logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

 Tokenomics Research #13: Jito (JTO) liệu có định giá quá cao?

-21/01/2024

Liquid Staking đã là từ khóa hot-hit trong năm 2023 và dự đoán sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng trong năm 2024 này. Là dự án liquid staking hàng đầu hệ sinh thái Solana, khi SOL dần lấy lại ánh hào quang, mọi con mắt cũng đổ dồn vào Jito (JTO). Vậy đây có phải là một dự án tiềm năng, đáng đầu tư trong thời gian tới hay không?

Tokenomics Research #13: Jito (JTO) liệu có định giá quá cao?

Jito là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Jito là một dịch vụ liquid staking trên Solana, mục tiêu là nhằm phân phối phần thưởng MEV cho các holder.

Người dùng có thể staking SOL vào pool và nhận về JitoSOL. Khi nắm giữ JitoSOL, anh em có thể nhận được phần thưởng theo 2 cách:

  • Phần thưởng từ việc staking SOL vào các validator hoạt động trên mạng Solana;
  • Phần thưởng bổ sung từ các giao dịch MEV diễn ra trên mạng Solana;

JitoSOL tự động tích lũy giá trị từ phần thưởng đặt cược và MEV. Token cho phép người dùng kiếm lợi nhuận đồng thời duy trì hiệu quả sử dụng vốn thông qua tích hợp DeFi. Những người nắm giữ JitoSOL có thể kiếm lợi nhuận từ những validator đồng thời tích lũy lãi suất trong các giao thức lending/yield farming. Mục tiêu của Jito là mang lại lợi nhuận tốt nhất cho JitoSOL đồng thời cải thiện mạng lưới Solana.

Những vấn đề mà dự án giải quyết

Đầu tiên, để hiểu về cơ chế hoạt động của Jito, anh em cần tìm hiểu sơ quá một chút về cơ chế hoạt động của mạng lưới Solana. Solana sử dụng cơ chế Proof-of-History (PoH). Anh em có thể hiểu PoH là một dạng đồng hồ được các validator node trên mạng lưới Solana sử dụng để xác định thống nhất thời gian diễn ra sự kiện (các transaction). Cụ thể, các transaction trên mạng lưới sẽ được mã hoá kèm theo thông tin về thời gian diễn ra và thứ tự của nó, giúp các node xác minh giao dịch nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn.

Để anh em dễ hiểu, mình sẽ so sánh cơ chế sắp xếp giao dịch giữa mạng lưới Bitcoin và Solana. Với Bitcoin, các giao dịch trước khi được xác thực sẽ được sắp xếp vào một mempool. Ban đầu, các giao dịch này sẽ không có thứ tự hoặc thời gian cụ thể. Sau đó, các miner (thợ đào) sẽ lựa chọn số giao dịch sẽ được thêm vào block, đồng thời gắn thời gian (ngày, giờ) theo một đồng hồ của mạng lưới. Ngược lại, với cơ chế PoH của Solana, các node có thể sắp xếp một lượng lớn giao dịch vào block mà không cần các thao tác phức tạp và thứ tự như Bitcoin. Nhờ vậy, các validator có thể xử lý một khối lượng giao dịch lớn hơn trong thời gian ngắn hơn.

Tuy vậy, anh em cũng cần hiểu PoH là cơ chế cải thiện thời gian xác nhận thứ tự giao dịch, nhờ đó tăng khả năng xử lý của mạng lưới, chứ hoàn toàn không phải là cơ chế đồng thuận (như cách hiểu về PoW hay PoS). Trên thực tế, Solana hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận là PoS (Proof of Stake).

Bởi vì bản chất dự án vẫn đang sử dụng cơ chế PoS, vì vậy, tính ổn định và sự phi tập trung của mạng lưới Solana vẫn dựa trên hoạt động của các validator node thông qua việc staking SOL. 

Số liệu về việc stake SOL và các validator node trên Solana. Nguồn: Solscan, 16/01/2023

Như anh em có thể thấy, hiện tại số lượng validator trên Solana đã đạt số lượng 2.042 và đã có đến gần 383 triệu token SOL được stake vào mạng lưới, chiếm khoảng 88% số lượng SOL lưu hành trên thị trường tại thời điểm viết bài. Đây là một con số khá lớn, thể hiện nhu cầu tham gia stake SOL là rất lớn.

Đến đây, sẽ có một vài vấn đề phát sinh, cụ thể:

1. Rào cản về mặt kỹ thuật: trên thực tế, mạng lưới Solana không yêu cầu số lượng SOL tối thiểu để tham gia stake, vì vậy, về lý thuyết, tất cả những người nắm giữ SOL đều có thể trở thành Validator Node. Tuy nhiên, vẫn còn đó rào cản về mặt kỹ thuật khiến cho không nhiều retail investor lựa chọn trở thành một validator node độc lập. Họ cần tìm giải pháp stake thông qua các bên thứ 3.

2. Rào cản về mặt tối ưu hoá vốn và lợi nhuận: Hầu hết những người stake SOL vào mạng lưới chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ APY Staking và tiềm năng tăng giá từ SOL. Họ sẽ không thể tận dụng SOL đang có để tham gia kiếm thêm lợi nhuận từ các dự án Yield Farming, Lending Protocol… có APY tốt.

Chính vì nhu cầu stake SOL lớn và những rào cản còn tồn tại mà mình đã phân tích ở trên, dự án Jito đã được xây dựng và phát triển để giải quyết những điều này.

Bên cạnh đó, Jito cũng góp phần tạo ra thêm lợi nhuận cho những người nắm giữ jitoSOL thông qua việc khai thác phần thưởng từ MEV.

Nếu anh em nào đã từng sử dụng Solana từ lâu chắc hẳn chưa quên vấn nạn bot spam giao dịch để kiếm cơ hội mua NFT hoặc các giao dịch có lợi nhuận tốt khiến cho mạng lưới trở nên tắc nghẽn và đắt hơn gấp nhiều lần. 

Jito đã phát hành một ứng dụng mới dành cho validator để loại bỏ các spam khỏi MEV và kiếm phần thưởng cho các staker. Giải pháp dự án đưa ra là đấu giá (auction). Các nhà giao dịch sẽ gửi giá thầu cho chuỗi giao dịch mà họ tin là có lợi nhuận. Công cụ khối của bên thứ ba chạy các mô phỏng phức tạp để xác định sự kết hợp của các giao dịch mang lại giá trị cao nhất. Những giá thầu này sau đó được trao cho validator và staker (JitoSOL).

Cơ chế của Jito loại bỏ vấn nạn spam đồng thời tăng phần thưởng cho người đặt cọc.

Cách Jito hoạt động

Đầu tiên, Jito sẽ thiết lập một số những điều kiện cần thiết để lựa chọn các Validator đủ uy tín tham gia vào giao thức của mình. Những điều kiện đó bao gồm một số điều như: hỗ trợ MEV client, giữ lại không quá 10% lợi nhuận từ MEV, có hơn 87,5% phiếu tín nhiệm trong mỗi epoch trong 20 epoch gần nhất…

Anh em có thể check danh sách các validator đủ điều kiện đang tham gia trên Jito tại Solana Compass

Người dùng sau khi mua và sở hữu token SOL có thể kết nối với Jito thông qua các ví như Phantom, Solflare… để stake SOL và nhận về jitoSOL.

Sau đó, người dùng có thể tiếp tục đưa jitoSOL vào các nền tảng Defi hỗ trợ để kiếm thêm lợi nhuận. Khi muốn lấy lại phần SOL đã stake, người dùng chỉ cần dùng jitoSOL đang sở hữu redeem nhận về SOL.

JTO Tokenomics

JTO là native token của Jito, được ra mắt thị trường thông qua một đợt retroactive rất ấn tượng và khiến cho khá nhiều nhà đầu tư thay đổi vị thế. Dưới đây, mình sẽ cùng anh em phân tích tokenomic của JTO.

Thông tin tổng quan

Mã token: JTO

Tổng cung tối đa (Max Supply): 1.000.000.000 (1B) token

Lưu hành hiện tại (Circulating Supply): 117.197.247 token

Vốn hoá pha loãng (FDV): 2,17 tỷ USD

Vốn hoá lưu hành hiện tại (Market Cap): 254 triệu USD.

Phân bổ token (Allocation)

Nguồn: Jito

- Investor (16,2%): là phần token được phân bổ cho quỹ đầu tư. Số token này sẽ khoá trong 1 năm đầu tiên và vesting trong 3 năm tiếp theo.

- Core Contributor (24,5%): là phần token được phẩn bổ cho đội ngũ của dự án. Đây sẽ là phần token được khoá trong 1 năm đầu tiên và vesting trong 3 năm tiếp theo.

- Ecosystem Development (25%): là khoản dự phòng token sẽ phân bổ cho các quỹ cộng đồng hoặc những contributor có đóng góp trong tương lai cho dự án, khuyến khích phát triển dự án trong lâu dài.

- Community Growth (34,3%): được dùng để phát triển cộng đồng Jito. Ban đầu, một phần (10% theo tổng cung) đã được sử dụng để airdrop cho người dùng sớm, số còn lại sẽ được DAO quản lý trên nền tảng Realms và được sử dụng dựa trên biểu quyết của DAO.

Lộ trình phân phối token JTO

Như vậy, anh em có thể thấy team và investor sẽ chủ yếu bắt đầu nhận token từ đầu 2025. Xét về lý thuyết, hiện tại những người nắm giữ token đa phần là các ví đủ điều kiện nhận airdrop, đây cũng chính là nhóm tạo ra lực bán lớn nhất. Tuy vậy, chúng ta không loại trừ một phần lớn ví đủ điều kiện thuộc sở hữu của team hoặc investor. 

Chức năng của JTO

Hiện tại, JTO chỉ có một tính năng chính quan trọng nhất là quản trị. Những người nắm giữ JTO sẽ có quyền biểu quyết về các quyết định liên quan đến hoạt động của giao thức bao gồm:

  • Thiết lập phí cho các Jito Stake Pool

  • Cập nhật các chiến lược uỷ quyền thông qua việc điều chỉnh các thông số trong chương trình StakeNet

  • Quản lý JTO và phí thu về trong Jito DAO

Anh em có thể thấy use-case của JTO rất giống một case khác của chúng ta là LDO.

Tóm lại, từ những thông tin về tokenomics của JTO, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

  1. Áp lực bán ban đầu đến từ lượng token được sử dụng để airdrop, không phải đến từ việc chốt lời của các investor hay team phát triển dự án. 

  2. Use-case của JTO không có gì quá đặc biệt so với các dự án cùng ngách, chủ yếu vẫn là token phục vụ cho mục đích quản trị. Vì vậy, giá trị của JTO sẽ được quyết định chủ yếu dựa trên sự “fomo” và “niềm tin” của cộng đồng vào chính SOL.

  3. Team và investors sẽ được phân bổ token lần đầu vào tháng 01/2025, và kéo dài cho đến 2028. Từ lúc này đến thời điểm đó còn khá lâu, vì vậy, lúc này sẽ có khả năng team và investor sẽ có động thái gom lại JTO ở giá thấp và đẩy giá lên để chốt lời.

Tình hình hoạt động của Jito

Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về tốc độ tăng trưởng của Total Value Locked (TVL) trên giao thức.

Thay đổi TVL trên Jito. Nguồn: DefiLlama, 20/01/2023

Anh em có thể thấy kể từ tháng 08/2023 đến nay, TVL trên Jito đã tăng từ khoảng 30 triệu USD lên đến con số 624 triệu USD, tương đương với mức tăng khoảng 20 lần. Điều này xuất phát từ một phần nguyên nhân do giá SOL tăng rất nhiều, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận thành công của dự án khi thu hút được một lượng lớn validator và user tham gia staking qua JTO.

Hiện tại có khoảng 6,7 triệu SOL đang staking thông qua Jito, chiếm khoảng 1,74% số SOL được staked. Điều này cho thấy thực sự Liquid Staking nói chung và Jito nói riêng vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển. Nếu như một ngày nào đó Jito có thể trở thành Lido Finance của Solana với lượng SOL stake qua nó chiếm khoảng 30%, thì có nghĩa TVL của Jito sẽ tăng gấp 30 lần con số hiện tại.

Kết luận: Jito hiện tại đã có tốc độ phát triển khá ấn tượng, tuy nhiên đây vẫn có thể mới chỉ là sự bắt đầu.

Để anh em có cái nhìn khách quan hơn, mình sẽ so sánh Jito và một số giải pháp Liquid Staking khác:

Mình sẽ so sánh các số liệu giữa Jito, Lido Finance và Marinade (một dự án liquid staking khác trên Solana).

Từ bảng số liệu trên, anh em có thể thấy:

  1. So sánh Jito và Lido: Hiện tại Fully Diluted Cap của Jito là 2,17 tỷ USD, bằng khoảng 75% so với Lido. Tuy nhiên, TVL trên Jito chỉ mới bằng khoảng gần 25% so với Lido, xét theo tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường thì Jito chỉ mới 1,74%, trong khi đó Lido đã đạt 32,4%. Chính vì vậy, nếu so sánh với Lido, Jito đang được định giá rất cao.

  2. So sánh Jito và Marinade: cùng là các giải pháp Liquid Staking trên Solana, TVL của Jito và Marinade không có quá nhiều chênh lệch. Tuy nhiên, anh em có thể thấy FDV trên Jito đang gần như gấp 10 lần so với Marinade. Như vậy, nếu so sánh với Marinade, Jito cũng đang được định giá khá cao.

Kết luận: Hiện tại, xét theo giá trị vốn hoá pha loãng (FDV), Jito được xem là một dự án đang được định giá cao so với nội tại.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quên rằng Jito không chỉ là một giải pháp Liquid Staking thông thường mà nó còn kết hợp giải quyết cả vấn đề MEV và tạo ra lợi nhuận thêm cho người nắm giữ JitoSOL. Chính vì vậy, chúng ta phần nào hiểu được định giá của thị trường dành cho Jito sẽ cao hơn các dự án Liquid Staking thông thường.

Tạm kết

Từ những phân tích nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

(1) Jito là một dự án còn nhiều dư địa phát triển, đang có tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Dự án có tiềm năng trở thành một Lido Finance thứ hai trên hệ sinh thái Solana.

(2) Sự phát triển của Jito nói chung và tiềm năng tăng giá của JTO sẽ phụ thuộc khá nhiều vào “sự bullish” của thị trường dành cho hệ sinh thái Solana, tương tự như Lido.

(3) JTO có tokenomics khá đơn giản, thể hiện rõ sự “tập trung hoá” ban đầu khi team và investor nắm giữ khá nhiều token. Bên cạnh đó, số JTO trong DAO trên thực tế cũng chủ yếu thuộc quyền quản lý, quyết định của những cá nhân này (do chiếm đa số trong quyền biểu quyết). Đây là một tokenomics khá tương đồng với mô hình của LDO, vì vậy, khả năng cao giá sẽ ít có sự biến động lớn trong thời gian đầu. 

(4) Mặc dù không quá kỳ vọng vào việc tăng trưởng nhanh chóng của JTO trong thời gian ngắn, tuy nhiên, sau áp lực bán ra của airdrop, chúng ta hoàn toàn có thể “đầu cơ” JTO vì thực tế team và investor 1 năm sau mới được trả token, vì vậy, họ hoàn toàn có thể lên một kế hoạch mua lại và đẩy giá JTO trong 1 năm đầu tiên.

(5) Vì use-case hạn chế, chúng ta chỉ nên hold JTO nếu thực sự tin vào hệ sinh thái Solana trong dài hạn.

Hy vọng bài viết của mình hữu ích với anh em đang tìm hiểu về dự án Jito và token JTO. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo của series Tokenomics Research!

Poseidon

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-21/01/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68