Vào thời điểm bài viết, chắc hẳn nhiều đồng tiền DeFi đã tăng giá rất mạnh và thậm chí là ở trạng thái được định giá cao quá mức. Tuy nhiên, đây cũng chính là lúc chúng ta cần bình tĩnh để lục lọi, phân tích kĩ lưỡng nhằm tìm ra những dự án tiềm năng vẫn chưa bị “high”. Hãy cùng điểm qua công thức 4M dưới đây, thứ có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong công cuộc tìm GEM (các viên ngọc thô tiềm năng) trong ngành DeFi sắp tới đấy. Thắt dây an toàn nào, lên đường.
Trước hết, cần phải nhấn mạnh là công thức 4M này là tôn chỉ của nhiều nhà đầu tư theo trường phái giá trị và được đề cập trong cuốn “Pay Back Time – Ngày đòi nợ” của tác giả Phil Town, anh em nào quan tâm thì có thể tìm đọc. Còn đối với nhiều anh em cho rằng crypto là game mới, làm quái gì mà có giá trị, lừa nhau là chính, có cái củ khoai mà đầu tư, thì….thôi. Âu nó cũng là khác nhau cái quan điểm, nên chúng ta cứ chấp nhận và bỏ qua cho nhau.
“Mở đề hơi lâu, thôi thì vào thẳng chữ M đầu tiên.”
Chữ M thứ nhất – Meaning (tạm dịch: Hiểu rõ)
Muốn chơi game DeFi, thì cần phải hiểu rõ về cuộc chơi, bao gồm những khái niệm căn bản nhất về DeFi, rồi những dạng sản phẩm phổ biến và vai trò của chúng trong hệ sinh thái là gì. Dưới đây là một số mảng chính và các ví dụ điển hình:
- Platform (nền tảng): Ethereum, Polkadot, Solana, Binance Smart Chain, Huobi Eco Chain,..
- AMM (Auto-Market Maker): Uniswap, SushiSwap, SerumSwap, PancakeSwap, Raydium,…Thường thì AMM sẽ tích hợp luôn cả nền tảng farming để tạo lập thanh khoản cho quá trình giao dịch.
- Yield Aggregator: Yearn, Autofarm, ValueDefi, Harvest,…
- Lending: Compound, Aave, Cream Finance,…
- Leverage Farming (một dạng biến thể của farming): Alpha Homora, Alpaca Finance,..
- Các giải pháp cross-chain: Ramp DeFi, Kava, Acala, Unit protocol.
- Giải pháp Oracle: Chainlink, Band Protocol, API3, Tellor, Kylin Network,…
- Thậm chí là các loại ví: MetaMask, SafePal, Trust Wallet, Math Wallet, Coin98,..
- Hay các giải pháp bảo hiểm: Cover Protocol, Nexxus Mutual, Opium, Tidal Finance,..
Ngoài việc nắm thông tin khái quát, anh em cũng cần chăm check Twitter, theo dõi từng động thái của các dự án. Dự án nào mình quan tâm thì phải theo dõi từng câu từng chữ họ thốt ra.
Vì một số lí do khách quan lẫn chủ quan, một mỏ vàng mà nhiều người dùng ở Việt Nam bỏ qua chính là Medium. Vì hầu như các dự án đều đăng thông báo chi tiết trên kênh Medium và chỉ tweet cũng như tóm gọn lại nội dung trên Twitter. Mà bản ngắn thì sao đầy đủ bằng bản full phải không nào.
Thú thật, các sản phẩm càng đơn giản, càng dễ hiểu, thì bạn càng nên quan tâm. Những sản phẩm quá phức tạp và vẽ rồng vẽ phượng cũng có thể là một báo động đáng quan ngại. Nếu sau một thời gian tìm hiểu về DeFi và bạn cảm thấy lĩnh vực này chỉ là trò lừa và bản thân chả có cảm xúc gì, hãy dừng lại. Vì chỉ khi sống và đam mê mới DeFi, bạn mới có thể đủ năng lượng để đọc và nghiên cứu sâu về nhóm token này.
Đó là chữ M đầu tiên, đơn giản chỉ là đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình đang đầu tư. Lưu ý, không phải đồng tiền nào bạn nghiên cứu và được đề cập ở trên thì cũng đều được coi là khoản đầu tư phù hợp. Chúng ta cần theo dõi thêm nhiều chữ M khác.
Chữ M thứ hai – Management (tạm dịch: Đội ngũ quản trị)
Cái này thì mọi người có thể vào website của dự án, lướt qua thông tin về các founder, đội ngũ của họ. Xem họ có phải là một đội ngũ hạng A, đồng thời có bổ trợ cho nhau hoàn hảo hay không.
Xem thêm: Lender là gì?
Sau đó, vẫn như những gì cần làm ở chữ M đầu tiên, chúng ta phải follow team này trên Twitter. Có thể nói, mọi hỉ nộ ái ố sẽ được họ thể hiện trên trang Twitter. Đọc các dòng tweet của các team quản trị này, chúng ta phần nào có thể đoán biết được tính cách của các founder.
Fun fact: Ai theo dõi SBF của FTX lâu sẽ biết đây là một “fan cứng” của Taylor Swift đấy.
Đặc biệt, cần phải chú ý đội ngũ lãnh đạo khi có sự cố như hack, phốt hay biến động lớn với thị trường. Theo dõi cách xử trí của họ trong những tình huống này cũng mang lại rất nhiều thông tin hữu ích.
Ngoài ra, đội ngũ có hoạt động nhiều, phát triển sôi nổi, có code một cách miệt mài và cháy bỏng hay không thì anh em có thể theo dõi trên Github. Thấy mấy ông đắp chăn nằm ngủ lâu quá thì cũng nên cẩn trọng. Phàm trên đời mà ngủ đến giấc trưa mới dậy thì khó thành Gem lắm!!!
Chữ M thứ ba – Moat (tạm dịch: Con hào phòng thủ)
Cái này thì mình tạm coi nó như lợi thế cạnh tranh, kiểu như nếu có ai đó copy code và tạo ra một sản phẩm y chang thì dự án có bị ảnh hưởng mạnh không. Hãy tập trung liệt kê ra những sức mạnh nào giúp họ thực sự nổi trội và đánh bật những kẻ copy. Lợi thế cạnh tranh này có thể đo bằng con số, con người và contract (sản phẩm cốt lõi).
Con số thì anh chị em theo dõi một vài chỉ số thông dụng như:
- Total Value Locked (TVL): Tổng giá trị tài sản khoá trên nền tảng đó. Cái này càng cao, thì sản phẩm càng được nhiều người tin tưởng mà để tài sản họ trên đó.
- Lượng user: Ý này nếu đi sâu thì anh em có thể check xem tốc độ tăng trưởng có nhanh không, rồi user có unique không, dự án có tạo user giả không.
- Stake Value (lượng giá trị được stake vào đối với các nền tảng PoS)
Với các dự án DEX, thì có vài thông số đặc thù như:
- Trading Volume (Khối lượng giao dịch): này thì tuỳ gu, anh em thích coi khung ngày, tuần hay tháng gì thì có thể tùy chỉnh.
- Tổng phí giao dịch thu được: Cái này cho thấy là sàn có ăn nên làm ra không, càng cao càng tốt, vì sau này một phần phí sẽ được burn. Mà càng burn thì càng giảm cung, giá sẽ nhận được ảnh hưởng tích cực.
Về phần con người, anh em theo dõi thử là phía sau một dự án có ai chống lưng cho không. Thường thì sẽ có:
- KOL: CZ nuôi PancakeSwap và cả BSC, Sam nuôi Serum và cả Solana, Andre nuôi riêng một hệ sinh thái Iron Bank của mình.
- Quỹ: Alameda Research, Multicoin Capital, Genesis Block Capital,..
- Hệ sinh thái: nếu là một phần của hệ sinh thái mạnh và bổ trợ cho nhau, các dự án có thể hưởng lợi rất nhiều từ bệ phóng vô cùng quan trọng này. Hãy luôn để ý là dự án của bạn có được lòng các bạn bè trong hệ sinh thái không nhé.
What’s good for #btc is good for #eth, and that’s good for #bnb, and that’s good for $cake. Long chain, but it works. ? https://t.co/M1RQp6Vlw6
— CZ ? Binance (@cz_binance) February 6, 2021
Về mặt công nghệ hay sản phẩm, cần xem liệu họ có một cấu trúc sản phẩm ưu việt, bổ trợ hài hoà không, ví dụ như cách Alpha đe dọa sản phẩm lending của Aave (tìm hiểu thêm ở bài viết này). Ngoài ra, anh em nào hiểu sâu về công nghệ hơn nữa thì check các thông tin liên quan đến phí hay tốc độ giao dịch. Cấu trúc công nghệ có ưu việt và giải quyết những vấn đề nhức nhối hiện tại của blockchain hay không. Anh em nào xịn nữa thì nghiên cứu smart contract, tìm tòi thêm về các loại bug mà dự án hay bị tấn công.
Chữ M cuối cùng – Margin of Safety (Biên an toàn)
Trước hết, cần nói sơ qua về khái niệm Margin of Safety. Hiểu nôm na, với nguyên tắc này, nhà đầu tư chỉ mua một tài sản khi mức giá thị trường (trong trường hợp của token là giá giao dịch hiện tại trên sàn) thấp hơn giá trị nội tại của tài sản đó.
Việc ước lượng giá trị nội tại của một token thì tuỳ thuộc vào mỗi nhà đầu tư và là tuỳ vào cách họ phân tích thông tin từ 3 chữ M đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, chỉ bằng việc mua ở mức giá thấp hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư có thể loại bỏ được rất nhiều rủi ro trong thời gian dài hạn.
Đối với Benjamin Graham thì mức biên độ này là 50%. Tức nếu giá trị nội tại là 1 đô, thì có thể cân nhắc mua từ vùng 0,5 USD và nếu giá có tăng thì mức 1,5 USD là hợp lý để bán ra.
Thậm chí đối với một thị trường biến động như crypto, mức biên lợi nhuận này sẽ cần phải được tính toán lại với độ giãn lớn hơn 50%. Song về nguyên tắc cơ bản, thì tất cả đều có điểm chung là cần mua ở giá thấp hơn giá trị thực.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua 4 chữ M đáng chú ý. Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp anh em tự tin hơn trên con đường tìm kiếm Gem DeFi tiếp theo của mình.
Lưu ý bài viết trên đây chỉ mang tính chất chia sẻ và thông tin, không được xem là lời khuyên đầu tư.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: