Stablecoin là một trong những mảnh ghép quan trọng trong thị trường crypto, tuy nhiên để quản lý chúng một cách phi tập trung là thách thức khá lớn. Nhằm để giải quyết vấn đề đó, dự án M^0 phát triển một mô hình quản trị đặc biệt. Vậy điểm đặc biệt của M^0 là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về dự án phát triển middleware cho các stablecoin qua bài viết dưới đây nhé!
M^0 (M, POWER và ZERO) là gì? Dự án phát triển middleware cho mảng stablecoin
M^0 là gì?
M^0 là một giao thức trung gian tiền tệ phi tập trung - decentralized money middleware protocol. Giao thức này hoạt động như một lớp điều phối cho phép nhiều tổ chức (hay còn được gọi là minter) phát hành ra một loại stablecoin có thanh khoản cao gọi là M bằng cách sử dụng tài sản thế chấp như trái phiếu kho bạc ngắn hạn của Hoa Kỳ (short-term US treasuries bill).
Trang chủ M^0
Giao thức này đảm bảo an ninh và minh bạch thông qua việc xác nhận lượng dự trữ thông qua blockchain để hướng tới mục đích dân chủ hóa quyền truy cập vào hạ tầng phát hành stablecoin. Ngoài ra, M^0 còn cho phép các tổ chức phát hành stablecoin trong khi vẫn tuân thủ các yêu cầu pháp lý đồng thời tăng cường thanh khoản trên thị trường.
Các tính năng của dự án
- Multi-issuer and multi-jurisdiction (Đa tổ chức phát hành và đa thẩm quyền): Hạ tầng M^0 cung cấp phương pháp tiện lợi cho phép bất kỳ tổ chức nào phát hành token một cách linh hoạt đồng thời phép tuân thủ các yêu cầu cụ thể hoặc pháp lý của các khu vực khác nhau.
- Money issuance as an asset liquidity construct (Phát hành stablecoin như một tài sản tạo thanh khoản): Dự án cho phép sự tham gia của các bên có thể cung cấp tài sản thế chấp quan tâm đến việc tăng cường thanh khoản của các tài sản đó bằng cách hợp tác với các minter để phát hành một loại token bảo chứng và đại diện cho tài sản thế chấp đó.
- Best-in-class collateral design (Mô hình tài sản thế chấp tiên tiến): Tài sản thế chấp của dự án sẽ dựa trên short-term US treasuries bill đồng thời cũng sử dụng cơ chế over collateralized để giảm thiểu rủi ro. Các phương thức lưu trữ tài sản thế chấp đã được chứng thực và được các khu vực pháp lý chấp nhận.
Điểm đặc biệt của dự án M^0
Điểm đặc biệt ở dự án M^0 là mô hình hoạt động Two Token Governor (TTG). Đây là mô hình sử dụng 2 token là POWER và ZERO cho công tác quản trị, giám sát và điều hành các đầu vào của nó. Đặc điểm chính của TTG là phạt các chủ sở hữu token bỏ phiếu không tham gia bầu cử.
Token POWER được sử dụng như một token chính để bỏ phiếu vào các đề xuất hoạt động và quản trị. Người nắm giữ POWER nhận phần thưởng là token ZERO khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản trị. Nếu một người nắm giữ POWER ủy quyền số dư của họ cho một địa chỉ khác, địa chỉ đó sẽ nhận phần thưởng là token ZERO.
Ngược lại, người nắm giữ ZERO có vai trò thụ động hơn trong quá trình bỏ phiếu so với người nắm giữ POWER, tham gia chủ yếu trong các quyết định quan trọng. Họ có quyền reset nguồn cung token POWER về 0 vào bất kỳ thời điểm nào.
Mục tiêu cốt lõi của cơ chế TTG là đảm bảo quản trị công bằng và không thiên vị, tránh các rủi ro như bị chiếm đoạt và can thiệp dẫn đến sự cố hệ thống. Nó tạo ra một mối quan hệ quản lý lẫn nhau giữa 2 token để duy trì sự cân bằng, người nắm giữ token POWER đóng vai trò quản lý và người nắm giữ token ZERO đánh giá và có thể can thiệp nếu cần thiết để duy trì sự cân bằng quản trị.
Các thành phần trong giao thức
- Minter: Đây là những địa chỉ được quản lý bởi mô hình TTG, có quyền truy cập vào chức năng phát hành token.
- Validator: Là những người tham gia và được quản lý bởi mô hình TTG, đóng vai trò là lớp bảo mật cho giao thức.
- Earner: Danh sách các địa chỉ ví của Earner sẽ được TTG quản lý Những địa chỉ này có thể kiểm soát việc có được tỷ lệ kiếm lợi hay không.
Thông tin cơ sở về token M, ZERO và POWER
Hiện tại, M^0 vẫn chưa công bố chi tiết về token của dự án ngoài việc tên các token là M, ZERO và POWER với công dụng của từng token như sau:
- Token M: Đây là một loại stablecoin được tạo ra bởi một Minter bằng cách thế chấp tài sản trong một cơ sở an toàn off-chain. Sau khi được phát hành, Minter có thể bán những token này vào thị trường.
- Token ZERO: Token này sẽ được nắm giữ bởi các nhà quản trị, những người có vai trò thụ động hơn so với người nắm giữ POWER trong quá trình bỏ phiếu (chỉ tham gia bỏ phiếu cho các thay đổi quan trọng). Các nhà quản trị sử dụng token ZERO để bảo vệ hệ thống khỏi tham nhũng và có khả năng đặt lại nguồn cung token POWER, tước bỏ quyền bỏ phiếu của những người nắm giữ token POWER.
- Token POWER: Token này sẽ được sử dụng bởi những người nắm giữ để bỏ phiếu cho các đề xuất đang hoạt động và có thể được coi là token quản lý chính của cơ chế Two Token Governor (TTG). Những người nắm giữ POWER sẽ nhận được token ZERO để đổi lại sự tham gia trực tiếp của họ vào quản trị.
Lộ trình phát triển của dự án
Hiện tại, M^0 vẫn chưa công bố thông tin cụ thể về lộ trình phát triển trong năm 2024. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Đội ngũ phát triển của dự án
Hiện tại, M^0 vẫn chưa công bố thông tin cụ thể về đội ngũ phát triển chính của dự án. Coin68 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Các nhà đầu tư vào dự án
Các nhà đầu tư vào M^0
Vào tháng 06/2024, M^0 đã thành công gọi được 35 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A, được dẫn đầu bởi Bain Capital Crypto. Ngoài ra, dự án còn nhận được sự đầu tư của các quỹ nổi tiếng như Galaxy, Wintermute, GSR, Pantera Capital, ParaFi Capital và nhiều quỹ đầu tư khác.
Tổng kết
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án M^0 để tự đưa ra quyết định cho riêng mình. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.