được 0.051 USDT.

Lệnh giao dịch quá lớn

Trên thực tế, lệnh giao dịch có trị giá quá lớn so với pool của một coin/token cũng có thể gây ra mức trượt giá lớn. Quay lại thời điểm đầu năm 2024, khi memecoin dogwifhat đang là cái tên được săn đón trong thị trường tiền mã hoá, một người dùng đã thiệt hại lên đến 60% vốn ban đầu vì trượt giá.

Cụ thể, sáng ngày 11/01/2024, một nhà đầu tư đã dùng 8,9 triệu USD để thực hiện 3 lệnh giao dịch lần lượt trị giá 6,25 triệu USD - 1,78 triệu USD - và 893.000 USD để mua dogwifhat (WIF). Chuyện sẽ không có gì đáng đề cập nếu như người dùng này không bị thiệt hại đến 5.7 triệu USD (tương đương 60%) vì trượt giá. Nguyên nhân dẫn đến việc này là vì cả 3 lệnh trên có giá trị cao và đã vượt quá giá trị của pool từ đó không chỉ khiến tài sản bị thất thoát mà nó còn khiến giá của WIF nhảy vọt lên 3 USD.

Những cách để giảm slippage trong giao dịch

Để tối thiểu hoá slippage trong lúc giao dịch cũng như bảo vệ vốn, người dùng có thể áp dụng những cách sau:

  • Giao dịch ở những sàn uy tín và ít trượt giá.

  • Chọn giao dịch ở pool có thanh khoản cao.

  • Tránh giao dịch ở những thời điểm thị trường biến động mạnh.

  • Hạn chế giao dịch ở những thời điểm thị trường có tin tức lớn.

  • Nếu giao dịch lệnh có giá trị lớn, nên chia ra làm nhiều lệnh nhỏ để hạn chế slippage.

Tổng kết

Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến slippage và mức độ ảnh hưởng của nó đến giao dịch. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan về slippage cũng như cách để tối thiểu hoá sự tác động của nó khi giao dịch.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-26/07/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68