Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) đang mô tả chi tiết các đối tượng thuộc vào diện “nhà môi giới" (broker) để áp dụng đánh thuế và buộc các nền tảng này thực hiện KYC.
Mỹ lại muốn áp thuế lên "nhà môi giới crypto", bao hàm cả các giao thức DeFi . Ảnh: Defiant
Mỹ lại muốn tính thuế nhà môi giới crypto
Dự thảo quy định mới nhất của IRS dường như đã bao gồm các nền tảng DeFi, trong đó mô tả một “nhà môi giới" có các đặc điểm như là một phần mềm có khả năng liên kết trực tiếp người mua và người bán tiền mã hoá.
?: The US just introduced a tax proposal that could KILL DeFi as we know it.
— Miles Deutscher (@milesdeutscher) August 25, 2023
The U.S. Treasury and IRS just released proposed cryptocurrency regulations, that may deem DeFi applications like Uniswap, 1inch, Curve, MetaMask etc. to be brokers & be forced to implement KYC... pic.twitter.com/6smXhtiHip
Dù bản chất của DeFi là phi tập trung và không kiểm soát tiền của người dùng, nhưng vì chúng cung cấp dịch vụ như một phần mềm công nghệ để thực hiện giao dịch và thu phí từ dịch vụ đó, đồng thời chạy các chiến dịch quảng bá cho dịch vụ. Do đó, các sàn DEX như Uniswap, 1inch, Curve,... được IRS ám chỉ là nhà môi giới.
Chính vì vậy, các sàn DEX có thể sẽ được yêu cầu nộp những thông tin KYC như tờ khai thông tin và cung cấp bản kê khai thu nhập của người dùng, nộp chúng hàng năm và thậm chí có thể được tra cứu đối chiếu trên Etherscan.
Many DeFi web apps with U.S. users would need to track users' PnL and issue them tax statements every year--disastrous.
— _gabrielShapir0 (@lex_node) August 25, 2023
This could be a devastating blow to the use of P2P protocols in the United States. It could even sweep in Etherscan since it can be used with smart contracts. pic.twitter.com/Agy0bNvLLj
Tương tự với ứng dụng ví DeFi, một số ví hiện nay cung cấp dịch vụ swap trực tiếp trong ứng dụng, điển hình là MetaMask, cũng sẽ bị liệt vào dạng broker. Được biết MetaMask cũng thu phí 1% từ các giao dịch swap.
Nếu luật được áp dụng, các ứng dụng ví Web3 có thể phải bắt đầu thực hiện KYC người dùng, thu thập các thông tin như tên, địa chỉ và mã số thuế người dùng.
Tóm lại, các quy tắc thuế và yêu cầu KYC có thể được áp dụng lên bất cứ nền tảng nào có multisig.
Trên đây mới chỉ là bản dự thảo và chưa phải luật chính thức. Sẽ có các phiên lấy ý kiến cộng đồng và luật dự kiến được ban hành vào năm 2025.
Lịch sử tranh cãi về nhà môi giới crypto
Định nghĩa "nhà môi giới crypto" thực chất đã xuất hiện kể từ Đạo luật Cơ sở hạ tầng trị giá nghìn tỷ USD được Tổng thống Biden phê duyệt vào tháng 11/2021 và đã gây tranh cãi kể từ đó đến nay. Mỹ muốn liệt các dự án crypto vào diện nhà môi giới để có thể tính thuế và gia tăng thêm thu ngân sách, nhưng lại không định nghĩa rõ những thành phần nào sẽ bị xếp vào phân loại này.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cơ quan được Tổng thống Biden làm rõ quy định thuế crypto, sau đó trấn an rằng sẽ xem xét lại định nghĩa và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Dù sau đó đã có nhiều đề xuất sửa đổi từ các nghị sĩ Mỹ, thế như điều khoản thuế áp dụng cho nhà môi giới crypto vẫn được giữ nguyên.
Tổng thống Biden trong cuộc khủng hoảng nợ công Mỹ vào tháng 05/2023 đã liên tục đưa ra những phát ngôn cho rằng luật thuế Mỹ hiện tại đang có nhiều kẽ hở có lợi cho nhà đầu tư crypto, vì thế muốn siết chặt lĩnh vực này để tối đa lợi ích cho thu ngân sách.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!