logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 2) – Hiểu về Nến và Cách đọc Nến

-06/07/2021

Trong Phần 1, anh em đã được giới thiệu Price Action là phương pháp giao dịch dựa trên biến động giá. Vậy, chúng ta cần quan sát hành động giá ở đâu? Có nhiều cách, trong đó phổ biến nhất chính là thông qua biểu đồ nến.

Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 2) – Hiểu về Nến và Cách đọc Nến

- Chi tiết: Price Action Trading (Phần 1) – Tổng quan về Price Action

Trong phần 2, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách đọc nến và cụm nến.

Cấu tạo cơ bản của một cây nến

Biểu đồ nến chính là biểu đồ được cấu thành bởi nhiều cây nến, trong đó mỗi cây nến sẽ đại diện cho một period (chu kỳ thời gian). Ví dụ: Anh em mở chart nến 4 giờ thì mỗi một cây nến có thời gian 4 tiếng, chart 1D thì mỗi một cây nến là 1 ngày…

Lưu ý: Chart của mình setting nến tăng là màu trắng, nến giảm là màu đen, râu nến màu đen. Anh em có thể tùy chỉnh màu sắc nên cái này không quan trọng anh em nhé. Theo quy ước thông thường thì nến tăng sẽ là màu xanh lá, còn nến giảm là màu đỏ.

Cấu trúc cơ bản của nến giao dịch

Trong hình trên là cấu trúc của một cây nến cơ bản, gồm:

Thân nến: là phần nối giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của cây nến.

Bóng nến: là phần nối giữa giá cao nhất/giá thấp nhất tới giá mở cửa/giá đóng cửa.

Đối với nến tăng: giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa.

Đối với nến giảm: giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa.

Lưu ý: Mỗi một cây nến có thể đầy đủ thân nến và bóng nến, cũng có thể chỉ có bóng nến hoặc chỉ có thân nến… Chính vì hình dạng mỗi một cây nến đều khác nhau và đa dạng như vậy, chúng ta cần học cách đọc hiểu thị trường qua từng cây nến và cụm nến.

Cách đọc hiểu từng cây nến

Mỗi một cây nến đều là cuộc chiến giữa phe Long và phe Short, do đó đọc hiểu nến có tác dụng rất quan trọng trong Price Action.

– Về độ dài nến: độ dài nến được tính bằng khoảng cách giữa giá cao nhất và giá thấp nhất. Nến càng dài thì độ volatility (biến động) càng mạnh, nến càng nhỏ thì độ biến động càng thấp.

– Về thân nến: thân nến chính là nơi cho anh em thấy kết quả cuộc chiến. Nếu thân nến màu trắng, phe mua chiến thắng, nếu màu đen, phe bán chiến thắng. Thân càng dài thì lực càng mạnh, càng thể hiện sự áp đảo.

– Về bóng nến:

  • Bóng nến trên: thể hiện cho vùng mà giá đã cố gắng đẩy lên nhưng không vượt qua được. Bóng nến trên đại diện cho lực bán, bóng càng dài lực bán càng mạnh.
  • Bóng nến dưới: thể hiện cho vùng mà giá đã cố giảm qua nhưng không được. Bóng nến dưới đại diện cho lực mua, bóng càng dài lực mua càng mạnh.


Các loại nến thường xuất hiện trên đồ thị giao dịch

Anh em có thể thấy hình trên là thứ tự của các cây nến với lực mua/bán giảm dần. Anh em thử áp dụng phần đọc hiểu phía trên và tự lý giải xem lý do xếp hạng nhé.

Cách đọc hiểu cụm nến

Sau khi đọc hiểu từng cây nến, anh em cần làm quen với việc đọc hiểu từng cụm nến. Thị trường luôn có sự liên kết chặt chẽ, do đó anh em cần đọc hiểu và liên kết nhiều cây nến với nhau để thấy được bức tranh toàn cảnh.

Lưu ý: Anh em khi đọc hiểu cụm nến cần đặt các nến trong mối tương quan so sánh nhé.

Ví dụ:

Ví dụ về cách đọc hiểu nến giao dịch

Tại cụm 2 của nến số 1: sau một đà giảm trước đó, cây nến đầu tiên có 2 bóng nến trên và bóng nến dưới khá dài và đều dài hơn thân nến, thân nến nhỏ và màu trắng, cho thấy:

  • Với thân nến nhỏ, màu trắng, cho thấy phe mua đã tham gia thị trường và tạm ngăn chặn được đà giảm. Tuy nhiên, lực tăng không rõ ràng áp đảo vì bóng nến trên vẫn dài. Lực bán cũng vậy, phe bán cố đẩy giá xuống thấp nhưng cuối cùng lại đóng nến trắng. Có thể nói nến này cho thấy sự lưỡng lự của market.
  • Cây nến tiếp theo thể hiện lực tăng mạnh với thân nến dài và không có râu nến, cho thấy phe mua đã áp đảo phe bán.
  • Cây nến sau có thân nến lớn và hoàn toàn áp đảo cây số 1, cho thấy lực áp đảo sự lưỡng lự trước đó (sự tương quan giữa 2 cây nến).

Tại cụm 2 của nến số 2: 

  • Cây nến đầu tiên là cây nến tăng, tuy nhiên lực tăng khá nhỏ, có một ít bóng nến trên cho thấy phe bán đã tham gia bán xuống, tuy nhiên không rõ ràng.
  • Cây nến tiếp theo là cây nến giảm mạnh với thân nến dài (gấp 3 lần cây trước), và có rất ít bóng nến dưới, cho thấy phe bán hoàn toàn thắng thế trên thị trường.

Qua 2 ví dụ trên, chắc hẳn anh em đã hiểu được cách đọc cụm nến. Đối với trường hợp 3 hay 4 cây nến, anh em hoàn toàn có thể làm tương tự, lưu ý luôn so sánh sự tương quan giữa các nến với nhau để có cái nhìn khách quan nhất anh em nhé!

Mình tin rằng nếu nhiều anh em đang đau đầu vì không nhớ nổi các mô hình theo “sách giáo khoa” như Morning Star, Doji Morning Star, Bullish Harami… thì qua bài viết này, anh em đã hoàn toàn có thể nhận biết được ý nghĩa của từng cây nến và các cụm nến một cách logic mà không cần cố gắng ghi nhớ một điều gì đó nữa.

Hãy đọc hiểu các cây nến một cách nhẹ nhàng và đơn giản, liên kết và tìm ra điều mà thị trường đang muốn nói anh em nhé!

Fun một chút: sẽ có nhiều anh em khi đọc nến gặp nhiều trường hợp không hiểu market đang làm gì, một cây đâm lên một cây đâm xuống lại một cây đâm lên :)) Market nhiều lúc bị ảnh hưởng do tin tức đột ngột, những lúc không hiểu được thị trường, đơn giản nhất là… bỏ qua. Hãy entry khi chắc chắn anh em nhé. Hẹn gặp lại anh em trong phần sau.

Poseidon

Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon:

-06/07/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68