Trong Phần 1, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hỗ trợ/kháng cự và những đặc điểm quan trọng của chúng. Trong phần 2, anh em hãy cùng mình thực hành và tìm cách sử dụng những hỗ trợ và kháng cự này một cách hiệu quả nhé.
Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 5) – Hỗ trợ và kháng cự trong trading (P2)
Xem thêm về Price Action:
- Price Action Trading (Phần 3) – Xu hướng và cách xác định, sử dụng xu hướng
- Price Action Trading (Phần 1) – Tổng quan về Price Action
- Price Action Trading (Phần 2) – Hiểu về Nến và Cách đọc Nến
1. Các cách dùng hỗ trợ và kháng cự
Các vùng giá tại hỗ trợ/kháng cự có thể được anh em sử dụng để:
- Tìm kiếm điểm vào lệnh (entry)
- Tìm kiếm điểm chốt lời (take profit)
- Đặt dừng lỗ (stoploss)
2. Cách sử dụng cụ thể
Để sử dụng hỗ trợ/kháng cự một cách có hiệu quả, đầu tiên, anh em cần xác định được xu hướng và đi theo xu hướng. Anh em có thể dành thời gian xem lại bài viết về xác định xu hướng trong trading tại đây.
Sau khi xác định được xu hướng trong khung thời gian lớn, anh em có thể vẽ ra các hỗ trợ/kháng cự quan trọng để từ đó đợi các entry đẹp.
Mình ví dụ:
Trong hình này, ATOM đã tạo ra được một xu hướng tăng trong khung 4H. Lúc này, chúng ta có thể canh Long theo xu hướng 4H, bằng cách đợi giá hồi về hai vùng hỗ trợ quan trọng (màu xanh).
Tại sao hai vùng đó lại là hai vùng hỗ trợ quan trọng? Vùng đầu tiên, anh em có thể thấy chính là đỉnh cũ mà giá vừa break qua. Nếu anh em nhớ lại đặc điểm về hỗ trợ/kháng cự thì khi kháng cự bị break => nó trở thành hỗ trợ. Vùng thứ hai chính là key-level của xu hướng, đáy tạo ra đỉnh cao tiếp theo => cũng là một hỗ trợ quan trọng.
Chúng ta vào khung 1H và quan sát:
Khung 1H giá đã tôn trọng vùng màu xanh (cây nến xanh thể hiện lực mua) và đồng thời hợp lưu với trendline => anh em có thể long ngay sau cây nến xanh, stoploss dưới vùng màu xanh. Kết quả lệnh này của chúng ta là win với R:R = 1:3.
Như vậy, chỉ trong ví dụ trên, anh em đã thấy được cách sử dụng hỗ trợ để tìm entry, đặt stoploss.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng hỗ trợ/kháng cự để tìm điểm take profit hợp lí. Mình ví dụ: Anh em long trong khung 1h theo xu hướng 4H thì có thể takeprofit tại các kháng cự khung 4H hoặc 1D.
3. Một số lưu ý khi sử dụng hỗ trợ và kháng cự
3.1. Các bước cần tuân thủ
Khi sử dụng hỗ trợ, kháng cự để trading, anh em cần làm theo các bước sau:
- Xác định xu hướng (lưu ý và luôn phải nhớ bước này anh em nhé).
- Vẽ các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng.
- Đợi giá chạm về các vùng này, quan sát phản ứng giá. Nếu giá tôn trọng mới vào lệnh.
- Đừng quên đặt stoploss. Và hãy chọn những cơ hội có tỉ lệ R:R (Risk/Reward) tốt.
3.2. Vẽ hỗ trợ/kháng cự như thế nào cho đúng?
Sẽ không có một quy chuẩn nào về cách vẽ hỗ trợ/kháng cự. Có người vẽ các đường (line), có người sử dụng các vùng (zone). Theo quan điểm cá nhân mình, trading không thể chính xác tuyệt đối, do đó mình thích sử dụng các vùng giá xác định hỗ trợ/kháng cự. Cách vẽ là làm sao nhìn nó “hợp lí” và “chạm được nhiều vùng giá nhất”.
3.3. Hỗ trợ/kháng cự nào là quan trọng?
Sẽ có nhiều anh em khi mới dùng vẽ rất nhiều vùng hỗ trợ/kháng cự trên chart. Ví dụ:
Điều này gây ra một số vấn đề:
- Lệnh R:R thấp (vì anh em cứ mặc định chốt tại các vùng giá này).
- Không biết nên long/short như thế nào, loạn.
Do đó, trong trading, chúng ta chỉ cần xác định những vùng quan trọng mà thôi. Nếu anh em trade khung thời gian, giả sử 4H, 1H và 15m kết hợp, anh em chỉ nên xác định vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng của 4H và 1H. Hãy lưu ý đến những vùng mà giá thường phản ứng nhiều hoặc là các key-level. Tương tự, nếu anh em trade 1H, 15m và 5m, chỉ cần xác định khung 1H và 15m là được.
Ví dụ:
Chúc anh em trading gặt hái được nhiều lợi nhuận. Đừng quên follow Coin68 để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích về trading và đầu tư crypto nha.
Poseidon
Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon: