Khi những người mua bán xem Bitcoin và các đồng tiền điện tử tương tự như là một phương thức thanh toán của họ, những người này sẽ nhanh chóng gặp phải một vấn đề lớn: đó là sự biến động về giá.
- Coin68 Blog: Những stablecoin tốt nhất – Top 4 đồng coin thay thế cho Tether (USDT)
- Bloomberg: Facebook đang phát triển một đồng stablecoin dùng cho WhatsApp
Một ví dụ đó là những nhà kinh doanh mặt hàng sang trọng, ngành nghề từng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho sản phẩm của mình nhưng đã phải chứng kiến giá trị của chiếc Ferrari của họ nhảy múa 33% mới sau một lần chạy thử. Công ty The White Company, sau này đã tham gia vào xu hướng phát triển một Stablecoin, một hệ thống kế hợp giữa Blockchain và tiền pháp định, điều sẽ mang lại sự an toàn cho vấn đề tài chính dù có những yếu tố tác động chưa xác định.
Stablecoin là gì?
Thay vì mung lung trôi nổi dựa vào việc lướt sóng của các trader, stablecoin là một giải pháp ứng dụng Blockchain được neo đậu vào các tài sản thật, từ các vật đại diện giá trị cho đến tiền tệ. Ví dụ, người dùng có thể mua một stablecoin với giá 1 USD và sau đó có thể bán lại với giá tương tự, từ đó có thể giảm thiểu được rủi ro từ việc giá biến động bất thường.
Ngành công nghiệp stablecoin đang ngày càng phổ biến sau cú sốc thị trường trong năm 2018 vừa qua. Một năm chứng kiến hai đồng coin lớn nhất là Bitcoin và Ethereum giảm từ 80 đến 90% lượng vốn hóa thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư, những người đang nắm các tài sản kĩ thuật số biến động này, đã chuyển sang chọn các stablecoin như là một chiến lược quản trị rủi ro của họ. Một khi sự biến động giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ lại bán ra các stablecoin để mua các loại tiền điện tử khác, cũng như là bán ra để thu về tiền pháp định để giảm thiểu thua lỗ.
Đầu tư hấp dẫn
Stablecoin không thú vị như các loại tài sản lướt sóng, phần lớn là vì những nhà cung cấp chỉ đưa ra một lượng mà họ có thể bảo chứng bằng lượng tài sản thật của họ đang nắm giữ. Tuy vậy, đây là những công cụ hấp dẫn cho việc duy trì được chất lượng của mạng lưới thanh toán bằng Blockchain, ví dụ như kiều hối và quỹ.
Các tổ chức đầu tư đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của stablecoin. Trong tháng 11, tổng lượng đầu tư vào stablecoin đạt 3 tỉ USD, theo Stable Report, một nhóm nghiên cứu về tiền điện tử. Điều này dẫn đến việc hơn 120 dự án stablecoin đã ra mắt trong năm qua.
Một ví dụ điển hình là anh em Winklevoss đã giới thiệu stablecoin GUSD cho sàn giao dịch Gemini của họ trong tháng 9. Circle, một công ty tiền điện tử được hỗ trợ bởi Goldman Sachs, cũng đã hợp tác với sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase để phát hành USD Coin.
Thẩm định
Hầu như mọi tay chơi trong thị trường stablecoin đều tham gia với một báo cáo kiểm toán sẵn trong tay, một bản ghi nhận đảm bảo rằng công ty có dự định phát hành stablecoin sở hữu đủ lượng tài sản để bảo chứng. Một số dự án coin đã giới thiệu cả những tính năng cho phép họ đóng băng hoặc xóa coin để chống lại nạn rửa tiền.
Tuy vậy, một dự án phổ biến là Tether đã phải hứng chịu những chỉ trích vì từ chối công bố báo cáo kiểm toán USDT được thực hiện bởi một bên thứ ba độc lập. Điều này khiến cho nhiều dự án khác phát triển một cách nhanh chóng bao gồm TrueUSD, Paxos và Maker, kèm với những cái tên đã liệt kê ở trên như Gemini Dollar và USD Coin.
Khi mà những tiêu chuẩn quản lí được cải thiện và các công ty bắt đầu coi trọng việc thẩm định, 2019 có thể là một năm của stablecoin. Những người ủng hộ tin rằng trong thời gian dài hạn, tất cả các ngành công nghiệp truyền thống có thể sẽ muốn tích hợp giải pháp tiền điện tử.
Gần đây, xuất hiện tin đồn về việc một số ông lớn như Facebook cũng sẽ sớm ra mắt một đồng stablecoin với chức năng chuyển tiền trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Theo CCN