Impermanent Loss hay tổn thất tạm thời là 1 dạng rủi ro xảy ra khi Liquidity Provider (LP) cung cấp thanh khoản cho các AMM DEX. Tuy nhiên, LP vẫn cung cấp thanh khoản vì biết rằng phí giao dịch sẽ bù lại được khoảng Impermanent Loss đã gặp phải. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Impermanent Loss qua bài viết dưới đây nhé!
Impermanent Loss là gì? Tìm hiểu về “Tổn thất tạm thời” khi cung cấp thanh khoản của LP
Impermanent Loss là gì?
Impermanent Loss hay tổn thất tạm thời là 1 dạng rủi ro xảy ra khi Liquidity Provider (LP) cung cấp thanh khoản trên các AMM DEX như Uniswap, PancakeSwap, SushiSwap,... Impermanent Loss xảy ra do sự thay đổi giá giữa cặp coin/token trong pool mà LP cung cấp thanh khoản khi thị trường crypto biến động mạnh.
Impermanent Loss là gì?
Impermanent Loss là 1 trong những khuyết điểm đặc trưng của các AMM DEX so với các CEX vì chúng không có orderbook (sổ lệnh), mà chỉ là một pool chứa nhiều loại tài sản crypto. Khi có người dùng rút một lượng tài sản ra khỏi pool, họ sẽ làm thay đổi tỷ lệ coin/token trong trong pool dẫn đến Impermanent Loss cho LP.
Vậy tại sao LP vẫn cung cấp thanh khoản mặc dù họ biết có nguy cơ thua lỗ? Câu trả lời là Impermanent Loss vẫn có thể được khắc phục bằng phí giao dịch. Trên thực tế, ngay cả các pool trên Uniswap rất dễ bị Impermanent Loss cũng có thể sinh lời nhờ phí giao dịch.
Uniswap tính phí 0,3% cho mỗi giao dịch swap token đến LP. Nếu có khối lượng giao dịch cao diễn ra trong một pool nhất định, việc cung cấp thanh khoản có thể mang lại lợi nhuận ngay cả khi pool đó chịu nhiều tổn thất tạm thời. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào giao thức, pool thanh khoản cụ thể, tài sản ký gửi và điều kiện thị trường crypto.
Tại sao Impermanent Loss lại được gọi là “tổn thất tạm thời”?
Impermanent Loss chỉ xảy ra khi tỷ giá giữa hai loại tài sản thay đổi so với lúc LP ký quỹ để cung cấp thanh khoản. Chúng sẽ về lại giá trị cũ nếu như tỷ giá của hai loại tài sản đó khôi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên, tổn thất tạm thời có thể trở thành tổn thất vĩnh viễn nếu tỷ giá của chúng không bao giờ về lại như cũ hoặc LP rút tiền ra khỏi pool thanh khoản khi tỷ giá đã biến động.
Impermanent Loss hoạt động như thế nào?
Coin68 sẽ lấy ví dụ khi LP cung cấp thanh khoản cho cặp USDT và ETH trên Uniswap. Giả định ban đầu LP tên Bob gửi 1 ETH và 100 USDC vào pool thanh khoản trên Uniswap. Trong các AMM DEX, cặp token gửi vào pool cần phải có giá trị tương đương, điều này có nghĩa là giá của ETH là 100 USDC tại thời điểm cung cấp thanh khoản.
Ngoài ra, pool có tổng cộng 10 ETH và 1.000 USDC được cung cấp thanh khoản bởi các LP khác. Vì vậy, Bob có 10% “cổ phần” trong pool và tổng thanh khoản có giá trị 2.000 USD.
Hầu hết các pool thanh khoản trên AMM DEX sử dụng công thức x*y = k để hỗ trợ duy trì hằng số tương quan giữa 2 token. Ở đây thì k bằng 10.000.
Giả sử giá ETH tăng lên 400 USD, các arbitrage trader (nhà giao dịch chênh lệch giá) sẽ nắm lấy cơ hội và mua ETH bằng USDC từ trong pool vì giá ETH sẽ rẻ hơn so với các sàn giao dịch khác để kiếm lợi nhuận. Từ đây, USDC được thêm vào pool và ETH bị rút ra, tỷ lệ sau khi thay đổi sẽ là 5 ETH và 2.000 USD, đảm bảo hằng số k vẫn là 10.000.
Bob quyết định rút tiền của mình 10% “cổ phần” trong pool là 0,5 ETH và 200 USDC, tổng cộng là 400 USD. Bob đã kiếm được lợi nhuận tốt kể từ khi cung cấp thanh khoản trị giá 200 USD. Tuy nhiên, nếu Bob hold 1 ETH và 100 USDC thay vì cung cấp thanh khoản, thì anh ấy sẽ có 500 USD khi ETH tăng giá. Từ đây, ta có thể thấy rằng Bob sẽ có lợi hơn nếu hold thay vì cung cấp thanh khoản vào pool.
Trong trường hợp này, Bob đã tự nguyện chấp nhận rủi ro với Impermanent Loss để bù lại bằng phí giao dịch và khoản lỗ của anh ta cũng không đáng kể vì số tiền gửi ban đầu tương đối nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Impermanent Loss có thể dẫn đến nhiều tổn thất lớn nếu thị trường biến động cao.
Ước tính Impermanent Loss cho LP
Impermanent Loss diễn ra theo cả 2 hướng khi coin/token tăng hay giảm đồng nghĩa với việc LP mắc phải Impermanent Loss là không thể tránh khỏi. Ước tính thiệt hại Impermanent Loss cho LP khi cung cấp thanh khoản như sau:
-
Giá thay đổi x1,25, LP thiệt hại 0,6%.
-
Giá thay đổi x1,50, LP thiệt hại 2,0%.
-
Giá thay đổi x1,75, LP thiệt hại 3,8%.
-
Giá thay đổi x2, LP thiệt hại 5.7%.
-
Giá thay đổi x3, LP thiệt hại 13.4%.
-
Giá thay đổi x4, LP thiệt hại 20.0%.
-
Giá thay đổi x5, LP thiệt hại 25.5%.
Biểu đồ tương quan khi LP thiệt hại từ Impermanent Loss
Những cách thức giảm thiểu rủi ro Impermanent Loss
Cung cấp thanh khoản với số vốn nhỏ
Trước tiên, LP cần cung cấp thanh khoản với số vốn nhỏ trước để đo lường mức độ rủi ro từ Impermanent Loss. Ngoài ra, LP cũng có thể cung cấp thanh khoản khi thị trường đang sideway để có tỷ lệ Impermanent Loss thấp nhất.
Cung cấp thanh khoản vào pool stablecoin
Nếu LP có mức độ chấp nhận rủi ro thấp thì họ có thể chọn các pool stablecoin như DAI/USDT, USDT/USDC,... để tránh gần như hoàn toàn Impermanent Loss. Stablecoin đều được neo theo USD nên chúng sẽ biến động thấp hơn các tài sản crypto khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa LP sẽ nhận được ít lợi nhuận hơn nếu so với các pool có cặp coin/token rủi ro cao.
Cung cấp thanh khoản vào pool stablecoin
Cung cấp thanh khoản vào pool chỉ có một token
Cung cấp thanh khoản vào pool chỉ có 1 token được gọi là Single-Asset Liquidity Provisions (SALP) nơi mà LP chỉ cần cung cấp 1 loại token duy nhất vào pool trên AMM DEX. Đây là công cụ giúp đơn giản hóa quá trình cung cấp thanh khoản và giảm thiểu Impermanent Loss do sự mất cân bằng giữa các token.
Một số các nền tảng DeFi hỗ trợ pool chỉ có 1 token bao gồm: Beefy Finance, Wombat Exchange, Gamma Strategies,...
Cung cấp thanh khoản vào pool có tỷ lệ token chênh lệch cao
LP có thể cung cấp thanh khoản trong các pool không yêu cầu tỷ lệ cặp token 50/50 tại 1 số nền tảng như Bancor và Balancer. Một số pool thanh khoản yêu cầu nhiều tỷ lệ khác nhau như 80/20, 60/40,...
Ví dụ: Pool thanh khoản LINK/ETH với tỷ lệ 80/20 sẽ hỗ trợ LP giảm thiểu rủi ro Impermanent Loss với sự gia tăng giá trị của LINK vì họ chủ yếu tiếp xúc với LINK với 80% trong pool. Tuy nhiên, nếu ETH tăng mạnh so với LINK thì Impermanent Loss sẽ lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó khó có thể xảy ra trong thời gian dài vì vốn hóa thị trường của ETH cao hơn LINK rất nhiều và chỉ có tỷ lệ 20% trong pool.
Cung cấp thanh khoản vào các AMM DEX có cơ chế CLMM
CLMM (Thanh khoản tập trung) là thuật toán được các AMM DEX cho phép LP thanh khoản tập trung vào các phạm vi giá cụ thể để tăng tính thanh khoản của các cặp token. CLMM giúp cho LP giảm thiểu tối đa Impermanent Loss gặp phải và giảm thiểu trượt giá cho người dùng khi swap token.
Một số AMM DEX sử dụng CLMM nổi bật bao gồm:
Uniswap: Đây là AMM DEX lâu đời nhất trên Ethereum cho phép người dùng giao dịch token ERC-20 mà không cần thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Uniswap V3 sử dụng CLMM để LP chỉ cung cấp thanh khoản trong khoảng giá cụ thể mà giao dịch thường diễn ra thay vì toàn bộ giá trị tài sản trên thị trường.
Uniswap
Orca: Đây là AMM DEX trên Solana đã tự phát triển 1 hệ thống CLMM của riêng họ có tên là Whirlpools. Lượng thanh khoản trên hệ sinh thái Solana đã chảy về Orca một cách đáng kể nhờ vào cơ chế CLMM này đồng thời nền tảng này cũng đã vượt qua cả Raydium để trở thành nền tảng AMM DEX lớn nhất trên Solana.
Orca
Trader Joe: Đây là AMM DEX nổi tiếng trên Avalanche cũng sử dụng cơ chế CLMM. Trader Joe lấy cảm hứng và cải thiện rất nhiều từ CLMM của Uniswap V3 và đang là AMM DEX đứng đầu hệ sinh thái Avalanche.
Trader Joe
Cetus Protocol: Đây là AMM DEX sử dụng cơ chế CLMM được được xây dựng trên hệ sinh thái Sui và Aptos. Với Cetus Protocol, LP có thể thực hiện các chiến lược Maker khác nhau bằng để tối đa hóa lợi nhuận thông qua các pool thanh khoản đồng thời giảm thiểu Impermanent Loss.
Cetus Protocol
Turbos Finance: Đây là AMM DEX sử dụng cơ chế CLMM được được xây dựng trên hệ sinh thái Sui. Turbos Finance sử dụng mô hình CLMM hỗ trợ LP có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ phí giao dịch và giảm thiểu Impermanent Loss.
Turbos Finance
Tổng kết
Impermanent Loss hay tổn thất tạm thời là 1 dạng rủi ro xảy ra khi Liquidity Provider (LP) cung cấp thanh khoản cho các AMM DEX. Tính toán Impermanent Loss là công việc quan trọng nếu LP muốn cung cấp thanh khoản với rủi ro ít nhất có thể.
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Impermanent Loss nếu muốn trở thành 1 LP trong thị trường DeFi.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!