Sàn giao dịch Trung Quốc Gate.io đã ghi nhận số lệnh đặt mua giai đoạn đầu lên đến 3 tỉ USD dành cho đồng token do mình phát hành, theo một bài blog đăng tải ngày 14/04.
- Sàn giao dịch tiền điện tử Cryptopia mở lại chức năng nạp, rút BTC, LTC và DOGE
- SBI Holdings sẽ đi ngược lại với làn sóng hủy niêm yết Bitcoin SV (BSV)
Gate.io hiện vẫn đang tổ chức gọi vốn để phát triển các dự án sau này của mình bằng việc phát hành đồng Gatechain Token (GT), vốn người dùng có thể dùng làm phí giao dịch.
Mặc dù vậy, token này đến nay vẫn chưa tồn tại, do đó để mở bán, Gate.io sẽ chuyển cho người dùng các điểm thưởng Gate POINTs và sau này có thể đổi lại GT với tỉ lệ tối đa là 2,5:1.
Lượng phí giao dịch trong giai đoạn mở bán đầu tiên vừa qua đã chạm mốc 64 triệu USD, theo thống kê chưa chính thức từ CoinDesk.
GT là một phần của Gatechain – hệ sinh thái Blockchain dự kiến được Gate.io triển khai vào cuối năm nay.
Bài blog của Gate.io khẳng định:
“Trong giai đoạn mở bán POINTs đầu tiên, số lệnh đặt mua đã đạt tổng giá trị lên đến 2,984 tỉ USD. Quá trình phân phối Gatechain Token (GT) sẽ được thực hiện công khai và hoàn toàn minh bạch. Không có ICO, không private sale, không phân bổ coin về cho đội ngũ phát triển, không đặt lệnh trước và không ưu tiên cho các tổ chức lớn.”
Giai đoạn hai của đợt mở bán POINTs hiện đang được thực hiện, tập trung vào các nhóm người mua xác định.
Suốt giai đoạn mở bán công khai ban đầu, nhu cầu dành cho đồng stablecoin Tether (USDT) – đồng tiền đầu vào để mua POINTs – đã tăng chóng mặt, với nhiều người dùng sẵn sàng ra giá cao hơn thị trường để mua USDT.
Sự kiện này đã tiếp nối xu hướng nhà đầu tư tại nhiều nước sẵn sàng bỏ thêm tiền để gom Tether, nhất là tại Trung Quốc – nơi phương thức giao dịch OTC là cách duy nhất để tham gia thị trường.
Tuần trước, một đợt IEO khác đã hứng trọn chỉ trích từ cộng đồng tiền điện tử, khi sàn giao dịch Bgogo được cho là đã mở bán token của Algorand ngay cả khi chúng chưa được tạo ra. Algorand sau đó tuyên bố chưa từng đồng ý cho bất kì đợt mở bán nào.
Theo CoinTelegraph