Giao dịch margin là gì?
Giao dịch margin, hay còn được gọi là giao dịch ký quỹ, là một hình thức đầu tư giao dịch sử dụng của người khác hoặc của một bên môi giới.
Loại hình này tuy mang lại lợi nhuận rất lớn, song đi kèm với đó là hằng sa số các rủi ro mà nhà đầu tư cần phải đối mặt.
Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng một ví dụ với đô la Mỹ. Giả sử bạn đang có 50 đô. Giao dịch margin là khi bạn dùng khoảng $50 ấy đi thế chấp (tạo đòn bẩy) để vay lại 500 đô, rồi sau đó dùng số tiền này để nhập lệnh giao dịch.
Như bạn có thể hình dung, việc áp dụng cơ chế trên vào thế giới tiền điện tử diễn ra vô cùng đơn giản. Giả sử bạn muốn mua lượng Ethereum trị giá $1,000 nhưng trong tài khoản chỉ còn có 500 đô. Nhờ vào margin, bạn có thể vay thêm 500 đô nữa, từ đó thực hiện được ước nguyện của bản thân.
Nếu chỗ $1,000 Ethereum của bạn sau đó gia tăng về giá trị, giả sử lên $1,500, thì bạn sẽ có thể chốt lời, trả lại 500 đô đã vay, cùng lúc đó giữ cho mình đến 500 đô lợi nhuận ròng.
Tất nhiên, giá các đồng tiền điện tử cũng có thể xuống mạnh và nhanh giống như lúc chúng đi lên vậy. Trong trường hợp giá Ethereum giảm 50%, chủ nợ của bạn sẽ có quyền đòi lại $500 đã cho vay, để lại bạn một mình với cái ví bị “cháy”.
Hình như margin còn đi với hai khái niệm “short” và “long”, thế chúng nghĩa là gì?
Hai thuật ngữ trên dùng để chỉ liệu một nhà đầu tư nghĩ đang nghĩ giá của một đồng tiền điện tử sắp tăng hay chuẩn bị giảm.
“Chơi long” là một từ lóng có nghĩa là bạn tin rằng giá của đồng Bitcoin hay Ethereum bạn vừa mua sẽ tăng theo thời gian – và nhờ đòn bẩy margin, lợi nhuận của bạn cũng sẽ được nhân lên tương xứng (hoặc bị chia đi nếu giảm).
Ở chiều hướng ngược lại, nếu bạn nghĩ những đồng tiền điện tử bạn kia đang nắm giữ sắp giảm, thì đó sẽ là lúc bạn đang ở tư thế short. Để minh hoạ cho dễ hiểu thì nếu bạn nghĩ Bitcoin, với mức giá hiện tại là $7,000, chuẩn bị giảm thì bạn sẽ bán nó ở $7,000 rồi sau đó mua vào lại ở mốc $6,400. Cứ như vậy, bạn vừa kiếm được cho mình đến 600 đô mà chẳng tốn bao nhiêu công sức.
Những rủi ro thường xuyên đi kèm với giao dịch margin là gì?
Vì lí do là các đồng tiền điện tử quá hay biến động nên hình thức giao dịch margin chỉ nên được áp dụng một khi bạn đã nghiên cứu kĩ càng và tích góp đầy đủ kinh nghiệm.
Việc thua lỗ khi giao dịch tiền điện tử đã là không mấy dễ chịu gì, chưa kể đến việc đó còn không phải là số tiền của bạn mà là tiền đi vay của người khác.
Rủi ro lớn nhất cần để tâm đến khi tham gia margin là bạn có khả năng mất trắng khoản tiền đầu tư của mình, nhất là khi trọng tâm của bạn là các đồng altcoin có lưu lượng thấp nhưng biến động lại cao.
Nếu một trong những lệnh trade của bạn bắt đầu ghi nhận lỗ, thì giao dịch margin ấy có thể sẽ bị “đóng lệnh” (call in). Hãy giả sử là bạn đang giao dịch margin với tỉ lệ 2:1, với một đồng đô la bạn bỏ vào sẽ được vay thêm một đồng đô la của người khác. Do đó, vị thế đầu tư của bạn sẽ bị “đóng lệnh” một khi giá trị thương vụ giảm xuống bằng 50% vốn ban đầu để bảo vệ quyền lợi của người đi vay.
Ta vẫn có thể ngăn chặn việc bị call in bằng cách bơm thêm tiền vào, tuy nhiên điều đó có thể khiến thiệt hại càng chất đống. Đôi khi, sẽ làm hợp lý nếu biết đây là giới hạn để “cắt lỗ”.
Hình thức margin liệu có đang được quản lý?
Giao dịch margin hiện đang được quản lý một cách không có đồng bộ trên những sàn chứng khoán thông thường, còn quy định trên các sàn giao dịch tiền điện tử bây giờ thì vẫn chỉ mang tính cục bộ.
Tất cả điều trên có thể sắp được thay đổi. Ví dụ, Hiệp hội Sàn giao dịch Tiền kỹ thuật số Nhật Bản (JVCEA) gần đây có bày tỏ ý định giới hạn số lượng tiền một nhà đầu tư margin được phép vay về lại gấp 4 lần giá trị thực chất tài sản họ đang sở hữu.
Chia sẻ với truyền thông, đại diện của JVCEA nói:
“Điều ấy là nhằm để giúp các nhà đầu tư tránh phải hứng chịu những mất mát gây nên bởi các biến động bất thường của các đồng tiền”.
Trong khi đó, một số sàn giao dịch khác, như OKEx, hiện đã áp đặt mức đòn bẩy tối đa chỉ gấp 3 lần so với số vốn nhà đầu tư có. Kraken thì cho phép đòn bấy gấp 5, nhưng yêu cầu trader phải trải qua quá trình xác minh danh tính.
Một trong những mức đòn bẩy cao nhất hiện nay là 100x, được áp dụng bởi sàn BitMEX cho các dạng hợp đồng tương lai Bitcoin/JPY và hợp đồng Bitcoin vĩnh viễn.
Mẹo đầu tư để có kết quả margin tốt nhất?
Điều trước tiên nhất cần phải luôn ghi nhớ là bạn lúc nào cũng đang đầu tư bằng tiền của mình.
Nhìn chung, giao dịch ký quỹ chỉ nên được xem là một khoản đầu tư ngắn hạn, rõ ràng là bởi tính lên xuống thất thường mà rất ưa xảy ra trên thị trường tiền kỹ thuật số.
Bạn nên đừng bao giờ đầu tư nhiều hơn số tiền mình chấp nhận có thể mất, và lúc nào cũng cần đặt ra những giới hạn để kéo mình ra khỏi một thương vụ mỗi khi nó giảm về một mốc nhất định nào đó. Tương tự, đặt mức chốt lời hợp lý cũng giúp mình ra khỏi thị trường ở thời điểm tối ưu.
Xin được nhấn mạnh một lần nữa rằng đây không phải là loại hình đầu tư bạn nên tham gia vào với một cái thái độ hờ hững.
Bạn luôn luôn nên cân nhắc kỹ những chi phí đi kèm có thể nổi lên từ quyết định chơi margin của bạn, từ phí sử dụng sàn hay lãi suất trả cho người cho vay – và tốt nhất là nên kiếm kinh nghiệm và sự tự tin bằng cách giao dịch bằng chính tiền của mình trước.
Margin có phải đang có mặt trên tất cả các sàn giao dịch tiền số?
Đa phần là vậy, nhưng không phải tất cả.
Như đã đề cập ở trên, OKE, Kraken và BitMEX hiện đã cung cấp dịch vụ này, nhưng một ông lớn khác trong ngành là Binance thì lại không. Sàn Huobi thì chỉ mới tung ra margin hồi đầu năm 2018, nối bước HitBTC, Bitfinex và Bithumb.
Cách đây không lâu, Coin68 cũng đã đưa tin về việc Bakkt, nền tảng giao dịch tài sản tiền số toàn cầu của tập đoàn ICE, sẽ không hỗ trợ giao dịch margin, với lí do là họ muốn “quá trình mua bán Bitcoin được thế chấp hoặc cấp vốn đầy đủ”.
Theo CoinTelegraph