logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 17) – Kỹ thuật trade “retest” giúp nâng tỷ lệ chiến thắng

-15/09/2022

Trong Phần 15, mình đã giới thiệu với anh em về hành động giá phá vỡ (breakout) và phá vỡ giả (false breakout). Tuy vậy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào hành động giá này, anh em có thể không tối ưu hóa được lệnh trade của mình. Để tận dụng tốt hơn các đợt phá vỡ, tránh phá vỡ giả, tăng tỷ lệ chiến thắng, nhiều trader lựa chọn kỹ thuật retest. Anh em cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 17) – Kỹ thuật trade “retest” giúp nâng tỷ lệ chiến thắng

Xem thêm các bài viết trong chuỗi Price Action Trading:

Kỹ thuật trade retest là gì?

Về cơ bản, hành động giá sau khi phá vỡ một vùng kháng cự/hỗ trợ quan trọng thì thường có xu hướng kiểm tra lại (retest) vùng giá đã phá vỡ.

Anh em chắc còn nhớ một trong những đặc điểm của hỗ trợ/kháng cự là khi bị phá vỡ sẽ đảo ngược lại vai trò (hỗ trợ khi bị phá vỡ thì trở thành kháng cự và ngược lại). Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích như sau:

  • Khi giá phá vỡ một vùng kháng cự (vùng giá mà phe bán đang chiếm ưu thế) => xảy ra 2 hiện tượng: các trader đang đợi mua vào khi giá phá vỡ sẽ khớp lệnh Buy (Long), đồng thời các lệnh short sẽ bị quét stoploss (thực hiện lệnh Market Buy) => một lực mua lớn sẽ xuất hiện. Khi đó, vùng giá này trở thành hỗ trợ.
  • Khi giá phá vỡ một vùng hỗ trợ (vùng bán mà phe mua đang chiếm ưu thế) => cũng xảy ra đồng thời 2 hiện tượng: các trader đang đợi bán khống khi giá phá vỡ sẽ khớp lệnh Sell (Short), các lệnh Long sẽ bị stoploss (thực hiện Market Sell) => một lực bán lớn xuất hiện. Khi đó, vùng giá này trở thành kháng cự.

Tuy nhiên, vì phá vỡ và phá vỡ giả rất khó để phân biệt, vì vậy, nhiều trader lựa chọn phương án đợi giá sau khi phá vỡ quay lại kiểm tra và tôn trọng vùng vừa phá vỡ:

  • Giá phá vỡ hỗ trợ, lúc này vùng hỗ trợ bị phá vỡ thành kháng cự. Trader có thể đợi giá quay trở lại, bị vùng này từ chối => khẳng định lực bán đã hoàn toàn chiếm ưu thế => mới ra quyết định Short.
  • Giá phá vỡ kháng cự, lúc này vùng kháng cự bị phá vỡ trở thành hỗ trợ. Trader có thể đợi giá quay trở lại, tôn trọng vùng hỗ trợ này => khẳng định lực mua đã hoàn toàn chiếm ưu thế => mới quyết định Long.

Ví dụ:

Anh em có thể thấy với lệnh scalping này, mình chủ yếu dựa vào breakout và retest. Giá sau khi phá vỡ mạnh xuống khỏi vùng hỗ trợ đã quay lại kiểm tra và từ chối với cụm nến bearish engulfing => Short và đã khớp Take-profit với tỉ lệ R:R = 1:2.

Tại sao nên sử dụng retest

Cá nhân mình thường sử dụng retest chứ rất ít khi trade theo phong cách breakout vì phương pháp này có khá nhiều ưu điểm:

Tránh các trường hợp false breakout

Thị trường luôn có độ nhiễu và những cái bẫy (trap). Việc giá false breakout là rất thường xuyên xảy ra, nhất là khi volume giao dịch thấp và thị trường rơi vào giai đoạn đi ngang (sideway). 

Anh em có thể thấy biểu đồ trên, giá đã phá vỡ nhưng sau đó không thể retest thành công (false breakout) => giá giảm mạnh. Nếu anh em trade theo phương pháp breakout, rất dễ bị stoploss ngay lệnh này. Tuy nhiên, nếu anh em trade phương pháp retest thì sẽ tránh được một lệnh thua.

Tăng tỷ lệ Risk:Reward

Tỷ lệ Risk:Reward nói nôm na là tỷ lệ cho thấy khi anh em vào lệnh trade, nếu thắng thì sẽ thắng bao nhiêu và nếu thua thì sẽ thua bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao => lợi nhuận trong lâu dài sẽ càng lớn.

Anh em có thể xem lại về Risk:Reward và quản lý vốn trong bài viết này.

Với phương pháp retest, anh em sẽ lựa chọn được entry tốt hơn và stoploss tốt hơn => thu hẹp Risk => giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.

Ví dụ: 

Anh em có thể thấy khi giá Vàng breakout cản khung 5 phút (vùng màu xanh) thì anh em có đến 2 lựa chọn:

  1. Vào lệnh ngay khi nến xanh breakout đóng cửa.
  2. Kiên nhẫn đợi giá retest vùng phá vỡ, tôn trọng rồi mới vào lệnh.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy với cách vào lệnh 1, entry đã là rất xa so với điểm stoploss (dưới vùng hỗ trợ). Ngược lại, giá retest cho anh em một entry thấp hơn nhiều => giảm tỷ lệ rủi ro.

Rèn luyện tính kiên nhẫn

Anh em có thể thấy với phương pháp retest, anh em cần nhẫn nại và kiên trì tuân thủ kỷ luật hơn: phải chờ giá về vùng cần kiểm tra, sau đó tôn trọng => mới vào lệnh. Đây là phương pháp theo mình là khá tốt để anh em rèn kiên nhẫn và kỷ luật, giảm thiểu fomo khi trading.

Một số lưu ý

Để tăng tỷ lệ chiến thắng, anh em cần lưu ý một số vấn đề sau:

1/ Đi theo xu hướng. Như mình đã nói, xu hướng là điều quan trọng nhất. Anh em cần xác định xu hướng chính, sau đó cúng ta mới bàn đến hỗ trợ/kháng cự và các kỹ thuật khác.

Đợi giá tôn trọng và nếu được, anh em nên kiên nhẫn đợi các setup ủng hộ cho lệnh của mình: các mẫu hình nến, mô hình giá

2/ Đặt stoploss phù hợp. Thông thường, chúng ta sẽ đặt stoploss của lệnh long ở dưới đáy gần nhất và ngược lại, stoploss lệnh Short đặt ở trên đỉnh gần nhất. Tuy nhiên, với phương pháp retest, tại các vùng giá kiểm tra nếu xuất hiện các cụm nến đảo chiều, mô hình giá đẹp hoặc những cây nến như pinbar, anh em hoàn toàn có thể sử dụng những thứ này để đặt stoploss, giảm rủi ro cho lệnh trade.

Như vậy, anh em đã biết thêm một kỹ thuật trade để nâng cao tỷ lệ chiến thắng, thử áp dụng ngay để kiểm tra hiệu quả và phản hồi cho tụi mình nhé. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo!

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

-15/09/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68